Công viên rộng 700 m2 trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (công viên Công xã Paris) vừa được chỉnh trang, cải tạo thành vườn hoa. Trong khuôn viên trồng hoa trang mỹ, cúc Đà Lạt, dừa cạn Thái, phi yến... màu sắc bắt mắt.

Bạn đang xem: Công viên nhà thờ đức bà

Nhà thờ Đức Bà là địa điểm tham quan nổi tiếng của TP.HCM. Trong ảnh, du khách nước ngoài dạo bước trong công viên trước nhà thờ.
Vườn hoa với hoa dừa cạn, hoa cúc tỏa sắc, hướng nhìn qua tòa nhà Bưu điện Thành phố.
Công viên Công xã Paris khi cải tạo, hợp với kiến trúc Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, tòa nhà UBND quận 1... giúp khu vực không gian đô thị có chiều sâu lịch sử này thêm sắc thái nhẹ nhàng, hấp dẫn. 
Bạn Ngọc Linh, một người đam mê nhiếp ảnh đến ghi hình, quay phim, lưu lại cảnh đẹp trước khuôn viên đầy hoa.
Trong quá trình thi công sửa chữa Nhà thờ Đức Bà, các hoạt động cử hành thánh lễ vẫn được tiến hành bình thường, riêng việc tham quan bên trong nhà thờ tạm ngưng.
Những đóa cúc rực rỡ trong nắng.
Những luống hoa giúp khu vực trung tâm này mang một sắc thái tươi tắn.
Du khách người Anh chụp luống hoa cúc phía trước nhà thờ.
Việc thi công trùng tu Nhà thờ Đức Bà được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2019, với sự tham gia của một số công ty chuyên về xây dựng, trùng tu trong và ngoài nước. Hầu hết vật liệu trùng tu như ngói, kính màu,… được mua từ Pháp và Đức.
Dười thời tiết nắng gắt, nữ công nhân tranh thủ tỉa cỏ.
Sàn công viên được lát lại đá, sửa lối đi, đặt nhiều thùng rác xung quanh. 
Chị Thùy Dương (ở Bình Thuận) chụp ảnh với con trai, cho biết: "Tôi cùng gia đình vào TP.HCM du lịch. Vườn hoa ở đây tỏa sắc rất đẹp, tạo ra không gian thoải mái giữa trung tâm thành phố".
Du khách người Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm trước vườn hoa.
Trước đó, UBND quận 1 đã cải tạo công viên Công trường Lam Sơn, sau lưng Nhà hát thành phố (vốn là bãi xe rộng 1.000 m2) thành công viên rực rỡ hoa. Nhiều công viên khác ở bến Bạch Đằng, công trường Mê Linh,... cũng sẽ được chỉnh trang, trồng hoa trong thời gian tới.

Minh Thanh

Ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, người Pháp đã cho xây dựng nhà thờ để làm nơi hanh lễ cho những người công giáo trong đôi quan Viễn Chinh. Nhà thờ được xây ở đường số 5, trên nên của một ngôi chùa nhỏ của người Việt đã bị bỏ hoang… Ngoài mục đích làm chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh nước Pháp trước người dân thuộc địa.

*
Du lịch Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5 m, chiều cao 21 m. Chung quanh không có tường rào bao bọc. Móng của nhà thờ thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trên. Nhìn bên ngoài, từ tường đến mái toàn bộ là một màu đỏ gạch nung tươi mới, không hề có rêu mốc bám vào. Hiện trong nhà thờ còn có một số ngói vỡ, bên trên có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có thể đây nơi sản xuất loại ngói này), một số mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang – Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian mà theo Linh mục Vương Sĩ Tuấn (phụ tá Linh mục Chánh sở Huỳnh Công Minh), có nhiều cửa kính của nhà thờ bị vỡ. Hệ thống kính màu trên tường gồm 56 chiếc, mô tả các nhân vật và sự kiện trong Thánh kinh. Khi có ánh sáng chiếu vào toát lên vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy. 31 lỗ thông hơi hình bông hồng tròn, xuyên thẳng vào tường rất khéo trông như những hoa văn trên tấm lụa. 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp.

*
Bên ngoài Nhà thờ Đức Bà

Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ, tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Thánh đường có sức chứa khoảng 1.200 người, với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc (tổng cộng 12 chiếc) tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang có khá nhiều khoang. Tại đây, đặt khoảng hơn 20 bàn thờ với các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Hệ thống chiếu sáng của thánh đường ngay từ đầu đã được thiết kế bằng điện, không dùng đèn cầy. Ban ngày thì được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, thông qua các cửa kính màu và các lỗ thông gió.

*
Chuông Nhà thờ Đức Bà

Hai toà tháp chuông được xây dựng năm 1895, cao 57 m. Năm 1920, ở mỗi bên tháp chuông, người ta đặt một cây thánh giá cao 3,5 m, ngang 2 m. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,5 m. Tháp chuông có 6 quả chuông nặng tổng cộng 25.850kg lớn nhất Viễn Ðông thời đó, âm thanh phát ra là Sol, La, Si, Do, Ré, Mi. Từ bên ngoài nhìn vào, gác chuông bên phải là lầu chuông Nam. Nơi đây được treo quả chuông lớn nhất và 3 quả chuông nhỏ hơn. Bên trái là lầu chuông Nữ được treo hai quả chuông còn lại.

Xem thêm: Vọng Cổ Hơi Dài Phượng Hằng Hơi Dài, Trích Đoạn Tân Cổ Châu Thanh

*
Bên trong Nhà thờ Đức Bà

*
Mặt trước Nhà thờ Đức Bà

Đây là một công trình kiến trúc thật sự có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và nghệ thuật kiến trúc xây dựng. Là minh chứng sống cho một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta. Mặc dầu nhà thờ Đức Bà đã trải qua trên trăm năm tuổi nhưng ngày nay nó vẫn tồn tại như một di tích sống minh chứng cho sự tư do tín ngưỡng của đất nước. Khách tham quan nước ngoài và trong nước không thể không đến nơi đây, đặc biệt là vào đêm Noel khu vực nhà thờ và trung tâm thành phố biến thành một khu vực lễ hội tưng bừng.ột trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.