Bàn thờ Thần Tài cũ nên bỏ ở đâu? 03 cách xử lý ĐÚNG ĐẮN

Phan Hoàng Đức 09/03/2025

Bàn thờ Thần Tài cũ khi không muốn sử dụng nữa cần bỏ đúng cách và đúng chỗ. Nếu làm sai sẽ gây phật ý thần linh, từ đó không còn được phù hộ. Vậy bàn thờ Thần cũ nên bỏ ở đâu là CHÍNH XÁC?

Bàn thờ Thần Tài cũ có nên bỏ?

Ý nghĩa việc bỏ bàn thờ cũ

Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc trên thiên đình, khi tới nhân gian đem theo may mắn và tài lộc cho con người. Vì vậy, thờ cúng Thần Tài được nhiều người coi trọng, nhất là những người làm ăn, kinh doanh.

Khi thờ cúng Thần Tài, người thờ cúng luôn muốn thể hiện tấm lòng thành của mình thông qua việc bài trí bàn thờ đẹp mắt, thờ cúng thường xuyên. Và bao gồm cả việc chọn bàn thờ đẹp, duy trì chất lượng của bàn thờ luôn mới, sạch sẽ.

Khi bàn thờ cũ, người thờ cúng thường có xu hướng thay mới để “nhà” của Thần Tài được khang trang hơn, qua đó thể hiện tấm lòng tôn kính của gia chủ đối với vị thần tài lộc.

Bàn thờ Thần Tài cũ nên bỏ và “sắm nhà mới” trang trọng hơn
Bàn thờ Thần Tài cũ nên bỏ và “sắm nhà mới” trang trọng hơn

Các trường hợp nên bỏ

  • Bàn thờ bị các vấn đề mối mọt, nứt nẻ, sứt mẻ, phai màu, gãy, vỡ, sập đổ,…
  • Bàn thờ sử dụng lâu năm thì sau 5 – 10 năm nên thay mới.
  • Gia chủ muốn đổi sang bàn thờ mới đẹp hơn, chất liệu tốt hơn hoặc kích thước to/nhỏ hơn.
  • Gia chủ gặp xui xẻo thường xuyên mà các chuyên gia về phong thủy, tâm linh cho rằng nguyên nhân do bàn thờ.
  • Gia chủ chuyển nhà mới, muốn thay bàn thờ cho phù hợp với phong thủy của nhà mới.

Bàn thờ Thần Tài cũ nên bỏ ở đâu là đúng?

Chôn bàn thờ xuống đất

  • Địa điểm chôn: Nên chôn ở khuôn viên trong nhà, trong chùa hoặc mảnh đất linh thiêng khác với điều kiện nơi đó không bị xâm phạm.
  • Cách chôn: Cần đặt bàn thờ trong một chiếc hộp hoặc chiếc hòm bằng gỗ rồi chôn sâu xuống lòng đất.

Hóa vàng rồi thả trôi sông

Sau khi thực hiện nghi thức bỏ bàn thờ cũ, gia chủ tiến hành nghi lễ đốt bàn thờ rồi đem tro thả xuống sông.

Đốt bàn thờ cũ rồi thả tro xuống sông
Đốt bàn thờ cũ rồi thả tro xuống sông

Mang bàn thờ lên chùa

  • Chọn chùa: Có thể chọn chùa gần nhà hoặc ngôi chùa linh thiêng mà gia chủ tin tưởng. Thông thường, nơi để bàn thờ Thần Tài cũ thường là phòng thờ hoặc nơi linh thiêng khác trong khuôn viên chùa.
  • Cách thực hiện: Hỏi ý kiến nhà chùa trước khi đưa bàn thờ đến. Vận chuyển bàn thờ đến nơi một cách an toàn. Sau đó thực hiện theo các nghi lễ và quy định của nhà chùa.

Thủ tục bỏ bàn thờ Thần Tài cũ & thay bàn thờ mới

Bước 1: Chuẩn bị đồ cúng

  • Đồ cúng cho bàn thờ cũ: xôi, giò, gạo, muối, nước, rượu trắng, mâm ngũ quả, trầu cau, thẻ nhang, tiền vàng.
  • Đồ cúng cho bàn thờ mới: 1 lọ hoa (5 bông hồng), 1 đĩa 3 quả cau + 3 lá trầu, 1 con gà, 1 bát nước sạch, 1 đĩa xôi, 1 chai rượu trắng, 1 mâm ngũ quả, 1 cầu vàng (1000 vàng, sớ thiên di linh vị Thần Tài, 1 con ngựa màu đỏ, 1 con ngựa màu vàng, 1 bộ quần áo màu vàng, 1 bộ quần áo màu đỏ).

Bước 2: Xử lý bàn thờ Thần Tài cũ

  1. Gia chủ vái 3 lạy trước bàn thờ Thần Tài để xin phép thần linh cho phép bỏ bàn thờ cũ và thay bàn thờ mới. Sau đó đọc văn khấn thay bàn thờ mới như sau:

“Hôm nay nhân ngày … tháng … năm … ( âm lịch)

Gia chủ tên … ngụ tại…

Nhân ngày lành tháng tốt, phước khí viên mãn. Tín chủ con xin mạn phép cung thỉnh thay bàn thờ cũ và không rộng lớn bằng bàn thờ mới để tiện việc bày cúng vật thực lễ phẩm được đầy đủ hơn.

Nay kính cáo cùng chư vị Thổ Công – Tài Thần, Thượng trung hạ đẳng chư thần an tọa vào lư hương trên bàn thờ để gia độ hộ trì cho con được nhiều sức khỏe, phước thọ khang ninh và trăm sự vẹn toàn, vạn sự như ý.”

  1. Hóa tiền vàng.
  2. Dọn dẹp các vật phẩm trên bàn thờ và xử lý như sau:
  • Bàn thờ xử lý theo 1 trong 3 cách đã chia sẻ ở trên.
  • Tượng Thần Tài Ông Địa và đồ cúng khác đem lên chùa hoặc chôn xuống đất, đốt thành tro rồi trả thôi sông.
  • Riêng bát hương nếu còn mới thì nên giữ lại (dùng khăn đỏ che lại khi di chuyển để tránh “vong” vãng lai nhập vào).

Bước 3: Cúng bàn thờ Thần Tài mới

Sau khi bỏ bàn thờ cũ, gia chủ thay bằng bàn thờ mới hiện đại hơn
Sau khi bỏ bàn thờ cũ, gia chủ thay bằng bàn thờ mới hiện đại hơn

Ở bàn thờ Thần Tài mới, gia chủ tiến hành việc bài trí và cúng bái giống như thông thường.

Xem chi tiết:

  • Sơ đồ bố trí bàn thờ Thần Tài CHUẨN NHẤT (kèm hướng dẫn)
  • Bàn thờ Ông Địa để hướng nào đúng phong thủy, hút tài lộc?
  • Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ Ông Địa
  • Bàn thờ ông Địa cúng hoa gì chiêu tài, hút lộc cho gia chủ?

Lưu ý khi bỏ bàn thờ Thần Tài

– Chọn ngày đẹp để bỏ bàn thờ:

  • Đó là ngày hợp tuổi, mệnh của gia chủ.
  • Tránh ngày: tam nương, sát chủ, không vong và các ngày của tháng 7 âm lịch.

– Xử lý bát hương cũ: Bát hương cũ nên làm gì?

  • Bát hương nên giữ lại để dùng cho bàn thờ mới.
  • Trường hợp quá cũ hay bị hư hỏng cần thay mới thì cần tiến hành xin phép thần linh và thực hiện thủ tục bỏ bát hương cũ đúng cách rồi mới thay bát hương mới.

– Xử lý tượng Ông Địa Thần Tài:

  • Đối với tượng bằng gỗ: đốt tượng rồi rải tro xuống sông hoặc chôn xuống đất.
  • Đối với tượng bằng đá hoặc gốm: đập thành mảnh nhỏ rồi chôn xuống đất.
  • Đối với tượng bằng kim loại: chôn hoặc nung chảy để tái sử dụng, hoặc đem tượng đến gửi ở chùa.

– Thái độ của gia chủ: Khi bỏ bàn thờ cần thực hiện bằng tất cả sự tôn kính, đảm bảo sự trang trọng trong suốt quá trình thực hiện.

Bỏ bàn thờ Thần Tài cũ cần thực hiện bằng sự tôn kính
Bỏ bàn thờ Thần Tài cũ cần thực hiện bằng sự tôn kính

Hỏi – Đáp về việc bỏ bàn thờ Thần Tài

Cúng Thần Tài trên bàn thờ gia tiên được không?

KHÔNG. Thứ nhất, việc này thể hiện gia chủ không có sự thành kính và tôn trọng đối với bề trên. Thứ hai, tổ tiên sẽ không dám về ngự, từ đó không thể phù hộ cho con cháu. Thứ ba, không phù hợp vì bàn thờ gia tiên sẽ đặt trên cao trong khi bàn thờ Thần Tài sẽ đặt ở dưới đất.

Không có bàn thờ Thần Tài thì cúng ở đâu?

Thần Tài cần được thờ cúng riêng, cùng với Ông Địa. Trong trường hợp chưa có bàn thờ hoặc chưa sắp xếp được chỗ thờ thì khoan hãy thờ cúng. Mà chỉ nên thờ cúng khi mọi thứ đã sẵn sàng, bao gồm cả về không gian, bàn thờ, thời gian và sự sẵn sàng của gia chủ.

Không muốn thờ Thần Tài nữa phải làm sao?

Thì gia chủ cần làm thủ tục “giải ban thờ Thần Tài” theo các bước:

  • Chọn ngày đẹp để giải
  • Chuẩn bị sớ và văn khấn
  • Chuẩn bị, bày lễ vật
  • Hóa hoặc chuyển bát hương Thần Tài

Cho thuê nhà bàn thờ phải làm sao?

Đối với người cho thuê, xử lý theo 3 cách:

  • Để lại bàn thờ cho chủ mới sử dụng nếu chủ mới có ý muốn thờ cúng.
  • Làm lễ bỏ bàn thờ cũ nếu như muốn thay mới, hoặc giải ban thờ khi không muốn thờ cúng nữa.
  • Làm thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới.

Đối với người thuê nhà, xử lý như sau:

  • Tiếp tục thờ cúng và tiến hành làm lễ cúng nhập trạch để ra mắt các vị thần linh.
  • Bỏ bàn thờ bằng các nghi thức bài viết vừa đề cập ở trên.

Không kinh doanh có nên thờ Thần Tài?

Hoàn toàn có thể. Vì Thần Tài Thổ Địa không chỉ đem đến tài lộc trong làm ăn mà còn phù hộ cho gia chủ gặp nhiều điều may trong cuộc sống.

Trên là toàn bộ thông tin về cách xử lý bàn thờ Thần Tài cũ. Có thể thấy rằng, không chỉ thờ cúng mà ngay cả việc đổi bàn thờ hay không thờ cúng nữa thì gia chủ cũng cần thực hiện với tất cả sự tôn kính. Thờ cúng quan trọng nhất là cái TÂM, khi gia chủ tôn trọng thần linh thì tận đáy lòng thì cũng được thần linh đền đáp bằng những điều tốt đẹp. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, thực hiện đúng thủ tục và tránh phạm vào đại kỵ sẽ giúp gia chủ “được lòng” thần linh, điều này không bao giờ là có hại.