Khi làm việc với bảng tính Excel chắc hẳn bạn sẽ phải thường xuyên tính toán trung bình, tính phần trăm… của các số. Khi đó kết quả trả về thường sẽ bao gồm phần nguyên và phần thập phân. Cho đến thời điểm hiện tại Excel hiện chưa có công cụ chuyên biệt để tách số đằng trước và sau dấu phẩy. Tuy nhiên vẫn có cách để tách phần nguyên và thập phân. Hãy đọc bài viết hướng dẫn cách lấy tách số trước và sau dấu phẩy trong Excel sau để nắm được cách làm nhé!

I. Lấy số trước dấu phẩy

1. Sử dụng hàm TRUNC

Để tách phần số trước dấu phẩy trong Excel chúng ta chỉ cần sử dụng hàm TRUNC. Hàm này sẽ giúp bạn loại bỏ phần số sau dấu phẩy, để làm điều này bạn hãy áp dụng theo công thức sau:

=TRUNC (number,)

Trong đó:

TRUNC: Hàm dùng để làm tròn một số thành số nguyên bằng cách loại bỏ phần thập phân của nó.Number: số gốc trước khi tách.Num_digits: Là một số xác định độ chính xác của việc cắt bớt. Giá trị mặc định của num_digits là 0 (không).

Bạn đang xem: Hàm lấy số lẻ trong excel

Trong ví dụ dươi đây, mình sẽ tiến hành loại bỏ phần thập phân phía sau dấu phẩy của số gốc là -12.52 và 12.52. Các bạn nhập vào ô B2 công thức sau : =TRUNC (A2). Kết quả trả về sẽ là -12 và 12 như hình dưới đây. Để sử dụng cho ô B3 bên dưới bạn chỉ cần kéo chuột xuống phía dưới là xong.

*

2. Sử dụng hàm INT

Một cách khác bạn có thể sử dụng hàm INT để tách phần số trước dấu phẩy. Bạn hãy áp dụng theo cú pháp =INT(A2) như hình dưới đây.

Chúng ta sẽ thu được kết quả trả về sẽ là -13. Bởi hàm INT sẽ làm tròn xuống số nguyên gần nhất dựa trên giá trị của phần phân số của số đó. Trong khi hàm TRUNC lấy phần nguyên bằng cách loại bỏ phần phân số của nó. Vì vậy, khi số gốc là số âm sẽ dẫn tới kết quả trả về của 2 hàm này là khác nhau. Bạn có thể so sánh kết quả của 2 hàm ngay bảng dưới.

*

II. Cách lấy số sau dấu phẩy trong excel

Thực tế việc lấy số sau dấu phẩy trong Excel rất đơn giản sau khi bạn lấy được số đằng trước dấu phẩy. Để thực hiện việc này bạn chỉ cần lấy số gốc trừ đi kết quả của hàm TRUNC mà bạn đã tính được là xong.

Để bước làm nhanh chóng hơn bạn có thể áp dụng công thức sau:

=số cần tách – TRUNC(số cần tác)

Áp dụng vào ví dụ dưới đây, bạn sẽ được kết quả tương ứng như hình :

*

Trong trường hợp các bạn muốn kết quả trả về là một số dương, bạn có thể sử dụng hàm ABS. Hàm ABS là hàm trả về kết quả là giá trị tuyệt đối vì vậy bạn hãy sử dụng công thức sau=ABS(số gốc – TRUNC (số gốc)). Ví dụ dưới đây sẽ minh họa rõ hơn cho các bạn thấy.

*

Lời kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn cách tách lấy số trước và sau dấu phẩy trong Excel theo cách đơn giản nhất. Với những mẹo nhỏ này hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn. Ngoài các hàm này các bạn có thể theo dõi các hàm cơ bản trong Excel để áp dụng trong công việc nữa nhé. Chúc các bạn thành công. Cám ơn các bạn đã xem bài viết.

Một trong những yêu cầu khi làm việc với con số trên Excel chính là xử lý các tính chất chẵn lẻ hay âm dương. Hàm nào sẽ giúp bạn giái quyết đề bài này? Cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ký ngay khóa học Tuyệt đỉnh Excel - Trở thành bậc thầy Excel trong 16 giờ


Hàm liên quan đến tính chất con số (chẵn lẻ, hàm trị tuyệt đối,...)

Tính chất của số có nghĩa là dạng số chẵn lẻ, số âm hay số dương. Từ đó, các hàm Excel trợ giúp đắc lực cho bạn đọc trong các trường hợp liên quan là:

Tìm số nguyên gần nhất là số lẻ: Hàm ODDTìm số nguyên gần nhất là số chẵn: Hàm EVENTìm số giá trị tuyệt đối (Số không có dấu âm "-""): Hàm trị tuyệt đối ABS

Để tìm hiểu các thức các hàm này hoạt động trong Excel, hãy cùng xem các ví dụ bên dưới nhé!

Ví dụ minh họa về hàm tìm số nguyên chẵn lẻ và hàm trị tuyệt đối

File đính kèm bài viết này (Sheet 2) là bài tập minh họa cho ví dụ sẽ được thực hành dưới đây. Bạn đọc cùng tải về máy và luyện tập với wu.edu.vn nhé.

Bảng sau đây cung cấp các con số chẵn lẻ, số âm, số nguyên,...với các yêu cầu kèm theo:

*

Yêu cầu 1: Tìm số nguyên gần nhất là số lẻ (tính chẵn lẻ)

Với yêu cầu này của đề bài, bạn đọc cần phải sử dụng hàm ODD như đã giới thiệu. Công thức hàm cần nhập là:

=ODD(B12)

*

Hàm ODD chỉ có 1 tham số là number, vì vậy chỉ cần điền tham số này là ô chứa số đề bài yêu cầu. Và bấm Enter để kết thúc hàm.

Kết quả nhận được là 17. Bạn đọc tiến hành kéo công thức xuống phía dưới (nhấn giữ dấu cộng đen góc dưới bên phải ô tính và di chuột xuống các ô phía dưới), bạn sẽ được bảng kết quả sau:

*

Ở đây, số nguyên lẻ gần nhất với số 135.9 là số 137. Vì sao vậy?
Vì số nguyên gần nhất sau nó là 136, là số chẵn, do đó 137 chính là đáp án đúng.Tương tự, số nguyên lẻ gần nhất với số 24 là 25.

Cho nên, hướng xác định kết quả của hàm ODD là các số xa số 0, nghĩa là:

Với số dương, hàm sẽ cho kết quả là số lớn hơn số cho sẵn (số căn cứ để xác định số nguyên lẻ gần nhất)Với số âm, hàm sẽ cho kết quả là số nhỏ hơn (số nguyên lẻ gần nhất số -3.8 là số -5)

Yêu cầu 2: Xác định số nguyên gần nhất là số chẵn (tính chẵn lẻ)

Nhắc tới đề bài này, bạn đọc hãy liên tưởng ngay đến hàm EVEN, với công thức hàm cần sử dụng trong trường hợp này là:

=EVEN(B12)

Nhấn Enter để kết thúc hàm.

Kết quả hiển thị là số 18. Tương tự như trên, bạn đọc tiến hành kéo công thức xuống các ô bên dưới để nhận được bảng kết quả sau:

*

Vẫn với nguyên tắc tương tự như hàm ODD, hàm EVEN cho kết quả số nguyên chẵn gần nhất số 24 là chính nó, gần nhất số -3.8 là -4,…

Yêu cầu 3: Hàm trị tuyệt đối tìm giá trị tuyệt đối

Hàm ABS - hàm trị tuyệt đối lúc này sẽ phát huy tác dụng như một công cụ giúp bạn hoàn thành yêu cầu này. Công thức hàm ABS cần nhập là:

=ABS(B12)

Hàm ABS - hàm trị tuyệt đối này sẽ lấy các con số và xác định giá trị tuyệt đối như sau:

Nếu với số âm (Nếu với số dương (>0), hàm sẽ giữ nguyên giá trị của số đó làm kết quả.

Xem thêm: Megame - cách nhận biểu tượng vệ binh tinh tú trong lmht

Với giá trị tuyệt đối (kết quả của hàm ABS) bạn đọc sẽ không bao giờ nhận được số âm. Đối chiếu với bảng kết quả sau đây xem có trùng với kết quả của bạn không nhé:

*

Kết luận

Trên đây là những hàm Excel liên quan đến tính chất của các con số như chẵn lẻ hay âm dương. Đây đều là những hàm đơn giản và rất dễ sử dụng, chỉ cần bạn đọc luôn nhớ quy tắc xác định con số của các hàm này hay hàm trị tuyệt đối mà thôi. Cảm ơn bạn đọc đã tìm hiểu bài viết đến đây.