(LTG: Chuyện nhà ông Tám như cuốn phim tua nhanh, gói gọn trong một trang fb, lối kể tưng tửng nửa thật nửa hư.

Bạn đang xem: Chuyện nhà ông ca

Đây không phải là tác phẩm văn học, mà là một câu chuyện đời dưới lăng kính của Trí Tuệ.)

Phần 1

CON HƯ TẠI MẸ TẠI CHA

CHÁU HƯ LÀ TẠI CẢ ÔNG LẪN BÀ.

Chuẩn đầy đủ là phải như vậy.

Thế nhưng để trốn trách nhiệm nên ông Tám gọt câu đi rõ ngắn để trách bà Tám:

“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.

Ông Tám “lé” nổi tiếng làng Hạ, bởi nhẽ ông sở hữu ba cái nhất làng, các cụ bảo “nhất lé nhì lùn” ông chiếm hết cả hai luôn, người làng trêu bảo nhìn rau gắp thịt.

Mặc dù xấu mã chút nhưng ông được cái thất học, ông chỉ học hết lớp 5 trường làng, nhưng riêng khoản tính nhẩm thì nhất làng luôn. Cái nhất thứ ba là ông giàu nhất làng.

Bởi trời phú cho ông biết tính biết toán nên ông luôn thức thời, ông buôn bán ngược xuôi, tay trắng làm nên cơ nghiệp, ông làm ăn như diều gặp gió, từ hộ cá thể ông đã mở doanh nghiệp đầu tiên trong vùng, lên xe xuống ngựa, kẻ đưa người rước. Ông giao du làm ăn với toàn quan tỉnh quan huyện. Năm người con ông bà Tám, 3 trai, 2 gái, đứa nào cũng sáng sủa, học giỏi.

Ông bà bảo nhau dù vất vả mấy cũng cho con cái ăn học tử tế để mở mặt với đời, không phải vất vả lam lũ thất học như ông bà.

Nhà có điều kiện nên các con ông có mỗi nhiệm vụ là ăn và học, không phải động tay chân gì, có giúp việc lo hết.

Đàn con là niềm tự hào, là báu vật của ông bà, muốn gì được đó, ông chiều tận răng.

Người làng Hạ ai ai cũng ao ước được như gia đình nhà ông bà Tám, của ăn của để, con cháu đề huề chả thiếu thứ gì.

*
*

Ông bà rất tham việc, yêu tiền, ma chay hiếu hỷ trong họ, trong làng ông cũng ít quan tâm vì bận quá, thân thiết thì ông gửi phong bì, ông cho rằng có tiền có tất cả.

Mẹ ông ốm ông cũng không có thời gian thăm nom, giao hết cho giúp việc, thi thoảng ông đáo qua, tay chống cửa nhìn vào hỏi mẹ sao rồi? Khi nghe bà cụ rên hừ hừ bảo “mẹ không sao” ông mới yên tâm tót lên xe đi tiếp khách đón hợp đồng mới.

Lần ấy, lúc đang đi công tác tỉnh bên nghe tin dữ mẹ ông đã qua đời mà không ai hay. Ông kêu khóc u buồn 3 hôm. Ông bỗng hối hận vì chưa chăm sóc được mẹ chu đáo mà mẹ đã vội đi. Thế nên ông quyết làm đám ma cho mẹ to nhất làng để an ủi linh hồn bà. Ông thuê cả đội kèn tây và đội kèn ta, trống cà rùng, đồng ca hợp xướng vang lừng cả vùng quê, quan khách xếp hàng dài vào viếng, vòng hoa 3 xe tải chở ra cánh đồng mới hết. Dân làng xì xầm từ thuở nhớn đến giờ mới chứng kiến đám ma to đến vậy. Ông hãnh diện với dân làng lắm.

Cậu cả học hành đỗ đạt, lấy vợ sinh con được ông mua cho căn nhà trên thành phố, thi thoảng nó về thăm nhà, nhớn nhác tý rồi đi, lễ tết thì đi du lịch 5 châu 4 biển, nhà có điều kiện mà.

Cậu hai thì ông cũng mua cho căn nhà và lo lót làm cán bộ trên huyện, hai cô con gái cũng đỗ đạt và đi du học ở nước ngoài.

Cậu ba học xong đại học thì ông bắt về kế nghiệp kinh doanh gia đình, nhưng ông vốn tính gia trưởng, ông muốn cậu ba là bản sao của ông, cứ mỗi khi nó mở miệng góp ý, đưa ra các sáng kiến là ông gạt phắt đi nói… Anh đừng có mà “trứng khôn hơn vịt”. Các anh chỉ lý thuyết suông thôi… chịu không nổi cậu ba bỏ đi Hà Nội làm theo ước mơ của cậu.

Dường như sức chịu đựng của tạo hóa cũng đã tới hạn.

Trưa hè yên ả ve kêu rôm rả, cô con dâu thứ hai chở 2 đứa con gửi cho ông bà nuôi hộ và tuyên bố xanh rờn rằng chúng nó đã ký đơn ly dị vì cậu hai tối ngày say xỉn về đánh vợ, nó bảo từ ngày lấy nhau, suốt ngày đi hầu rượu các sếp, với lại dạo này đang quy hoạch cán bộ nguồn. Vì công danh sự nghiệp chứ báu bở gì mà về con vợ cứ càm ràm.

Ngày 1 cậu nhịn được, ngày 3 cậu nhịn được, đến ngày thứ 7 thì cậu ứ thèm nhịn nữa, không hiểu sức mạnh từ đâu ra, cậu thẳng tay tát bốp vào cái mồm chua ngoa của vợ. Hình như chạm lò thuốc súng, vợ cậu hai tuyên bố… bà hết chịu nổi rồi nhé, li dị đi. Xoẹt, ký đơn rất nhanh, tuổi trẻ có khác, quyết gì cũng nhanh.

Bà Tám đành nuôi hai đứa cháu nội. Bận bịu nên bà đưa cho mỗi cháu cái điện thoại và cái ipad muốn xem gì thì xem, vì thương cháu hoàn cảnh nên các cháu muốn gì bà cũng chiều. Bà cứ chất đầy tủ lạnh bơ, sữa, nước ngọt, các cháu bà cứ xem youtube, ăn, ngủ, chơi game rồi ngủ và ăn, không vận động gì, không nói với ai, ông bà đi đâu về chúng cũng chẳng chào ai, cứ cắm mặt vào điện thoại, thậm chí ăn uống cũng không biết mời ai, có 3 tháng mà mỗi đứa tăng 20kg nhìn như em chã.

Hai đứa trẻ tội nghiệp như hai ngọn cỏ dại cứ tự lớn trong vòng tay đểnh đoảng của bà nội như vậy. Ông Tám trách.. Thật đúng là…. cháu hư tại bà, còn bà chép miệng phân bua.. Các cháu nó còn dại, kệ, ông để tôi từ từ dạy sau.

Dạo này bà Tám thấy ông Tám trầm tư, ông hay thở dài.

Đại dịch covid khiến cho dự án du lịch sinh thái không có khách, đốt sạch thành quả của ông tích cóp được, Trung Quốc phong tỏa khiến nhà máy của ông cũng đứt nguyên liệu đầu vào cũng chỉ vì con covid, đối tác thì hủy hợp đồng, nhà máy đắp chiếu thua lỗ, đứt dòng tiền, mất vốn. Ông hoang mang không hiểu nổi. Ngày xưa hai tay trắng, quan hệ không, kinh nghiệm không, làm đâu trúng đấy, đầu tư đâu lãi đấy, cứ vậy mà dựng cơ đồ không mùi thất bại.

Thế mà bây giờ vốn lớn, mưu mẹo kinh nghiệm nhiều, quan hệ rộng, tính toán chắc ăn, kế hoạch khoa học, mà đầu tư đâu thất bại đấy khiến ông không giải thích được. Ông cảm thấy mất phương hướng, thành ra tâm tư.

Người ta bảo xã bên có bà đồng Lanh xem bói đúng lắm. Ông Tám thử đi xem khi nào thoát cảnh bế tắc này.

Ông ngập ngừng bước vào ngôi điện khói hương đặc quánh. Ông từ tốn đặt lễ. Sau khi lầm rầm khấn, bà đồng quay ra phán:

“Người này được cô cho ăn lộc mà nay mới tới cửa cô, biết sớm thì giờ là tỷ phú đô la không chừng, thôi muộn còn hơn không. Cô là cô không đánh kẻ chạy lại.”

Thưa cô xem…. Ông đang mở lời thì bà Lanh xuỵt ra hiệu cho ông im lặng để bà phán.

Số nhà anh là số ở đền to phủ lớn, kẻ đưa người rước, nhà có người hầu kẻ hạ cơ đấy.

Tim ông đập thình thịch, sao đúng thế, quá tài, ông vô thức chắp hai tay lên vái.

Sao sa cơ đến lỗi này có biết không?

Ông vã mồ hôi lập cập trả lời.

Khô…o..ông ạ. !

Anh muốn cô cứu không?

Dạ cô cứu con.

Rồi cô Lanh sai ông sắm đầy sân đồ lễ nào ngựa, nào voi, nào vàng mã, rồi đích thân cô Lanh sang cúng lễ múa may cho ông cả buổi mới xong.

Thật linh nghiệm, khi cô Lanh về rồi thì ông nhận được thông báo từ ngân hàng bàn về thủ tục phát mại nhà máy vì nợ quá hạn đã sang CIC đã rơi vào nhóm 5.

Ông hoảng hốt thực sự.

Cái dở là làng này mỗi mình ông giàu, thậm chí anh em ông cũng nghèo và lam lũ lên không ai giúp gì được ông.

Ông thầm trách cả làng, anh em họ mạc sao không chịu giàu hơn ông để lúc tắt lửa tối đèn còn cứu nhau.

Ông thấy thật cô đơn.

Còn nước còn tát ông quyết tìm cửa sinh.

Ông lại đi xem bói.

Nghe nói Vô ưu tiên sinh bậc thầy về độn toán và mạch Thái tố.

Gieo xong quẻ, Vô ưu tiên sinh giương mục kỉnh nói: ông gặp phải quẻ Thủy Lôi Chuân… rối ren không biết lối nào mà lần. Ông Tám tái mặt, ông nghe rõ nhịp tim đập.

Động hào hai, “Tuyệt xứ phùng sinh cách”, cửa sinh của ông là cậu con trai cả…Còn chút phúc này nếu nhà ông không giữ của đình chùa một đồ thờ. Vô ưu tiên sinh nhìn thẳng vào mắt ông Tám…

Nghĩa nghĩa là sao thưa cụ?

Nghĩa là ông còn phúc và cậu trai cả sẽ cứu được ông nếu trong nhà ông không có chứa một đồ thờ của đình chùa. Thậm chí cháu ông sẽ không bình thường.

Ông Tám gần như quỵ xuống, bởi ông đang giữ một cái mâm bồng cổ của đình làng Hạ. “Tôi hại con hại cháu tôi rồi”.

Ngôi tam đại bị động lo mà sửa đi.

Vô ưu tiên sinh nói thêm cho một câu rồi lắc đầu rồi bỏ đi vào sau nhà.

Ông Tám đi như bay về nhà, hộc tốc sắm lễ đặt lên mâm bồng, ông đội lễ ra đình quỳ lễ sám hối và trả lại ban thờ Thành Hoàng. Xong ông phi ra nghĩa trang thì ôi thôi trâu đi qua đạp sụt cả một góc mộ cụ cố. Ông gọi mấy anh em bàn sang sửa lại cho khang trang nhưng mọi người nhìn ông như sinh vật lạ, bảo bác Tám dối già sao lại tự nhiên đòi tôn tạo mộ các cụ, và không ai cho ông làm vì sợ gở.

Ông bốc máy gọi điện thoại cho thằng cả, giọng ông vội vã

Năm cứu bố, công ty bị phát mại.

Trời, sao bố không nói sớm, bố có bao giờ chịu chia sẻ với con đâu. Con vừa thua Bitcoin hết rồi. Con đang định vay bố gỡ lại.

Thế cái Mit na cháu bố ngoan không?

Chả giấu gì bố, con bé có biểu hiện tự kỷ. Vợ chồng con chạy chữa các nơi mà không khá hơn.

Cạch…

Alo bố đâu rồi.

Ông Tám rơi chiếc điện thoại, ngã vật xuống đất.

Ối làng nước ơi! Cứu tôi với!

Ông Tám ơi ông sao vậy.

Í o í o í o…. Tiếng còi xe cấp cứu rời xa làng Hạ.

Một tuần sau.

….. Ôi ông tỉnh rồi à? Ôi tạ ơn trời Phật.

….. Tôi đang ở đâu thế? Giọng thều thào yếu ớt.

Ông đang nằm ở bệnh viện tỉnh, ông hôn mê một tuần rồi, tỉnh lại là tốt rồi.

Ông Tám dần bình phục, từ ngày ông tỉnh lại, ông thèm sống sợ chết hơn bao giờ hết, ông thèm cảnh gia đình đoàn viên, thèm tiếng nói câu cười, thèm tiếng chim tiếng chó, ông thèm cuộc sống yên bình. Ông thấy lạ, ông chỉ thấy anh Đại hàng xóm và bà chăm ông, còn không thấy con cái đâu.

Bà bảo may có chú Đại trực chờ, chăm nom khuya sớm chứ mình tôi thì gục mất, lại còn hai đứa nhỏ ở nhà nữa, cứ chạy đi chạy về.

Anh Đại khiêm nhường đỡ lời:

Các cháu nhà em được ăn học cũng là nhờ chị đây giúp. Ơn anh chị em bao giờ trả hết.

Ông hỏi các con đâu thì bà bảo, chúng chỉ gọi điện thoại thăm hỏi, vì đứa nào cũng bận.

Tự nhiên hai hàng lệ ông ứa ra từ đôi mắt lé, nhìn vừa thương vừa buồn cười, ông Tám thét ra lửa của ngày trước đâu rồi, sao nay lại trở tính trở nết mềm yếu đến vậy.

Ông ngộ ra một điều gì đó.

Năm ấy làng Hạ mất mùa.

Phần 2

HỒI SINH

(Còn tiếp nếu mỗi người tặng một like)

Lời bàn: Đọc truyện này bất kỳ ai học và thấm nhuần Trí Tuệ, đều biết gốc vấn đề và biết trước kết quả nó sẽ là như thế như thế.

Bạn nói giời nói biển họ biết hết kết cục đấy, nhưng họ chả nói gì đâu, họ chỉ mỉm cười hiền từ thôi.

Chỉ ra mấy ý dưới lăng kính Trí Tuệ, chứ mà đầy đủ thì lời bàn có khi dài hơn truyện.

Ông Tám lé không hiểu gốc của tài lộc mà ông có được là do cái gì. Ông nhờ phúc đấy chứ, ông không có khả năng gì hết. Nhiều người bằng nọ bằng kia đi chạy grap kia kìa, giáo sư, tiến sĩ cũng nghèo, còn nhiều người chả học hành gì đang làm ông chủ kia kìa.

Học vị dù thế nào cũng chỉ là phương tiện để kiếm sống, còn bảo học để giàu là nhầm. Có người vừa giàu vừa giỏi, có người giỏi mà không giàu, có người giàu mà không giỏi, và đại đa số không giỏi cũng không giàu. Giỏi và giàu cũng vô tích sự nếu không giúp ích gì cho cộng đồng và xã hội.

Bằng chứng là: Ngày xưa hai tay trắng, quan hệ không, kinh nghiệm không, làm đâu trúng đấy, đầu tư đâu lãi đấy, cứ vậy mà dựng cơ đồ không mùi thất bại.

Thế mà bây giờ vốn lớn, mưu mẹo, kinh nghiệm nhiều, quan hệ rộng, tính toán chắc ăn, kế hoạch khoa học, về lý thuyết ông phải càng thịnh vượng gấp chục lần chứ? Thế mà sao đầu tư đâu thất bại đấy? Có phải phá vỡ nhận thức chúng ta về khả năng không?

Điều thất bại nữa là ông không lường được thời thế. Con người cũng chỉ là hạt cát trong sự vận động của thời thế. Chỉ có bậc anh hùng mới vận được thế.

Khi không hiểu gốc của vấn đề thì đại đa số mất phương hướng và rơi vào mê tín.

Trong hai nơi ông đến thì bà đồng Lanh nhờ thủ thuật tâm linh nên đọc vị ra một số thông tin tạm chuẩn về quá khứ khiến khổ chủ tin để bà phán gì cũng nghe, và đạt mục đích là cúng để kiếm tiền.

Vô ưu tiên sinh cũng như rất nhiều bậc độn toán, tử vi lý số đọc rất chuẩn sự kiện vận hạn, nhưng tất cả chỉ đọc ra mà không có phương pháp giúp người ta hóa giải bất ổn cho triệt để.

Khi nằm viện giữa sống và chết, con người đa phần sống thật và đối diện với chính mình. Ông Tám khóc vì ông chua xót đánh đổi cuộc đời cho con cái, nhưng giữa sinh tử thì không thấy đứa nào.

Bởi nguyên lý nước mắt chảy xuôi.

Ông Tám chỉ chăm chăm lo cho con, nhưng lỗi Đạo Hiếu với bậc sinh thành. Mà Trí Tuệ dạy rằng: muốn con ngoan thì mình phải có hiếu.

Ông lo cho con, thì con của ông nó cũng chỉ lo cho con là đúng còn trách gì.

Đấy là lỗi gốc.

Cây có gốc mới nảy cành xanh lá cơ mà.

Với lối nuôi dạy con cái như vậy thì đàn con nhà ông Tám mất chữ Lễ mà chỉ có chữ Văn. Ảnh hưởng sang tận đời cháu của ông bà Tám.

Ông Tám phạm giới luật, khiến cho ông mất phúc hồi báo, nhân quả hiện tiền và cháu nội phải gánh họa. Ấy là chi tiết cái mâm bồng của đình.

Kết cục của cậu hai: Cậu đã đổi ba thứ vô giá là sức khỏe, hạnh phúc gia đình, tương lai con cái, lấy thứ có giá là công danh tài lộc. Các cụ nói rồi, có phúc có phần, muốn làm quan phải có mồ có mả, muốn làm giàu phải có đất có cát. Ấy là phúc phần phải lớn thì không cầu cũng được, phúc mỏng thì hầu hạ bợ đỡ cũng chả được như ý thành ra bất mãn.

1- Ông Duy nằm thẳng đuột giữa giường. Hai tay ông đặt trên bụng. Đôi mắt ông trân trân nhìn lên trần nhà. Căn nhà âm u mờ mờ tối kể từ khi mụ vợ ông nảy ra cái sáng kiến làm một cái cánh cửa cuốn ngăn nửa gian phía ngoài để làm nơi bán cà phê, giải khát.
Khi còn đương chức, ông đi cả ngày từ mờ đất tới khuya mới mò về, ăn xong là ngủ, mụ vợ mặc sức sử dụng căn nhà để buôn bán hay làm gì cũng chẳng sao. Từ ngày ông về nghỉ hưu, luẩn quẩn ở nhà thì mới sinh chuyện. Có thằng con trai bằng tuổi con út ông vừa vào đến cửa đã ôm chầm lấy đứa con gái vừa hất hàm trịch thượng:
- Ông chủ! Cho một cà phê đen, một cam vắt! Nhanh lên! Ông bưng ly cà phê ra đã thấy đứa con gái ngồi trong lòng thằng con trai. Thằng con trai vừa luồn tay vào trong áo con bé vừa hất hàm bảo ông:
Sau vụ ấy, ông liền dẹp tuốt tuột những cái bàn con con kê ngổn ngang khắp các xó xỉnh trong nhà được ngăn cách bằng những tấm bình phong mỏng mảnh cho những đôi trai gái vừa uống cà phê, nước ngọt vừa ôm nhau. Mụ vợ ông gầm lên. Đang làm ăn, buôn bán thuận lợi thì tự dưng ông chồng giở quẻ. Hai vợ chồng ông cãi nhau một trận ầm ĩ cả phố. Đất trời cứ tưởng chẳng bao giờ chịu nhau. Nhưng mưa gió sấm chớp mãi cũng có lúc phải trời quang mây tạnh. Một đêm, mụ vợ thẽ thọt bảo:
- Thôi thì ông nghỉ hưu, đã có chút lương bổng nhà nước còn tôi thì phải buôn bán, kiếm sống. Tôi sẽ cho sửa lại căn nhà, ngoài mặt tiền lấy chỗ bán hàng, còn phía trong là vương quốc riêng của ông...
*
Ông Duy im lặng. Mụ vợ gọi cánh thợ nề, thợ sắt đến cưa đục, đập phá, xây chát chỉ nửa buổi là xong. Một cái cửa cuốn bằng tôn chỉ cần bấm nút điện xoẹt một tiếng là đã hạ xuống ngăn đôi gian nhà ra làm hai nửa riêng biệt, hai thế giới khác nhau. Phía ngoài là giang sơn của mụ vợ được ngăn ra thành từng ô nhỏ suốt ngày rúc rích, lào thào, hổn hển. Phía bên trong cái cửa cuốn là khoảng không gian tĩnh lặng của ông. Ông Duy suốt ngày hết đọc báo lại xem tivi. Mụ vợ dặn: "Không có việc gì thì đừng có mà ra ra vào vào, khách khứa của tôi thấy ông đạo mạo sợ chạm hải quan, phòng thuế tản mất thì hết mối làm ăn của tôi!". Mụ vợ không dặn ông cũng biết tỏng. Mụ ấy bán cà phê chỉ làm bình phong. "Chuyên ngành" chính của mụ ấy là đổi tiền, buôn đô la, ngoại tệ, buôn bán tiền lẻ, trao đi, đổi lại kiếm phần chênh lệch. Cũng chỉ là loại buôn bán, đổi chác kiểu cò con, cải thiện mâm cơm chứ cũng chẳng mong làm giàu.
2- Còn nhớ ngày xưa, hai vợ chồng ông đều cùng công tác ở cửa hàng bách hóa quốc doanh thị trấn huyện. Ông là cán bộ phụ trách cung tiêu, chuyên đi nhận hàng ở tổng kho, hoặc đưa hàng xuống các hợp tác xã mua bán cấp xã. Bà là nhân viên đứng quầy chuyên bán hàng cung cấp cho cán bộ có phiếu ưu tiên. Bán hàng ngày ấy vừa nhàn vừa oai, khối người phải quỵ luỵ. Nhìn cảnh các cán bộ, nhân viên ăn lương nhà nước hẳn hoi, tay cầm một nắm tem phiếu, sổ gạo đứng xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng bà thích lắm. Bà thường tưởng tượng mình là một người chỉ huy, thống lĩnh ba quân, ban phát ân huệ cho hạ cấp. Đang bán hàng thấy khát, bà bỏ đi tìm nước đến hàng chục phút mà chẳng ai dám kêu ca. Khách hàng có oán thán thì nuốt vào bụng, miệng vẫn phải ngọt nhạt: "Chị làm ơn, bán cho em tiêu chuẩn gạo thịt tháng này!". Đất nước lúc khó khăn phải phân phối thu nhập bằng tiêu chuẩn tem phiếu. Trong cái cơ chế bao cấp ấy khó khó khăn cho người này lại có lợi cho người khác. Đó chính là những người được giao "cầm cân, nảy mực" như vợ chồng ông. Chỉ cần cân non một tý, đong vơi một tẹo, kéo căng một chút khi cân đong đo đếm thì đã có đủ gạo thịt muối mắm cả nhà ăn suốt tháng, thừa vải may quần áo mặc cả năm...
Chuyển sang cơ chế thị trường, những cái cửa hàng mậu dịch quốc danh, hợp tác xã mua bán tem phiếu ấy thoi thóp được một thời gian rồi chết hẳn. Ông được chuyển lên phòng thương nghiệp huyện, phấn đấu mãi cũng vào được cái chân trưởng ban hành chính, rồi chủ tịch công đoàn, cán bộ lèng đèng nhưng có chỗ cắp ô đi về. Bà vợ ông làm tạp dịch một thời gian thì về hưởng trợ cấp một lần.
3- Là một người ưa hoạt động phải nghỉ công tác ông thấy hụt hẫng, chơi vơi. Nhưng mọi sự đều phải quen dần. Con người bao giờ cũng phải tự thích nghi với điều kiện sống. Ông vẫn thường tự nhủ như vậy. Tuy nhiên ông không thể làm quen được với việc suốt ngày ngồi ru rú trong căn nhà tối mù mù, âm âm u u thế này. Ngôi nhà ống của ông chiều rộng chỉ có hơn hai mét, chiều dài lại những hai mươi mét, không cửa sổ, thủng hai đầu đuồn đuột như một đoạn cống hộp. Từ khi mụ vợ ngăn phía trước làm nơi bán hàng, chắn luôn nguồn ánh sáng chiếu vào. Một hồm nằm ngó lên trần nhà ông chợt thốt lên: "Nhà với cửa, giống hệt như một cái quan tài!". Bà vợ ông giật nảy mình cáu cẳn: "Ngày mùng một ông nói năng thế sui cả tháng đấy!".
Ông không thèm cãi lại mụ vợ. Ông đang bần thần với sự "khám phá" mới của mình. Từ ấy cái cảm giác đang nằm trong quan tài luôn luôn ám ảnh ông.
Ông Duy vốn là người không được khoẻ mạnh cho lắm. Hồi còn nhỏ ông là người hay ốm yếu. Bà mẹ sau khi sinh ra ông bị hậu sản lại ít thuốc thang, chả có gì bồi bổ vào cơ thể nên mất sữa. Ông nhớ như in mỗi lần bị ốm, bà mẹ lại cõng ông ra trạm xá xã. Bà y tá sờ trán thấy nóng thì bảo sốt, thấy lạnh thì bảo cảm. Thi thoảng lắm bà y tá mới dí cái ống nghe cũ kỹ, chằng dây thép cho khỏi rơi khỏi tai vào ngực ông để nghe ngóng cho có vẻ khám bệnh rồi kê đơn. Vài viên thuốc cảm, quá lắm là một lọ pênêxilin bột và vài ống nước cất. Ông tiêm vài mũi thấy đơ đỡ. Hôm sau bà mẹ đi gặt, ông tự đến trạm xá để tiêm. Bà y tá già mắt mũi kèm nhèm, kim tiêm cùn xuyên mãi mới được khiến ông đau chảy cả nước mắt. Ngày hôm sau nữa qua chỗ hồ nước ông ném luôn mấy ống nước cất vào bụi gai sòng sọng, trút bỏ chút bột pênêxilin giữ lại cái lọ để đựng mực đi học.
Cũng do thể trạng yếu ớt nên ông rất hay bị mộng mị, ác mộng. Ông thường mơ thấy mình nằm chênh vênh trên miệng một cái hố sâu thăm thẳm, chỉ chực lăn xuống. Cũng do gầy yếu nên cả làng đều gọi ông là "thằng Còm".
Ấy thế mà khi ông làm trưởng ban cung tiêu khối kẻ xúm xít xung quanh, nịnh nọt để mong ông tuồn cho các loại hàng hoá thiết yếu như lốp xe đạp, mì chính, mắm tôm khô, cao cấp hơn nữa là đôi pin đèn con thỏ, cái phích đựng nước nóng Trung Quốc...
Bây giờ nghỉ hưu, trở thành "người vô dụng" như ông vẫn tự nghĩ thì ông lại thấy mình như đang rơi vào tình trạng của thời thơ ấu. Cũng kể từ khi khám phá ra mình nằm trong căn nhà ống dài thượt giống như đang nằm trong cái quan tài khổng lồ thì ông lại hay bị ác mộng. Bà vợ ông cất công lên tận phố Thuốc Bắc cắt cho ông vài thang thuốc bổ, loại sắc lên thơm ngào ngạt, loại thì ngâm trong hũ rượu, toàn vị quý hiếm nhưng ông vẫn không thấy khoẻ hơn. Có đêm ông mê sảng hú lên dữ dội khiến bà vợ cũng hoảng hồn, chết khiếp.
4- Công an ập vào quán cà phê nhà ông Duy. Bà vợ ông há hốc mồm ú ớ, mặt cắt không còn giọt máu. Bà vội vơ nắm tiền lẻ đang bày trên bàn nhét vào túi. Đó là các loại tiền lẻ bà vẫn bán cho những người đi lễ chùa đặt lễ, làm công đức. Xong xuôi bà giơ hai tay ra như sẵn sàng tra vào còng số 8 của công an.
Nhưng ba bốn anh công an và cả một đôi nam nữ trẻ - chắc chắn là công an mật - đang chúi đầu vào nhau ở cái bàn phía gần cửa lại lao nhanh về phía góc quán, nơi có hai người nam và một phụ nữ đang ngồi. Cả ba bị túm tay quặt ngược ra phía sau lưng. Một tên định thò tay vào bụng liền bị quật ngã sóng soài ra nền nhà. Khẩu súng ngắn hắn giấu trong người văng ra. Những chiếc còng số 8 bập tanh tách nghe rất gọn và chính xác. Đại diện chính quyền phường và tổ dân phố cũng đã đến. Mấy chiếc cặp xách và túi của ba người này được đặt lên bàn và mở ra. Thì ra đây chính là một đường dây chuyên buôn bán ma tuý. Quán cà phê nhà ông Duy chính là nơi giao dịch "hàng trắng" của bọn chúng.
Ông Duy đang nằm xem tivi trong "chiếc quan tài khổng lồ" thì được công an mời ra để cùng bà vợ làm người chúng kiến và ký vào biên bản bắt quả tang buôn bán chất ma tuý. Ông Duy tái mét mặt khi nhìn những bánh hêrôin trắng hếu và những tập tiền bày trên bàn.
Sau khi ba tên tội phạm bị dẫn giải đi rồi, anh công an khu vực còn ở lại. Anh mời vợ chồng ông Duy ngồi xuống và nghiêm khắc cảnh cáo:
- Ông bà cần chú ý! Quán cà phê này còn là nơi bọn môi giới mại dâm thường xuyên đến để gọi gái cho khách đấy...

Xem thêm: Trí Tuệ Nhân TạO - Trí Tuệ Nhân Tạo (Ai)


- Ôi giời... - Ông Duy giơ hai tay lên trời. Mồ hôi ròng ròng trên má. Trong ánh sáng nhập nhoà của ánh điện khuôn mặt ông xám ngoét, méo mó. Bà vợ ông Duy thì thu lu hai tay giữ túi tiền. May mà chuyện buôn bán tiền lẻ, đổi ngoại tệ của bà không bị công an nhắc đến.
5- Mấy ngày liền quán cà phê nhà ông Duy không bán nhưng vẫn đông người vào ra. Đám thanh niên hiếu kỳ kéo đến đứng giữa nhà ông chỉ chỏ bảo nhau:
- Chắc là bọn chúng cũng phải "bồi dưỡng" rất đậm cho ông chủ quán nên mới ung dung hoạt động như thế...