Thông thường chúng ta thường nhắc tới các đơn vị yến tạ tấn đây là những đơn vị đo khối lượng, ngoài ra còn các đơn vị đo độ dài như mét, cm, ki lô mét…Vậy để hiểu hơn về bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng? Cách quy đổi chính xác các đơn vị đo độ dài và khối lượng này. Hãy theo dõi ngay dươi đây nhé.

Bạn đang xem: Bảng quy đổi đơn vị đo lường

*
*

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568


1. Bảng đơn vị đo độ dài và cách quy đổi chính xác:

Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác.

Ví dụ:

+ Một chiếc thước kẻ dài 20 cm thì 20 là độ dài, cm là đơn vị dùng để đo

+ Quãng đường từ điểm A đến điểm B là 1 km, thì 1 là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài


Lớn hơn mét Mét Nhỏ hơn mét
km hm dam m dm cm mm
1 km

= 10 hm

= 1000 m

1 hm

= 10 dam

= 100 m

1 dam

= 10 m

1 m

= 10 dm

= 100 cm

= 1000 mm

1 dm

= 10 cm

= 100 mm

1 cm

= 10 mm

1 mm
Cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhất

Hiện nay để có thể tính toán được độ dài nhanh và chính xác nhất thông thường sẽ có bảng số liệu đo và qua đó để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì các bạn cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi đó là gì. Khi đã nắm được bản chất thì các bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.

Cụ thể như sau:

+ Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10

Ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam.

+ Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, chúng ta chia số đó cho 10

Ví dụ: 20 cm = 2 dm.

Nói chung, mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần.

Ví dụ 1:

Khi đổi từ 1 km sang m, chúng ta thấy phải nhân số đó với 3 lần số 10 ( 10 x 10 x 10 = 1000 ). Vậy ta suy ra 1 km = 1 x 1000 = 1000 m.

Ví dụ 2:

Khi đổi từ 200 cm sang m, chúng ta thấy phải chia 200 với 2 lần số 10 ( 10 x 10 = 100 ). Vậy ta suy ra kết quả là 200 cm = 200 : 100 = 2 m.

Những vấn đề mà học sinh thường gặp phải khi đổi đơn vị đo độ dài

Khi đổi đơn vị đo độ dài, theo quan sát của chúng tôi thì các em học sinh thường gặp phải 4 vấn đề sau đây:

+ Học sinh không nắm được các ký hiệu viết tắt của đơn vị đo

+ Học sinh không tìm được ở trên thước độ dài của số đo

+ Học sinh bị hạn chế trong việc nắm bắt mối quan hệ giữa các đơn vị đo

+ Khi đổi đơn vị đo chiều dài hoặc những bài toán có sử dụng đơn vị đo chiều dài thì học sinh thường bị đổi sai và gặp nhiều lúng túng.

Chính vì vậy, để giúp các em học sinh có thể học tốt bảng đơn vị đo độ dài cũng như vận dụng thành thạo kiến thức này khi làm bài tập và trong cuộc sống hàng ngày. Thì các em học sinh cần phải thường xuyên thực hành chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Và sau đây sẽ là một số dạng bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài dành cho các em học sinh hoặc các bậc phụ huynh tham khảo nhé.

2. Bảng đơn vị đo khối lượng và cách quy đổi chính xác:

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống.

Ví dụ: Đơn vị đo độ dài là ki-lô-mét, cen-ti-mét, mét. Chiều dài cái bàn là 1,5 mét, chiều rộng cái bàn là 1 mét. Một cậu bé cao 1,2 mét.

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật đó khi ta cân được. Như vậy để đo khối lượng ta cần phải dùng cân.

Ví dụ: Khối lượng bao gạo là lượng gạo trong bao và bao bì.

Đơn vị đo khối lượng là một đơn vị dùng để cân 1 sự vật cụ thể. Chúng ta thường dùng cân để đo khối lượng của một đồ vật.


Ví dụ: Một người đàn ông nặng 65 kg, đơn vị để đo là kg

Trước khi tìm hiểu chi tiết về bảng đo khối lượng và bảng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, chúng ta sẽ cùng làm rõ về khái niệm “đơn vị đo khối lượng”.

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo lường, thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như vật lý, toán học, hóa học và cả trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ như: ki-lô-mét, mét, xen-ti-mét là đơn vị đo độ dài.

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật thể mà ta cân, đo lường và để xác định được khối lượng người ta sẽ dùng cân. Ví dụ như một bao gạo có cân nặng là 10kg thì 10 chính là khối lượng của kiện hàng còn kg là đơn vị đo khối lượng của bao gạo đó.

Như vậy, đơn vị đó khối lượng chính là đơn vị để cân một vật cụ thể, tùy thuộc vào kích thước hay thể tích của từng vật mà chúng ta sẽ sử dụng đơn vị đo khối lượng tương ứng để miêu tả độ nặng của vật đó.

Ví dụ: Đối với những vật có khối lượng rất lớn như xe tải thì người ta sẽ sử dụng tấn hoặc tạ để nói về khối lượng của nó thay vì sử dụng những đơn vị đo nhỏ như Hg, Yến, Kg,…

Đối với cơ thể người, chúng ta sẽ sử dụng đơn vị đo kg để thể hiện cân nặng, ví dụ cân nặng của bạn là 32kg.

Bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn xác:

Một bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn xác sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái sang phải. Trong đó, đơn vị đo Kilogam (kg) sẽ được đặt ở trung tâm và Kg cũng chính là đơn vị đo khối lượng được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Dưới đây sẽ là bảng đơn vị khối lượng tiêu chuẩn mà học sinh cần ghi nhớ:

Bảng đơn vị đo khối lượng lớp 3, lớp 4

Lớn hơn Ki-lô-gam Ki-lô-gam Nhỏ hơn Ki-lô-gam
Tấn Tạ Yến Kg hg dag g
1 tấn 1 tạ 1 yến 1 kg 1 hg 1 dag 1 g
= 10 tạ = 10 yến = 10 kg = 10 hg = 10 dag = 10 g
= 1000 kg = 100 kg = 10000g = 1000 kg = 100 g

Trong đó:

+ Tấn là đơn vị đó khối lượng lớn nhất, Tạ là đơn vị đó khối lượng lớn thứ 2 và Yến là đơn vị đó khối lượng lớn thứ 3.

+ Ki-lô-gam viết tắt là Kg là đơn vị đo khối lượng trung tâm

+ Hg là Héc-tô-gam, dag là Đề-ca-gam và g là gam

Gợi ý cách đổi đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất:

Để tránh được những nhầm lẫn trong quá trình quy đổi, các em học sinh cần phải nắm chắc được những nguyên tắc sau:

+ Mỗi đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng liền kề trước nó, ví dụ: 1 dag = 0,1hg hay 1 tạ = 0,1 tấn

+ Mỗi đơn vị sẽ lớn hơn gấp 10 lần so với đơn vị đừng liền kề sau nó, ví dụ: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến

Hoặc các em cũng có thể hiểu bảng chuyển đổi đơn vị khối lượng như sau: Khi đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn liền kề sẽ chia số đó cho 10, khi đổi từ đơn vị đo lớn sang đơn vị bé liền kề thì nhân số đó với 10.

Các bài tập đơn vị đo khối lượng lớp 4

Sau khi đã nắm được thông về bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4 và cách chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, chúng ta hãy cùng thực hành bài tập để ghi nhớ chúng tốt hơn nhé.

Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ trống

a) 215 dag = ? g

b) 36 tấn 55 yến = ? kg

c) 27kg 56hg = ?g


d) 36000kg = ? tạ

Bài giải

Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng ta có:

a) 215dag = 215 x 10 = 2150g

Vậy 215 dag = 2150g

b) 36 tấn = 36 x 1000 = 36000kg

55 yến = 55 x 10 = 550kg

36 tấn 55 yến = 36000kg + 550kg = 36550kg

Vậy 36 tấn 55 yến = 36550kg

c) 27kg = 27 x 1000 = 27000g

56hg = 56 x 100 = 5600g

27kg 56hg = 27000g + 5600g = 32600g

Vậy 27kg 56hg = 32600g

d) 36000kg = 36000 : 100 = 360 tạ

Vậy 36000kg = 360 tạ

Bài 2. Tính các giá trị sau

a) 26kg + 37 g


b) 325 tấn – 698 tạ

c) 26kg x 8

d) 8355 g : 3

Bài giải

a) 26kg = 26 x 1000 = 26000g

26kg + 37g = 26000g + 37g = 26037g

b) 325 tấn = 325 x 10 = 3250 tạ

325 tấn – 698 tạ = 3250 – 698 = 2552 tạ

c) 26 kg x 8 = 208 kg

d) 8355g : 3 = 2785g

Bài 3: So sánh

a) 2600g … 26hg

b) 6352 kg …7000 g

c) 3 tấn 2 tạ 6 yến …. 3260kg

d) 628kg 300 dag … 2 tạ 35kg

Bài giải

a) 2600g … 26hg

Đổi 2600g = 2600 : 100 = 26hg

Vậy 2600g = 26hg

b) 6352 kg …7000 g

Đổi 7000g = 7000 : 1000 = 7kg

Vậy 6352kg > 7000g

c) 3 tấn 2 tạ 6 yến …. 3260kg

Đổi 3 tấn 2 tạ 6 yến = 3 x 1000 + 2 x 100 + 6 x 10 = 3260kg


Vậy 3 tấn 2 tạ 6 yến = 3260kg

d) 628kg 300 dag … 2 tạ 35kg

628kg 300 dag = 628kg + 3kg = 631 kg

2 tạ 35kg = 200kg + 75kg = 275kg

Vậy 628kg 300 dag > 2 tạ 35kg

Việc xác định khối lượng của sản phẩm, vật dụng, mẫu vật … sẽ giúp xác định được nhiều thứ quan trọng. Có nhiều đơn vị đo khối lượng khác nhau, tùy vào quốc gia, lãnh thổ hoặc yêu cầu riêng mà chúng ta có thể sử dụng các loại đơn vị nhưu đã nêu trên đây.

Như vậy thông qua các thông tin như trên ta có thể áp dụng được Bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng và biết được ách quy đổi chính xác trong quá trình học tập và ứng dụng trong cuộc sống. Các con được học về bảng đơn vị đo khối lượng trong chương trình toán lớp 3, lớp 4. Đối với toán lớp 5 bảng đơn vị đo độ dài là kiến thức tổng hợp và nâng cao hơn vì khi đó, các con đã ghi nhớ và thuần thục trong cách chuyển đổi đơn vị.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã đưa ra cho bạn đọc một số nội dung về bài tập vận dụng để các em học sinh làm quen với bảng đo độ dài một cách tốt nhất. Chúng tôi hi vọng từ các thông tin trên đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em học sinh và bạn đọc. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

Đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian là các đại lượng đo lường cơ bản và quan trọng khi chỉ ở môn Toán mà cả trong đời sống hằng ngày. Bài giảng dưới đây, cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh – giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục wu.edu.vn sẽ giúp học sinh ôn tập lại phần kiến thức gặp ở các lớp 3, 4 và 5.

Đổi đơn vị đo lường là một kỹ năng làm toán rất quan trọng và thường gặp. Nhưng đây cũng dạng bài tập dễ sai nhất của học sinh vì ghi sai đơn vị, đổi nhầm các đại lượng đo với nhau. Để tránh các lỗi sai không đáng có như vậy, học sinh hãy ôn tập ngay chuyên đề Tổng hợp các đơn vị đo lường thường gặp nhất ở tiểu học để đổi đơn vị chính xác nhé!

Ôn tập về đơn vị đo độ dài

BẢNG QUY ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

km (ki – lô – met)hm(hét – tô – mét)dam(đề – ca – mét)m(mét)dm(đề – xi – mét)cm(xăng – ti – mét)

mm(mi – li – mét)

1km10hm100dam1000m10000dm100000cm

1000000mm

Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1km = 10 hm = 100 dam).

Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10 (Ví dụ: 20cm = 2 dm).

Cách sử dụng sơ đồ trong đổi đơn vị đo để tránh sai sót: Để tránh tình trạng học sinh bị rối, nhầm lẫn khi quy đổi các đại lượng độ dài, cô Mai Quỳnh đã hướng dẫn vẽ sơ đồ quy đổi như sau: 

*
Cách quy đổi các đại lượng độ dài

Mỗi đơn vị đo liền kề gấp hoặc kém nhau 10 lần.VD1: Đổi từ 1km sang m, ta thấy phải nhân số đo đó với ba lần số 10 (10 x 10 x 10 = 1000), vậy 1 km = 1 x 1000 = 1000m.VD2: Đổi từ 200 cm sang m, ta thấy phải chia 200 với hai lần số 10 (10 x 10 = 100), vậy 200cm = 200 : 100 = 2m.

Ôn tập về đơn vị đo khối lượng (yến – tạ – tấn)

Để đo khối lượng các hãng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki – lô – gam, người ta còn dùng những đơn vị: yến, tạ, tấn.

Lớn hơn ki – lô – gamki – lô – gam

Bé hơn ki – lô – gam

tấntạyếnkghgdag

g

1 tấn = 10 tạ= 1000kg

1 tạ= 10 yến= 100kg

1 yến= 10 tạ= 10kg

10 hg= 1 kg

100 da = 1kg

1000g= 1kg

Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ).

Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10 (Ví dụ: 10g = 1 dag).

Chi tiết về đơn vị đo khối lượng: Bảng đơn vị đo khối lượng

Ôn tập về đơn vị đo thời gian

Giây

1 giờ = 60 phút1 phút = 60 giây1 giờ = 60 phút = 3600 giây. 

Thực hiện đổi đơn vị: 

a giờ = a x 60 (phút) = a x 3600 (giây)a phút = a : 60 (giờ)a giây = a : 60 (phút)

Thế kỷ

1 thế kỷ = 100 năm
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ thứ ITừ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ IITừ năm 201 đến năm 300 là thế kỷ thứ III…Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỷ thứ XXTừ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỷ thứ XI

Tổng hợp các đơn vị đo thời gian

Giây => Phút => Giờ => Ngày => Tuần => Tháng => Năm => Thập kỷ => Thế kỷ => Thiên niên kỷ.

1 thiên niên kỷ = 1000 năm.1 thế kỷ = 100 năm.1 thập kỷ = 10 năm.1 năm = 12 tháng = 365 ngày/ 366 ngày (năm nhuận).1 tháng = 30 ngày hoặc 31 ngày (Trừ tháng 2).1 tuần = 7 ngày.

Lưu ý:

+ Cứ 4 năm sẽ có một năm nhuận, tháng 2 năm đó có 29 ngày, năm không nhuận tháng 2 có 28 ngày. Các tháng khác trong năm có 30 hoặc 31 ngày.

+ Để xác định tháng có 30 hay 31 ngày, ngoài học thuộc ta có thể áp dụng quy tắc nắm tay như sau: Nắm bàn tay lại, bắt đầu đếm từ vị trí khớp nhô của ngón tay trỏ, lần lượt các tháng 1 đến 7, đếm đến hết ta quay lại từ vị trí đầu đếm tiếp đến số 12. Vị trí các số (tháng) ở khớp cao là tháng đủ (31 ngày), vị trí các số (tháng) ở phần lõm của khe các ngón tay là tháng thiếu (30 ngày trừ tháng 2).

*
Mẹo nhận biết các tháng có 30 hay 31 ngày trong năm.

Ta có: Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12 (màu xanh lá) là các tháng có 31 ngày. Tháng 4; 6; 9; 11 (màu xanh lam) là các tháng có 30 ngày. Tháng 2 (màu đỏ) có 28 hoặc 29 ngày (năm nhuận).

Như vậy, ở bài giảng trên cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh đã giúp học sinh tổng hợp lại các kiến thức cần nhớ liên quan đến các đơn vị đo lường phổ biến ở bậc tiểu học như: đo độ dài, đo khối lượng, đo thời gian. Luyện tập tốt theo sự hướng dẫn trên của giáo viên, học sinh sẽ không bị lúng túng hay bị sai số khi quy đổi đơn vị.

Ngoài các đơn vị đo lường, chương trình Toán lớp 5 còn có nhiều kiến thức quan trọng khác học sinh cần nắm vững như: phân số, số thập phân, tỉ số phần trăm, hình học… Để giúp con bứt phá điểm cao trong năm học cuối cấp này, phụ huynh nên đăng ký cho tham gia chương trình Học tốt 2022-2023 dành cho học sinh tiểu học từ lớp 2 – 5.

Ở khóa học này, học sinh sẽ được tham gia 5 hoạt động chính bao gồm:

Học: Nắm bắt kiến thức, phương pháp và kỹ năng.Hỏi: Giúp con hiểu rõ, hiểu bản chất kiến thức, phương pháp kỹ năng.Ôn: Giúp con củng cố kiến thức trọng tâm theo chuyên đề.Luyện: Vận dụng thành thạo kiến thức để giải quyết mọi dạng bài từ dễ đến khó.Kiểm tra: Đánh giá mức độ thành thạo kiến thức, kỹ năng của con.

Đăng ký cho con học trực tuyến khóa học này, cha mẹ sẽ giúp con phát triển năng lực tư duy thông qua lộ trình bài bản, rõ ràng, xuyên suốt cả năm học với 4 bước học tập hiệu quả: Trang bị kiến thức, Luyện tập cơ bản, Luyện tập thành thạo, Kiểm tra đánh giá.

Xem thêm: Mẹ Lee Min Ho Khoe Quý Tử Hào Môn, 16 Tuổi Mà Đã Cao Hơn Cả Cái Đầu

Học sinh được tư vấn học tập và giải đáp các thắc mắc liên quan đến bài giảng theo khung giờ với dịch vụ hỗ trợ 24/7. Mặc dù bận rộn với công việc hay không đủ kiến thức để dạy con nhưng các bậc phụ huynh vẫn có thể theo sát việc học của con thông qua học bạ điện tử, email thông báo.