Sau sinh, mẹ phải bắt đầu với hành trình chăm sóc và nuôi dạy bé. Điều này không chỉ khiến những người phụ nữ lần đầu làm mẹ trở nên bỡ ngỡ, lúng túng, áp lực, tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Nắm được cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng chuẩn sẽ giúp mẹ xua tan những phiền não, lo lắng về vấn đề này và mẹ có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn. 

*


Mục lục

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời
Các bài kiểm tra cần làm cho trẻ sơ sinh
Kinh nghiệm chăm sóc cơ thể trẻ sơ sinh Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà khi từ viện về

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời

Sau khoảng thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, cuối cùng mẹ cũng đã được gặp bé yêu của mình. Bên cạnh niềm hạnh phúc khi chào đón bé, mẹ có thể cần đến sự trợ giúp của người thân, bạn bè và nắm vững những điều cần làm khi chăm sóc trẻ sơ sinh để mang đến cho bé những thứ tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất. 

Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng tuần giúp mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu sau sinh và những điều cần thiết mẹ nên lưu ý khi chăm bé:

1. Chăm sóc bé sơ sinh 1 tuần tuổi

Tuần đầu tiên sau khi chào đời là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với bé. Một nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh chưa đầy tháng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ tử vong cao, chiếm khoảng 50%. Đây là giai đoạn hệ thần kinh của cơ thể bé đang tập làm quen với một môi trường mới nên bé gần như dành mọi thời gian để ngủ, bé chỉ thức dậy khi cảm thấy đói hay khi đi vệ sinh. Do đó, bố mẹ cần chú ý quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho trẻ trong giai đoạn này. (1)

Điều quan trọng khi chăm sóc bé sơ sinh 1 tuần tuổi là giữ ấm cơ thể trẻ. Nhiệt độ môi trường thường sẽ thấp hơn nhiệt độ trong cơ thể mẹ, do đó, trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến các bệnh nguy hiểm. Để cải thiện vấn đề này, mẹ nên cho bé nằm cạnh mẹ nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp mẹ có thể truyền hơi ấm qua con, vun đắp tình mẫu tử mà còn có thể quan sát và phản ứng kịp thời ngay khi con gặp các vấn đề không mong muốn.

Bạn đang xem: Cách nuôi em bé mới sinh

Chăm sóc bé sơ sinh trong 1 tuần tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển sau này của bé. Bên cạnh đó, mẹ có thể sẽ lo lắng nếu cân nặng của bé bị giảm xuống so với lúc mới sinh, dao động trong khoảng từ 5-10% cân nặng ban đầu. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng, khi bé còn trong bụng mẹ, chất dinh dưỡng được cung cấp liên tục cho bé. Trong những ngày đầu sau sinh, dạ dày bé còn rất nhỏ, nên trong vài ngày đầu, mỗi lần bú bé chỉ có thể uống rất ít sữa non. Do đó, sau khi chào đời bé rất nhanh đói và có nhu cầu ăn rất cao, mẹ nên cho bé bú bất cứ khi nào bé cần thay vì tuân theo một giờ giấc nhất định. 

Lưu ý, sữa non là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trong sữa non, hàm lượng Ig
A cao gấp nghìn lần sữa thường và cứ 1ml sữa non sẽ chứa tới 4.000 bạch cầu. Chính vì vậy, cho trẻ uống sữa non trong những ngày đầu tiên sẽ giúp trẻ giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến một số biểu hiện bình thường khác của bé như: bé đi ngoài phân su, vàng da,… Tuy nhiên, nếu mẹ không thấy các biểu hiện này, thay vào đó là trẻ thường xuyên bị sặc khi bú, có hiện tượng khó thở, da tím tái, khóc nhiều hay ngủ li bì, bố mẹ cần báo cho bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và có hướng điều trị đúng cách, kịp thời.

2. Chăm sóc bé sơ sinh 2 tuần tuổi

Khi trẻ sơ sinh được 2 tuần tuổi, bé sẽ bắt đầu những bước đầu tiên trong giai đoạn tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận ra điều đó và chỉ thấy bé không có hoạt động gì ngoài việc ăn, ngủ và đi vệ sinh. 

Một trong những tin vui cho bố mẹ khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tuần tuổi là cân nặng của bé đã có những dấu hiệu cải thiện, tăng lại, thậm chí là vượt qua trọng lượng ban đầu, khi mới chào đời. Lúc này, mẹ nên chủ động cho bé bú thường xuyên hơn, mỗi cữ bú cách nhau 2 đến 3 giờ. Điều này sẽ giúp mẹ đảm bảo và duy trì nguồn sữa chất lượng và đầy đủ cho bé. Tuy nhiên, nếu mẹ rơi vào tình trạng thiếu sữa cho bé, mẹ nên liên hệ với bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ sớm. Nguyên nhân khiến mẹ bị giảm sản xuất sữa có thể là do mẹ cho bé bú không thường xuyên, thời gian cho bé bú quá ngắn hay mẹ có sử dụng các loại sữa bổ sung khiến bé ít bú trực tiếp từ mẹ.

Thông thường vào giai đoạn này, tình trạng vàng da của bé đã giảm nhưng nếu nó trở nên nặng hơn, mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và có phương pháp điều trị sớm. 

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh đủ 3 tuần tuổi sẽ có những chuyển biến rõ rệt hơn, bé đã có thể kiểm soát các cơ bắp của mình, các chuyển động dẫn trở nên uyển chuyển hơn, phản xạ tốt hơn. Thông thường, tại thời điểm này, bé đã có thể nâng đầu lên một góc 45 độ khi nằm sấp. Mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách dành nhiều thời gian bên cạnh con hơn, tạo điều kiện để bé tự nâng đầu lên càng nhiều càng tốt. Điều này còn giúp bé cải thiện được tình trạng đầu bị bẹp do thường xuyên nằm ngửa.

Hơn nữa, khả năng tập trung của bé đã được cải thiện một cách nhanh chóng. Bé đã có thể ghi nhớ được những hình dạng phức tạp hơn và thường xuyên chăm chú nhìn vào những món đồ chơi trong tầm nhìn của bé. Tuy nhiên, lúc này bé thường không có xu hướng muốn được chơi đùa. Bạn sẽ thấy bé khóc thường xuyên hơn, khóc vì đói, khóc vì trào ngược,… Lưu ý, nếu trẻ khóc liên tục trong hàng giờ mẹ cần thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ sớm. 

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi đã có thể nằm sấp Khi trẻ sơ sinh được 3 tuần tuổi, bé có thể xuất hiện các nốt mụn đỏ, mụn đầu trắng, phát ban,… Đây là biểu hiện của hệ tuần hoàn chưa được trưởng thành và có thể sẽ biến mất sau một vài ngày. Mẹ không nên quá lo lắng và chú ý giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ, khô thoáng. Điều này sẽ giúp da bé nhanh chóng trở lại bình thường hơn. 

Ngoài ra, mẹ nên bắt đầu điều chỉnh thói quen ngủ của bé, giúp bé phân biệt ngày, đêm bằng cách giới hạn thời gian ngủ vào ban ngày của bé trong khoảng 3 đến 4 giờ, tập cho bé phân biệt giữa ngủ trưa và ngủ vào ban đêm. Trung bình, trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 14 đến 17 giờ mỗi ngày, bạn có thể dựa vào nó để cân chỉnh thời gian ngủ của bé phù hợp với chế độ sinh hoạt của mình. 

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng và hệ thống miễn dịch còn khá non nớt. Do đó, mẹ tránh không cho bé đi xa trong thời gian này và có các biện pháp khử khuẩn, vệ sinh khi có người thân, bạn bè đến thăm và tiếp xúc trực tiếp với bé. 

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

Bước qua tuần thứ 4, trẻ sơ sinh đã có thể phản ứng với tiếng ồn thông qua các phản xạ như giật mình, khóc hoặc im lặng.

Và khi bé không còn khóc nữa, mẹ nên tạo cơ hội để bé vận động nhiều hơn bằng cách bắt đầu kéo dài thời gian nằm sấp cho bé. Điều này sẽ giúp bé khỏe hơn, tăng sức bền cho bé. 

Đây là thời điểm mẹ có thể nhận thấy sự phát triển một cách rõ rệt của bé. Bé sẽ thường xuyên cảm thấy đói và đòi ăn nhiều hơn. Đây là cách mà bé thúc đẩy sự phát triển bên trong cơ thể trong giai đoạn này. 

Khóc là một trong những phương tiện giúp bé thông báo tình trạng sức khỏe của mình

Các bài kiểm tra cần làm cho trẻ sơ sinh

Khoảng thời gian đầu sau sinh, sức khỏe và hệ miễn dịch của bé còn non yếu, mẹ nên chú ý cho bé thăm khám sức khỏe định kỳ và thực hiện một số bài kiểm tra sau:

1. Lấy máu gót chân

Lấy máu gót chân là một trong những bài kiểm tra cung nhấp nhiều thông tin quan trọng về sức khỏe của bé bao gồm các bệnh về rối loạn chuyển hóa và nội tiết. Các bệnh này có thể không triệu chứng ngay sau sinh nhưng có thể gây nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị sớm. 

Xét nghiệm này sẽ được thực hiện từ 48 giờ sau sinh bằng cách lấy vài giọt máu từ gót chân bé lên mẫu xét nghiệm. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh sinh non nên được lấy mẫu khi trẻ đủ 37 tuần và cân nặng lúc sinh >2500g. 

Lấy máu gót chân là xét nghiệm nhằm kiểm tra các vấn đề sức khỏe liêu quan đến các loại rối loạn chuyển hóa và hormone

2. Chỉ số Apgar

Apgar là bài kiểm tra đầu tiên của hầu hết trẻ sơ sinh nhằm kiểm tra tình trạng tim và hệ hô hấp của bé qua quan sát những biểu hiện đầu tiên. Chỉ số Apgar cho biết nhịp tim, nhịp thở, trương lực cơ, phản xạ và màu sắc của trẻ sau sinh. 

Điểm Apgar từ 7 đến 10: Trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt, chỉ cần chăm sóc sau sinh định kỳ; Điểm Apgar từ 4 đến 6: Trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe và phải cần một số biện pháp hồi sức; Điểm Apgar dưới 4: Trẻ sơ sinh có sức khỏe kém và phải cần được chăm sóc y tế khẩn cấp+tích cực;

Chỉ số Apgar chỉ đánh giá tình trạng sức khỏe của bé vào những phút đầu đời và kết quả này không khẳng định gì về sức khỏe lâu dài của bé. 

Chỉ số Apgar càng cao, sức khỏe và khả năng phát triển của bé càng tốt

3. Tiêm ngừa viêm gan B

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên được tiêm chủng ngừa viêm gan B và hoàn thành đầy đủ các liều tiêm nhắc lại vì đây là một loại vacxin có thể bảo vệ con người khỏi các bệnh do virus viêm gan B gây ra. 

Viêm gan B là bệnh được lây lan qua đường máu và tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể của người bệnh. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc bệnh viêm gan B, bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao. Do đó, việc tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. 

Thông thường, vắc xin ngừa viêm gan B sẽ được tiêm vào những thời điểm sau:

Trong 24 giờ sau sinh hoặc 6-12 giờ sau sinh đối với trẻ có mẹ mắc viêm gan B (sẽ tiêm cùng lúc với kháng huyết thanh viêm gan B) Trẻ 2 tháng: Mũi 1 1 tháng sau mũi 1: Mũi 2 1 tháng sau mũi 2: Mũi 3 1 năm sau mũi 3: Mũi 4 Trẻ sơ sinh nên được tiêm đầy đủ các mũi vacxin ngừa viêm gan B

4. Tiêm ngừa lao

Tiêm vắc xin phòng lao (BCG) cho trẻ sơ sinh sớm là cách giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm, tránh những ảnh hưởng đến phổi, có thể gây tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 15 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ vừa mới sinh ra chưa tiếp xúc với trực khuẩn lao thì nên tiêm vắc xin ngay trong 24h đầu tiên để tập dượt cho hệ miễn dịch nhanh chóng nhận diện, cô lập trực khuẩn lao tấn công cơ thể non nớt của trẻ.

Việc chậm trễ tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm; thậm chí trẻ có thể nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên không có đủ khả năng tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập – nhất là lao và các loại vi khuẩn khác.

Do đó, chỉ nên hoãn tiêm vắc xin BCG với những trường hợp trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp, đang sốt cao, có bệnh ngoài da trên diện rộng, bị suy giảm miễn dịch nặng, suy dinh dưỡng nặng, trẻ thiếu cân (dưới 2kg). 

Với những trẻ sinh non, những trẻ có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì đợi đến khi trẻ có thể trạng tốt, cần tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt.

Để tư vấn các thông tin về vắc xin phòng Lao, viêm gan B và các loại vắc xin quan trọng khác cho trẻ sơ sinh, mời Bố Mẹ liên hệ Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

5. Tiêm Vitamin K

Tiêm Vitamin K là một trong những phương pháp ngăn ngừa tình trạng chảy máu nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh một cách an toàn và hiệu quả. Vitamin K là loại vitamin tan trong chất béo được vận chuyển trong máu, có tác dụng cầm máu, làm đông máu. Loại vitamin này luôn được cơ thể chuyển hóa và đào thải ra ngoài nhanh chóng. 

Thông thường vitamin K sẽ được cung cấp cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm hằng ngày như các loại rau lá xanh, một số thực phẩm có nguồn gốc từ động thực vật hay được tạo ra từ các lợi khuẩn trong đường ruột. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh được sinh ra với hàm lượng vitamin K trong cơ thể rất thấp. Đồng thời chúng cũng không thể tự sản xuất vitamin K từ các lợi khuẩn trong đường ruột, hay được cung cấp đủ lượng vitamin này qua sữa mẹ. Do đó, trẻ cần được tiêm vitamin K sau sinh để tránh tình trạng chảy máu do thiếu vitamin K và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não gây tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.

Kinh nghiệm chăm sóc cơ thể trẻ sơ sinh 

Trong những ngày đầu làm bố mẹ, bạn có thể cảm thấy lúng túng không biết chăm trẻ như thế nào cho đúng, cần lưu ý gì khi chăm trẻ. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng nên biết: 

1. Chăm sóc phần mềm

Trong quá trình chăm sóc và vệ sinh cho bé, bố mẹ nên chú ý đến 2 thóp (điểm mềm) trên đầu của bé. 

Thóp thứ nhất nằm trên đỉnh đầu dạng như viên kim cương, có kích thước khá lớn, khoảng 5cm. Thóp này thường sẽ đóng lại khi trẻ đủ 6 tháng tuổi và đóng hoàn toàn khi trẻ được 2 tuổi.  Thóp thứ hai nằm ở phía sau đầu, có hình tam giác và có kích thước nhỏ hơn, khoảng 1cm. Thóp này thường sẽ đóng lại sớm hơn, khi trẻ đủ 3 tháng tuổi thậm chí là nó có thể đóng lại ngay sau sinh. Thóp này vẫn có thể mở lại khi trẻ 2 tuổi để cung cấp cho não một khoảng không gian cần thiết để phát triển. 

Hai thóp này có chức năng giúp hộp sọ thay đổi với kích thước phù hợp, bảo vệ não bộ và tạo điều kiện cho não bộ phát triển trong năm đầu tiên chào đời. Tuy nhiên, nếu thóp bị lõm xuống hay liên tục bị phồng lên, mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ.

2. Chăm sóc tóc cho bé

Thông thường, các nang tóc của bé sẽ bắt đầu phát triển vào khoảng tuần thứ 14 đến 15 của thai kỳ để chuẩn bị cho những sợi tóc mọc sau này. Tuy nhiên, khi mới sinh, trẻ có thể có hoặc không có tóc và sẽ tốn một khoảng thời gian khá lâu để tóc mọc bình thường. Thời gian mọc tóc của mỗi trẻ sẽ khác nhau, trẻ có thể mất 6 tháng, thậm chí là 2 đến 3 năm để mọc tóc.

Vào khoảng 2 đến 3 tháng đầu, đây là giai đoạn tẩy tế bào chết ở da đầu với sự giảm mạnh của các hormone trong thai kỳ. Do đó, các nang tóc hay tóc đã mọc trước đó có thể rụng dần đi. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng vì đây là những biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh. Mẹ có thể giúp tóc của bé mọc nhanh và khỏe khoắn hơn bằng cách giữ trẻ nằm ngửa khi trẻ thức, tránh chải chuốt tóc tóc quá mức, nhất là khi tóc ướt, không tạo những kiểu tóc quá bó sát cho bé, sử dụng gối êm, có chất liệu thông thoáng, thấm hút tốt cho bé 

3. Chăm sóc rốn

Sau sinh, một phần dây rốn vẫn sẽ còn dính trên rốn bé và chúng sẽ khô lại sau đó. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) phần rốn còn sót lại này sẽ khô lại và rụng đi khi trẻ được 2-3 tuần tuổi. Trong trường hợp cuống rốn vẫn chưa rụng đi khi bé đã hơn 3-4 tuần tuổi kèm chảy dịch bất thường, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và biện pháp xử lý phù hợp. 

Điều quan trọng khi chăm sóc rốn cho bé là luôn giữ cho khu vực này được khô ráo, đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, mẹ nên tránh chạm, kéo hay đè lên phần rốn của bé. Việc thay tã thường xuyên cũng có tác dụng bảo vệ và giữ vệ sinh vùng rốn cho bé. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, nếu rốn bé xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm hay xuất huyết bất thường, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.

4. Chăm sóc da

Hầu hết trẻ sơ sinh được sinh ra với một làn da non nớt và rất nhạy cảm. Do đó, mẹ cần chú ý cẩn thận khi chăm sóc cho bé, tránh gây ra những tổn thương lên da bé. Việc tắm và vệ sinh da cho trẻ sơ sinh không nhất thiết phải thực hiện mỗi ngày. Mẹ có thể cho trẻ tắm 3 lần/tuần với các loại xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh để tránh làm khô da. Thay vào đó, mẹ cần chú ý thường xuyên vệ sinh vùng miệng và khu vực quấn tã của bé, cho bé mặc quần áo rộng rãi, được làm từ các chất liệu tự nhiên, thấm hút tốt, tránh để trẻ bị bọ, côn trùng cắn. Theo AAP, mẹ nên sử dụng màn chống muỗi cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh. 

Hơn nữa, mẹ nên chú ý đến những loại phát ban hay các vết sưng tấy có thể xuất hiện trên da trẻ như chàm, hăm tã, mụn trứng cá sơ sinh, milia, phát ban,… Một số nghiên cứu cho thấy, có đến 40% trẻ sơ sinh xuất hiện mụn trứng cá trong khoảng từ 2 đến 3 tuần tuổi và sẽ biến mất trước khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường hay tình trạng phát ban trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, trẻ cần được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ điều trị đúng cách.

5. Chăm sóc miệng

Chăm sóc miệng hằng ngày cho bé sẽ giúp trẻ tránh được những tác động tiêu cực từ các vi sinh vật trên bề mặt lưỡi và khoang miệng, khiến miệng có mùi hôi khó chịu gây cản trở khả năng cảm nhận hương vị, chán ăn ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, chắc sóc khoang miệng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mọc răng sau này của bé. 

Do đó, mẹ nên chú ý chăm sóc và vệ sinh miệng cho bé, đặc biệt là sau khi bé được uống sữa và khi bé thức dậy. Mẹ có thể vệ sinh miệng cho bé bằng cách quấn gạc quanh ngón trỏ và làm ẩm gạc bằng nước muối sinh lý. Sau đó mẹ chạm nhẹ vào môi dưới của bé để bé mở miệng ra, nhẹ nhàng sau vòm miệng và vùng nướu trẻ. Cuối cùng, mẹ vệ sinh phía gốc lưỡi để loại bỏ toàn bộ cặn sữa cho bé. Quá trình này có thể được thực hiện 1-2 lần/ngày.

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà khi từ viện về

Khi trẻ đã đưa từ bệnh viện về nhà, việc chăm sóc trẻ có thể sẽ trở nên khó khăn và nhiều hơn vì lúc bấy giờ mẹ không còn sự trợ giúp của bác sĩ, y tá, bạn bè và người thân. Tuy nhiên, dưới đây là một số bí quyết giúp việc chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn. 

1. Kiên trì, nhẫn nại

Điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh là sự kiên trì và nhẫn nại. Thời gian đầu sau sinh, bạn sẽ thấy trẻ không có bất kỳ hành động nào ngoài ăn, ngủ và đi vệ sinh. Bên cạnh đó, bé có thể thường xuyên quấy khóc khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và buồn chán khi chăm sóc bé. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé, mẹ nên kiên trì và nhẫn nại khi chăm sóc bé. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ và gắn kết tình cảm giữa 2 mẹ con. Ngoài ra, việc chăm sóc cẩn thận cho bé sẽ giúp mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của bé và giúp bé được điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. 

Tốc độ phát triển của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó, mẹ không nên so sánh hoặc quá nóng vội khi thấy trẻ không có sự thay đổi rõ rệt. Nếu mẹ quá lo lắng khi bé không có thay đổi nhiều và cảm thấy tốc độ phát triển của bé chậm hơn bình thường, mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé. 

2. Tắm cho bé 

Việc tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ có tác dụng loại bỏ các bụi bẩn cho trẻ mà còn có tác dụng hỗ trợ hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và lưu thông máu cho bé. Tuy nhiên, quá trình tắm cần được thực hiện đúng cách, đúng quy trình. 

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ không nhất thiết phải tắm cho bé hằng ngày, và cần tắm trong một khoảng thời gian ngắn, thường khoảng 5 phút. 

Tắm đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh

3. Cho bé ăn đủ no

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu bởi đây là nguồn dưỡng chất hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ. Tùy vào từng giai đoạn và nhu cầu của mỗi bé mà trẻ sơ sinh sẽ cần lượng sữa khác nhau. Trung bình, trẻ sẽ cần được uống sữa sau mỗi 2 đến 3 giờ, mỗi lần bú kéo dài khoảng 10 đến 15 phút mỗi bên vú. 

Khi bé đói hay ăn chưa đủ nó, bé có thể thông báo cho mẹ biết bằng cách khóc, mút ngón tay, chép miệng liên tục, thường xuyên ngọ nguậy,… Tuy nhiên, trẻ có thể cần được đánh thức một vài lần để đảm bảo được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu khi bé đã được ăn no và các dấu hiệu bé đói để cân chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé phù hợp. Nếu bé thường xuyên cần được đánh thức để cho ăn hay có biểu hiện chán ăn, dễ bị nôn, mẹ cần cho bé gặp bác sĩ để được kiểm tra. 

4. Cho bé ngủ đủ giấc

Trẻ sơ sinh thường sẽ cần đến khoảng 12 tuần và sự giúp đỡ của mẹ để xây dựng thói quen ngủ một cách hợp lý. Do đó, trong thời gian đầu, bé sẽ không có một thói quen ngủ đều đặn. Điều này được lý giải rằng bởi vì bé cần thời gian để thích nghi với môi trường bên ngoài và tập trung cho sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, giấc ngủ của bé sẽ bị chia nhỏ ra và chúng cần được cho ăn sau khoảng 2 đến 3 giờ đối với trẻ được cho uống sữa mẹ và khoảng 3 đến 4 giờ đối với trẻ được nuôi bằng sữa công thức. 

Các giấc ngủ của bé vào ban ngày sẽ dần được giảm đi khi trẻ lớn lên, nhất là trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6. Bên cạnh đó, các giấc ngủ vào ban đêm sẽ kéo dài từ 6 đến 8 giờ khi trẻ đã được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, chu kỳ giấc ngủ của mỗi trẻ có thể khác nhau, mẹ không nên quá lo lắng nếu sức khỏe của bé vẫn khỏe mạnh và có vẻ vẫn đang tăng cân đều. 

5. Tập cho bé nằm sấp

Để kích thích khả năng vận động của bé, mẹ nên cho bé tập nằm sấp có giám sát và dần kéo dài thời gian này. Lúc bắt đầu, mẹ có thể tập cho bé nằm sấp trong vài giây và sau đó là nâng dần lên vài phút, dần đến 15, 20 phút mỗi lần. Những buổi tập đầu, mẹ có thể hỗ trợ đỡ phần đầu cho bé nhưng về sau, bé sẽ tự tập để nâng đầu của mình lên. 

6. Chăm sóc khi trẻ quấy khóc

Thực tế, khóc được xem là một phương tiện để bé thông báo cho bé những nhu cầu và cảm giác của bé trong những ngày đầu. Khi trẻ khóc, mẹ có thể thử một số biện pháp sau để dỗ dành bé:

Trẻ có thể đang đói và muốn được ăn, mẹ nên cho bé bú; Bé vừa đi vệ sinh, mẹ cần thay tã cho bé; Bé có thể bị thức giấc bở tiếng ồn,… mẹ có thể đặt bé trong nôi hoặc ôm con, hát ru và di chuyển nhẹ nhàng; Cho trẻ tắm nước ấm; Cho bé nghe những giai điệu ngọt ngào, nhẹ nhàng, tiếng lục lạc,… Vuốt lưng trẻ nhẹ nhàng, massage cho bé; Nếu đã thực hiện những cách thông thường mà bé vẫn liên tục khóc, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ; Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc khi bé quấy khóc

7. Có nên cho trẻ tắm nắng

Theo AAP, trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng thường xuyên. Trẻ nên được ra ngoài để tiếp xúc với không khí môi trường bên ngoài, từ đó cha mẹ có thể quan sát màu da của con (trong trường hợp vàng da ở những tuần lễ đầu). Ngoài ra, khi bé được đưa đi dạo ngoài trời, bé cần được mặc quần áo, đội mũ có vành và có thể che chắn khuôn mặt của bé khỏi côn trùng, đeo tất, bao tay,… Nếu trời quá nắng, mẹ có thể bôi cho bé một ít kem chống nắng dành riêng cho trẻ (trừ tay của bé vì bé có thể vô ý đưa tay vào miệng). 

8. Cẩn trọng trên đường khi đưa bé từ viện về nhà

Hầu hết trẻ sơ sinh khi được đưa về nhà sẽ được bố mẹ cho mặc rất nhiều quần áo để giữ ấm và bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, bé chỉ cần mặc một chiếc áo thun ngắn, mặc tã và được quấn trong một chiếc khăn lớn dành cho trẻ sơ sinh nếu về nhà khi thời tiết ấm áp. Và khi trời lạnh, mẹ có thể cho bé mặc thêm một lớp áo và quấn thêm một lớp chăn bên ngoài. 

Hơn nữa, trước khi xuất viện, mẹ nên đảm bảo sức khỏe của trẻ đang thật sự ổn định và khỏe mạnh. Mẹ cần liên hệ với bác sĩ là sắp xếp lịch thăm khám định kỳ cho bé, tham khảo và hiểu rõ về những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà. 

Để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh được tốt nhất, wu.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời, 1 tháng tuổi, 2 tháng tuổi cho đến 6 tháng tuổi. Mẹ hãy xem ngay để bảo vệ bé yêu của mình nhé!

Đã cập nhật 16 tháng 9 năm 2021Bởi Đội wu.edu.vn



Bạn đã trải qua quá trình mang thai, chuyển dạ rồi sinh nở trong 9 tháng 10 ngày để đón chào một bé gái hoặc bé trai đáng yêu và đây cũng chính là lúc bạn bắt đầu làm mẹ và chăm sóc con yêu của mình.

Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài khác hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Thời tiết nóng - lạnh, các loại âm thanh khác nhau,... không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn tạo tâm lý lo sợ và khóc thường xuyên. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ được tốt nhất, mẹ phải biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Tìm hiểu ngay cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi chi tiết.

Những lời khuyên và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bên dưới có thể giúp ba mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc bé yêu của mình

Bạn sẽ cần:

cách chăm trẻ sơ sinh 1 tháng tuổicách chăm trẻ sơ sinh 2 tháng tuổicách chăm trẻ sơ sinh mới chào đờicách chăm trẻ sơ sinh 3 tháng tuổicách chăm trẻ sơ sinh 4 tháng tuổicách chăm trẻ sơ sinh 5 tháng tuổicách chăm trẻ sơ sinh 6 tháng tuổicách chăm sóc trẻ sơ sinhcách chăm trẻ sơ sinhchăm trẻ sơ sinh

Những lưu ý chính khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Trẻ sẽ đi ra phân su trong 1 ngày sau sinh


Phân su có màu xanh thẫm và đặc quánh. Nếu sau 1 ngày sau sinh mà trẻ sơ sinh chưa đi ngoài phân su thì bạn ngay lập tức báo cho bác sĩ khám và xử lý kịp thời. Đây là dấu hiệu bất thường có khả năng kèm theo bệnh lý: bệnh xơ nang, bệnh tuyến giáp, tắc nghẽn đường ruột.


Nếu phát hiện trẻ đi phân su có màu xanh thẫm và đặc quánh mà hôm sau vẫn tiếp diễn thì nên đưa bé đến khám bác sĩ lập tức



Khi mới chào đời, trẻ phải tự học cách thở, điều chỉnh nhiệt độ da thích nghi với môi trường. Chính vì vậy, trẻ sẽ cần rất nhiều thời gian để quen với môi trường. Mẹ hãy luôn để ý giữ ấm cơ thể trẻ thường xuyên. Nếu để trẻ bị rét, lạnh sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, gây hại cơ thể.


*

Với những trẻ sơ sinh non tháng hoặc thiếu tháng thì bạn cần luôn tuân theo yêu cầu và các chỉ định điều trị của bác sĩ. Sau khi không còn dấu hiệu bất thường và được bác sĩ đồng ý cho xuất viện thì bạn mới nên đưa bé về nhà chăm sóc.

So với trẻ sơ sinh đủ tháng thì trẻ sơ sinh thiếu tháng cần được bú sữa thường xuyên hơn. Về căn bản, trẻ sơ sinh non tháng không được hoàn thiện về mặt thể chất, cơ thể nên cần bù đắp nhiều năng lượng. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú thường xuyên và chia thành từng bữa nhỏ. Lưu ý: không nên dồn bú sữa 1 lần quá nhiều sẽ khiến trẻ bị nôn trớ.


Trẻ sơ sinh thiếu tháng cần được cung cấp lượng sữa nhiều hơn để bổ sung dinh dưỡng và cân bằng sự phát triển


Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Giai đoạn dưới 1 tháng tuổi, đặc biệt khi mới chào đời là lúc trẻ sơ sinh nhạy cảm nhất với môi trường xung quanh. Thời gian 7 đầu đầu sau sinh hay 1 tuần tuổi là khoảng thời gian giúp trẻ làm quen thích với môi trường. Nếu không thực hiện cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách thì khả năng trẻ bị tử vong là rất cao. Vì thế, để các bà mẹ nắm được những kỹ năng̣ cần biết khi lần đầu làm mẹ, wu.edu.vn sẽ hướng dẫn thật chi tiết để giúp bạn bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất:

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi của mẹ Nhật

Sau khi qua 1 tháng tuổi thì các nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ sẽ không còn đe dọa đến trẻ. Mặt khác, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phần nào cũng dễ dàng và nhiều "thú vị" hơn nhiều. Hiện nay, các phương pháp chăm sóc bé sơ sinh của mẹ Nhật khá nổi tiếng và được rất nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Phương pháp này là một cách "rèn nếp trẻ sơ sinh" giúp con ăn ngon, ngủ khỏe và tự lập trong tương lai. Sau đây, wu.edu.vn sẽ bật mí cho bạn nhé!

Dỗ bé ngủ theo phong cách Nhật


Dỗ cho con ngủ mà không cần bế trên tay là một trong những bài học đầu tiên mà bạn phải đối mặt khi làm mẹ. Nhiều bố mẹ Việt có thói quen bế con trong lòng và đung đưa cho con ngủ. Điều này giúp con gần mẹ, thích thú nhưng cũng khiến con phụ thuộc, không tự lập. Do đó khi đặt vào nôi, con lại giật mình thức giấc, và bé sẽ khóc đòi bố mẹ dỗ dành khi bé thức giấc suốt đêm.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở Nhật thì không như vậy. Họ cho trẻ bú vừa đủ rồi để trẻ ngủ một mình trong nôi, có thể chung hoặc khác phòng với bố mẹ. Trẻ sẽ phải tự mình vỗ giấc ngủ chứ không được ỷ lại, làm nũng, ăn vạ. Chỉ khi trẻ cần và báo hiệu bằng tiếng khóc thì những người mẹ Nhật mới xuất hiện để giúp đỡ.

Ngoài ra, họ còn khuyến khích trẻ vận động hay nghe nhạc, trò chuyện, xoa chân hay làm mặt xấu trêu chọc bé để bé không ngủ ngày nhiều, hạn chế trường hợp đêm bé không ngủ được. Thay vào đó, họ cho trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn để lấy lại sức trong ngày. Chính vì thế, trẻ em Nhật trở nên tự lập và những người Nhật cũng đỡ vất vả hơn trong việc chăm con.


Người Nhật tập thói quen cho bé nằm trong nôi và chơi đùa cùng bé giúp tránh tình trạng bé đòi bế, bám người


Ở Việt Nam những người mẹ luôn phải khổ sở ép con ăn đúng giờ, đúng bữa, đủ phần để mong con không bị suy dinh dưỡng. Trái với điều đó, cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở Nhật hoàn toàn dựa vào nhu cầu ăn của bé. Nên bé yêu luôn ăn trong tâm thế thoải mái nhất, hấp thu tối đa dưỡng chất trong thức ăn. Khi trẻ không chịu ăn tiếp thì họ cũng không ép con phải ăn hết suất.

Bên cạnh đó, họ chỉ cho trẻ uống nước sau khi ăn xong chứ không phải là trong quá trình ăn như thói quen của những người Việt. Bởi vì khi ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị chứa enzym phân giải chất dinh dưỡng trong thức ăn thành chất bổ. Nước trắng sẽ làm loãng dịch vị này khiến thức ăn không được phân giải hết dưỡng chất và quá trình tiêu hóa cũng không tối ưu.


Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non và cách giúp trẻ tăng cân nhanh

Sử dụng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ


Đối với trẻ sinh non thì sữa mẹ là chất tốt nhất để giúp bé khôi phục lại thể trạng còn yếu sau khi sinh. Nếu bé chưa thể bú được, hãy chăm sóc bằng cách truyền dinh dưỡng vào tĩnh mạch. Nếu bạn bận, hãy vắt sữa và bảo quản đúng cách để người khác vẫn có thể cho bé bú sữa. Ngoài ra, trẻ sinh non rất cần bổ sung thêm chất sắt. Sử dụng trong 4 tháng đầu là đủ để đáp ứng lượng chất sắt còn thiếu trong cơ thể của trẻ.


Trẻ sinh non thường thiếu chất sắt vì vậy cần phải bổ sung trong 4 tháng để cơ thể trẻ phát triển như bình thường


Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ bị sinh thiếu tháng. Để chăm sóc trẻ khi ngủ, bạn cần phải lưu ý đến vấn đề sau:

- Để bé nằm ngửa khi ngủ, tuyệt đối không được nằm sấp.

- Để bé nằm trên nềm cứng và không cần gối đầu.

- Trẻ sinh non thường ngủ hơn nhưng thời gian lại rất ngắn. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên bên cạnh để chăm cho bé ngủ.


Thành phần chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ đã bao gồm đủ vitamin D và các khoáng chất cần thiết.

Hệ hô hấp và tiêu hóa của trẻ sinh non thường yếu hơn so với trẻ sơ sinh bình thường nên khi cho bú, mẹ cần chia nhỏ số lần ra làm 8 đến 12 lần mỗi ngày. Nếu bạn muốn bổ sung thêm chất sắt cho trẻ thì lưu ý rằng, không được sử dụng chung với sữa khi cho bé bú.


Cần chia nhỏ số lần cho trẻ sinh non bú vì hệ tiêu hóa của trẻ yếu hơn so với trẻ sơ sinh bình thường


Nhiều mẹ cứ nghĩa rằng, cho bé uống sữa càng nhiều càng giúp trẻ phát triển tốt nhưng điều này rất sai lầm. Hãy nhớ rằng liều lượng sữa và khung giờ để uống rất quan trọng đặc biệt là đối với trẻ sinh non.

Bạn nên cho bé bú mỗi lần cách nhau từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng và lượng sữa chỉ bằng 1/3 lượng sữa ghi trên hướng dẫn sử dụng. Và cứ mỗi tháng, bạn hãy tăng khẩu phần ăn cửa bé dần dần và tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi.


Đối với trẻ sinh non, mỗi lần cho bé bú cách nhau từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng và lượng sữa chỉ bằng 1/3 lượng sữa ghi trên hướng dẫn sử dụng


10 kỹ năng, lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh khi từ bệnh viện về nhà

Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là một việc dễ dàng. Nếu bạn vừa từ bệnh viện trở về nhà và bắt đầu chăm con nhỏ, chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối! Nếu chưa sẵn sàng, gia đình có thể giúp bé ăn dặm trong khoảng thời gian nào, nhưng cách cho bé ăn dặm như thế nào là có lợi nhất cho sự phát triển của bé, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây nhé.

Sự yêu thương và chăm sóc

Tình cảm chân thành và yêu thương con sẽ giúp ba mẹ trải qua giai đoạn đầy thử thách cùng bé. Bé sẽ khóc, ăn, ngủ không theo giờ giấc nhất định khiến ba mẹ mệt mỏi. Cùng yêu thương và chăm sóc bé nhé.

Cho em bé đi tắm

Nên tắm cho bé 1-2 lần / tuần để bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Trải khăn trong bồn tắm để tránh bị trượt, sau đó đổ nước ấm sâu 5 đến 7 cm. Cho xà phòng em bé lên người, xoa nhẹ rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó đặt trẻ lên khăn khô và lau sạch.

Cho ăn

Em bé cần được bú nhiều hơn ba lần một ngày. Trẻ sơ sinh khóc khi đói. Tuy nhiên, không thể cho trẻ ăn những thức ăn mà người lớn đã ăn mà trẻ phải uống sữa công thức hoặc sữa mẹ. Trước khi kê đơn sữa, bạn có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ về các phương pháp và biện pháp phòng ngừa cho con bú.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ đã no:

Thay 4 ~ 6 tã mỗi ngày

Tươi cười, tỉnh táo

Tăng cân

Cách cho trẻ sơ sinh ngủ

Trẻ sơ sinh nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng bằng cách ngủ. Càng ngủ, chúng càng ít khóc. Hãy tập cho bé thói quen ngủ vào những thời điểm bình thường, chẳng hạn như 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ chiều, 5 giờ chiều và 7 giờ tối. Trẻ sơ sinh nói chung phải ngủ 16 tiếng một ngày, nhưng độ dài của thời gian ngủ ở mỗi bé là khác nhau. Nếu trong phòng ngủ của trẻ thường sử dụng điều hòa thì ca mẹ hãy để ý thêm về nhiệt độ điều hòa phù hợp cho trẻ sơ sinh nữa nhé.

Tập cho trẻ nằm sấp

Trẻ sơ sinh cần cho trẻ nằm khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày. Bác sĩ cho rằng nằm sấp rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Tập nằm sấp giúp trẻ nằm sấp khi ngủ mà không bị ép mình và tránh bị ngạt thở.

Sự hỗ trợ từ người thân

Bạn cần thiết lập một hệ thống chăm sóc hợp lý, có nghĩa là bạn phải cho phép gia đình và bản thân được nghỉ ngơi và chăm sóc em bé. Bạn có thể phải sắp xếp để chồng, bố mẹ vợ và bố mẹ chồng tham gia vào nhóm chăm sóc trẻ sơ sinh. Đồng thời, bạn phải đảm bảo rằng ít nhất một người có thể đáp ứng nhu cầu của bạn và con bạn bất cứ lúc nào.

Làm dịu đứa trẻ đang khóc

Trẻ quấy khóc, có thể do nước tiểu ướt, đói, quá lạnh, quá nóng, v.v. Bạn có thể thử xem tã, cho chúng ăn và nếu không hiệu quả, hãy thử mặc thêm quần áo hoặc cởi quần áo của chúng. Bạn cũng có thể vỗ về chúng nhẹ nhàng và ngâm nga một bài hát ru. Bạn cũng có thể cho chúng ngậm núm vú giả hoặc để chúng nằm xuống. Đôi khi trẻ khóc mà không có lý do gì và bạn không cần phải làm gì cả. Chúng khóc chỉ tiêu hao năng lượng dư thừa và sau đó dần dần chìm vào giấc ngủ.

Tương tác với em bé của bạn

Trẻ sơ sinh không có nhiều hoạt động đa dạng mà cứ để trẻ nằm một chỗ sẽ rất chán. Hãy tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách hoặc cho trẻ đi dạo công viên mỗi ngày một lần, nói chuyện , treo những bức tranh nhiều màu sắc trong phòng, chơi nhạc cho trẻ nghe...Kiểm tra lại. Hai tuần sau khi sinh con, bạn cần đưa con đến bệnh viện để xem xét. Về những lưu ý khi tái khám, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn khi bạn xuất viện.

Phương tiện di chuyển khi có bé

Trước khi xuất viện, hãy trang bị ghế an toàn cho bé để đảm bảo an toàn cho bé khi ngồi trên xe. Cài đặt ghế an toàn trong xe và để em bé thích nghi với việc ngồi trên ghế của chính mình khi đi du lịch càng sớm càng tốt. Hoặc nếu là xe máy thì bạn cần che chắn cẩn thận cho trẻ để tránh khói bụi nhé.

Hy vọng, với những cách chăm sóc trẻ sơ sinh đã được nêu trên, các bậc phụ huynh sẽ có thể nuôi dạy bé theo cách tốt nhất có thể để giúp trẻ phát triển toàn diện. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh nhé.

Tác giả: Team wu.edu.vn 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời


Bạn có thể tắm cho trẻ sơ sinh 3 ngày một tuần và không cần thiết phải tắm cho trẻ mỗi ngày vì có thể sẽ làm cho da của bé bị khô.

Xem thêm: Những Lời Chúc Sinh Nhật Cho Bạn Gái Hay Và Ý Nghĩa Nhất Bạn Nên Tham Khảo


Bạn hoàn toàn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh thay vì dùng dầu dưỡng những hãy lưu ý chọn những sản phẩm dưỡng da sản xuất riêng biệt cho vùng da nhạy cảm và mỏng manh của trẻ sơ sinh để tránh tình trạng kích ứng trên da trẻ.


Vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện nên trẻ sẽ rất dễ bị bệnh vì kháng thể còn rất yếu nên không thể tự chống lại những loại bệnh. Do đó, bạn hãy chú ý chăm sóc trẻ thật kỹ càng và đúng cách để trẻ không bị mắc các bệnh như cảm lạnh, sốt,..nhé!