Theo quan niệm dân gian, các gia đình thường tiến hành lau dọn bàn thờ vào ngày 23 tháng chạp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường thắc mắc không biết nên lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo? Trong bài viết dưới đây, Phổ Nghi Hương sẽ chia sẻ đến bạn đọc thời điểm lau dọn bàn thờ đúng nhất và một số lưu ý khi lau dọn để không ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

1. Nên dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo?
Theo quan niệm dân gian, việc lau dọn bàn thờ thường diễn ra vào những ngày ông Táo chầu trời từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Điều này có nghĩa là việc lau dọn bàn thờ diễn ra sau khi cúng ông Táo. Bởi vì, lúc này ông Táo không còn ngự trên bàn thờ nên khi lau dọn sẽ không xúc phạm đến Ngài. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện xong trước ngày 30 tháng Chạp. Bởi vào thời điểm này ông Công, ông Táo sẽ quay trở lại trần gian.
Tuy nhiên càng về cuối năm, có nhiều việc phải làm nên các gia đình có thể linh hoạt hơn để phù hợp với kế hoạch đón tết mà không nhất thiết phải theo quan niệm dân gian. Chỉ cần bạn có lòng thành kính thì bất kỳ thời điểm nào trong năm đều có thể lau dọn bàn thờ tổ tiên.
Tóm lại việc lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo tùy thuộc vào quyết định của mỗi gia đình, quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính và tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh.

2. Thời gian lau dọn bàn thờ tốt nhất sau lễ cúng ông Táo?
Theo quan niệm xưa, mỗi dịp cuối năm, vào ngày 23 tháng chạp thì ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về chầu trời. Vì vậy, buổi sáng sau khi cúng tiễn ông Công, ông Táo thì có thể tiến hành lau dọn bàn thờ ngay trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Ngoài ra, nếu bạn cúng ông Công, ông Táo vào chiều ngày 23 thì nên lau dọn vào một ngày lành khác. Vì việc lau dọn bàn thờ nên thực hiện vào ban ngày mà không nên làm vào buổi tối.
Tuy nhiên, theo cuộc sống bận rộn và hiện đại ngày nay. Việc dọn dẹp sẽ phụ thuộc vào lúc chủ nhà có thời gian rảnh. Nên sẽ không cần quan trọng chọn ngày hay giờ cụ thể. Quan trọng là lòng thành của mỗi người, cũng như sự chu đáo, cẩn thận trong việc lau dọn.

3. Cách lau dọn bàn thờ ông Táo
Theo quan niệm dân gian truyền lại thì một số việc cần thực hiện khi lau dọn bàn thờ ông Táo như sau:
- Xin phép trước khi lau dọn: Bạn cần chuẩn bị một dĩa trái cây đặt lên bàn thờ. Sau đó ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề và thắp 1 nén nhang xin phép hôm nay được lau dọn bàn thờ.
- Đọc văn khấn vái xin thần linh lánh đi.
- Chuẩn bị đồ dùng lau dọn.
- Lau dọn theo đúng trình tự từ cao xuống thấp.
- Dọn cả chân hương và sau khi hoàn thành thì thắp 3 nén nhang mời thần linh quy tụ về.

4. Một số lưu ý khi dọn bàn thờ
Dưới đây là một số điều khi dọn bàn thờ ông Táo mà bạn cần lưu ý:
- Trước khi bắt đầu lau dọn, người thực hiện sẽ thắp hương, báo cáo và xin phép các vị thần, tổ tiên để lau dọn bàn thờ và mời tổ tiên, thần linh tạm rời đi.
- Khi lau dọn, không cần quá quan trọng việc phải tắm rửa hay ăn mặc nghiêm trang. Quan trọng là người thực hiện cần đặt cái tâm và lòng thành của mình.
- Bạn nên sử dụng chổi và khăn lau dọn phải riêng biệt với chổi và khăn sử dụng vào các mục đích lau dọn khác trong nhà. Hoặc bạn có thể chuẩn bị luôn đồ mới.
- Việc lau dọn thường được tiến hành theo thứ tự từ trên xuống dưới. Nên sử dụng khăn mềm, lau nhẹ nhàng để không làm hư tổn tới bức tượng. Nếu nhà bạn thờ tượng đồng, cần tránh sử dụng các hóa chất, cồn hoặc rượu để vệ sinh nhằm tránh bị oxi hóa và gỉ sét.
- Theo nhiều quan niệm xưa, để tránh vận xui, nhiều người sẽ không di chuyển những vật phẩm linh thiêng như bát hương khi lau dọn ban thờ. Trong trường hợp cần phải di chuyển, sẽ đặt lại bát hương vào vị trí ban đầu và sám hối khi lau dọn xong. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không kiêng cữ, có thể di chuyển bát hương để việc lau dọn dễ dàng và sạch hơn. Khi tiến hành rút tỉa chân nhang, cần tỉa nhẹ nhàng. Chân nhang được rút từng ít một và đặt lên giấy hoặc khăn sạch.
- Sau khi lau dọn xong cần thắp 3 nén nhang và khấn mời thần linh, gia tiên quy tụ.

5. Câu hỏi thường gặp
Rút chân hương trước hay sau khi cúng ông táo
Không có quy định cụ thể nào về thời điểm để rút chân hương. Thông thường, các gia đình Việt sẽ rút chân hương vào ngày 23 tháng Chạp, tức là ngày sau khi cúng ông Táo. Ngoài ra, nhằm giữ cho bàn thờ của gia đình luôn gọn gàng, sạch sẽ, trang nghiêm, nhiều gia đình có thể rút chân nhang thường xuyên trong năm khi lau dọn bàn thờ.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp câu hỏi nên dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông táo? Điều quan trọng nhất khi lau dọn bàn thờ vẫn là đặt tâm thành kính, tôn trọng lên hàng đầu mà không bắt buộc nên lau dọn vào thời điểm cố định nào trong năm.