Nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị tâm linh của ngày Tết Hạ Nguyên 15/10 âm lịch

Phan Hoàng Đức 10/03/2025

Ý nghĩa ngày Tết Hạ Nguyên 15/10 âm lịch

Tết Hạ Nguyên được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm không chỉ là ngày để cầu an cho gia đạo, cầu siêu cho người thân đã khuất mà còn là dịp để mỗi người nhớ ơn, kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/Nghĩa sinh thành muôn kiếp khó đáp đền”. Vì lẽ này mà trong ngày rằm tháng 10, rất nhiều tuyến đường ở gần các chùa luôn đông đúc. Cảnh chen lấn, hương bay nghi ngút là điều dễ nhận thấy. Thắp hương lễ Phật xong, nhiều gia đình còn ghé thăm người thân đã khuất được tro cốt gửi tại chùa.

Theo đại đức Thích Phước Đạt, cha mẹ chính là người thầy dạy con cái phải biết làm việc thiện lành, từ bỏ điều quấy ác. Do vậy, người dân tụ họp ở các chùa đúng vào ngày Tết Hạ Nguyên để cùng khấn nguyện, mong sao chư Phật, thánh thần và tổ tiên ông bà phù hộ để cuộc sống gia đình yên ổn.

Ngày Tết Hạ Nguyên
Ngày Tết Hạ Nguyên

Ngoài ra, thông qua lễ hội tết Hạ Nguyên, mỗi người tự nguyện hứa với lòng mình, tự nguyện thực thi hạnh nguyện sống theo nếp sống hướng thiện cao quý, mong sao được thành tựu trước sự chứng minh của chư Phật, Thánh thần, tổ tiên trong không khí trang nghiêm của mái chùa quê hương thân thương: “Nay nhân mùa gặt hái/Gánh nếp tẻ đầu mùa/Nghĩ đến ơn xưa/Cày bừa vun xới/Sửa nồi cơm mới/Kính cẩn dâng lên/ Thường tiên nếm trước/Mong nhờ tổ phước/Hỏa cốc phóng đăng/Thóc lúa thêm tăng/Hoa màu tươi mới/Làm ăn tiến tới/Con cháu được nhờ”.

Gợi ý một số món ăn vào ngày Tết Hạ Nguyên

Một khi đã nhắc tới lễ thì chắc chắn không thể không nhắc đến sự đa dạng của đồ ăn.Vậy giờ hãy cùng mình điểm qua một số món ăn tiêu biểu trong ngày Tết Hạ Nguyên nhé!

Món chay

Đậu mơ hấp lá sen: Xôi được hấp trong lá sen cùng đậu hũ béo mềm sẽ mang mùi thơm nhẹ, kèm theo đó là vị ngọt của nấm đông cô của hạt sen. Tất cả hòa quyện tạo nên một mùi vị nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng khó cưỡng.

Đậu mơ hấp lá sen
Đậu mơ hấp lá sen

Xôi chiên phồng: Nếu bạn cảm thấy món hấp có thể hơi nhàm chán thì hãy thử qua xôi chiên phồng. Món này có hình tròn đều, màu vàng, giúp mâm cũng trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó khi ăn sẽ cảm nhận được sự giòn rụm giúp tăng sự ngon miệng cho món ăn.

Xôi chiên phồng
Xôi chiên phồng

Bánh cúng: Đây là một món ăn dân đã được làm từ gạo xay. Chiếc bánh sau khi được hấp sẽ dẻo mịn, có màu trắng. Hơn nữa sẽ có mùi thơm của lá chuối pha lẫn vị bùi bùi của nước cốt dừa.

Bánh cúng
Bánh cúng

Món mặn

Thịt heo luộc: Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng món ăn này lại vô cùng đưa bữa. Những lát thịt heo mỏng được luộc chín vừa, ăn kèm với rau sống và một chút mắm nêm sẽ là một điểm hút không thể bỏ qua trong mâm cúng.

Thịt heo luộc
Thịt heo luộc

Gà hấp: Món ăn này đã không còn xa lạ với bất kì mâm cúng của người Việt Nam. Gà được hấp lên sẽ có màu vàng óng, căng bóng, thịt lại dai mềm thơm ngọt sẽ khiền người ăn không thể cưỡng lại.

Gà hấp
Gà hấp

Trong ý nghĩa thiêng liêng, ngập tràn khát vọng sống và đầy lòng tự tín được truyền thông kết nối giữa các thế hệ, ngày nay lễ hội rằm tháng Mười hàng năm lại càng tôn vinh thêm các giá trị tinh thần văn hóa cội nguồn dân tộc, nhất là văn hóa – triết lý sống Duyên khởi của đạo Phật. Một trong những biểu hiện triết lý sống này là thực thi lòng biết ơn và tri ân tất cả. Dịp này là dịp cha mẹ ông bà thiết lập và dạy bảo con cháu sống theo tinh thần suy nghiệm về cội nguồn, biết sống theo tinh thần giải thoát khổ đau, hệ lụy với những cám dỗ cuộc đời. Từ đó con cháu – mỗi người biết tiếp nhận nguồn sống vô biên mà khi được mở mắt chào đời đã được trao cho cái gia tài đầu tiên của con người là “Tình người”. Đây chính là hành trang để mỗi cá nhân hiện hữu cất bước chân vào đời mà để sống, để tạo phúc lành cho nhau, cùng nhau hưởng hương thơm quả ngọt đất trời… mà trên hết là được an trú trong miền đất an lạc – hạnh phúc Niết bàn ngay trong cõi trần này.