Kinh tế quốc tế (tiếng Anh là International Economics) là một chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu. Nói một cách khác, Kinh tế quốc tế nghiên cứu các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm đạt được các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.

Bạn đang xem: Học ngành kinh tế quốc tế ra làm gì

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với chính sách mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, mà biểu hiện cụ thể là việc Việt Nam tham gia WTO, AEC ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do trong thời gian gần đây như CPTPP, UVFTA, RCEP, UKVFTA…đã góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư quốc tế của Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Từ đó, đặt ra nhu cầu cấp thiết về đội ngũ lao động trẻ sở hữu kiến thức và hiểu biết sâu rộng, vững vàng về chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, có các kỹ năng giao dịch và đàm phán quốc tế…để thích nghi và làm việc độc lập, sáng tạo trong môi trường đa văn hóa. Trong khi đó, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực của lĩnh vực này. Do đó, ngành Kinh tế quốc tế hiện đang là một trong top những ngành “hot” nhất trong số các ngành “hot” thuộc hệ thống các ngành đào tạo về kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

NgànhKinhtế quốc tếcủaTrường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNhọc những gì?

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, kinh doanh logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu, kinh doanh quốc tế trong thời đại số…cũng như kiến thức chuyên sâu về giao dịch ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, quản trị chuỗi cung ứng và phát triển logistics toàn cầu, nghiên cứu thị trường quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại điện tử toàn cầu…



Sinh viên ĐHKT được học tập trong môi trường quốc tế, sôi nổi và cởi mở

Ngành Kinh tế quốc tế ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế luôn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở và khả năng phát triển bản thân vượt trội

Sinh viên ngành
Kinhtế quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

- Các Bộ, Ban, Ngành, địa phương như: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Phòng Thương mại, Hải quan, các sở Công thương, Kế hoạch và Đầu tư...

- Các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)...hoặc tại các tổ chức phi chính phủ (i
NGOs).

- Văn phòng tư vấn XNK, đầu tư nước ngoài; Các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

- Các trường đại học, các viện nghiên cứu kinh tế.

- Các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Logistics và vận tải quốc tế, các trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư.

- Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính quốc tế

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:

- Chuyên viên hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong các lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn chính sách trong các lĩnh vực này.

- Chuyên viên theo dõi, phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế. Triển vọng có thể trở thành các nhà quản lý dự án phát triển quốc tế.

- Chuyên viên lập kế hoạch, giám sát hoặc thực thi các hoạt động xuất, nhập khẩu, nghiên cứu, phát triển thị trường quốc tế; Kinh doanh dịch vụ logistics; Tư vấn đầu tư quốc tế; Xúc tiến thương mại; Triển vọng có thể trở thành nhà quản lí hay doanh nhân trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế hoặc nhà quản trị logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên và giảng viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực Thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế, Kinh doanh quốc tế, quản trị Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Tự lập nghiệp, khởi sự kinh doanh, tạo lập doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh quốc tế, giao nhận, vận tải và logistics nói riêng.

Người học có được kiến thức và kỹ năng gì sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế của Trường đại học kinh tế - ĐHQGHN?

Một ngành học gắn với từ “quốc tế” chắc chắn sẽ có yêu cầu đầu vào cao về ngoại ngữ. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế, người học sẽ đạt được trình độ tiếng Anh tốt với khả năng sử dụng thành thạo trong công việc. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những kiến thức và kỹ năng mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp ngành học này. Một số kiến thức và kỹ năng sẽ tạo nên tố chất của người học, phù hợp với yêu cầu công việc trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế bao gồm:

- Hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế: Sau khi tốt nghiệp, với các kiến thức nền tảng về kinh tế, chuyên sâu về kinh tế quốc tế, người học có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo vào các công việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.

- Thành thạo tiếng Anh: Với việc thành thạo cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết và am hiểu vềtiếng Anh chuyên ngànhkinh tế. Bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau và tự tin giao dịch, đàm phán, soạn thảo các văn bản giao dịch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tư vấn đầu tư, tài chính quốc tế…

- Thích nghi nhanh với môi trường làm việc đa văn hóa: Người học sẽ được trang bị những kiến thức về văn hóa, tập quán kinh doanh của các nước, các khu vực. Đồng thời, với các chương trình thực tập, thực tế trong và ngoài nước, những người tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế của trường ĐHKT-ĐHQGHN sẽ có khả năng thích nghi nhanh chóng với công việc trong môi trường toàn cầu.

- Tự tin, giao tiếp tốt và có kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Giao tiếp tốt là một kỹ năng mềm cơ bản đối với hầu hết các công việc. Riêng với ngành Kinh tế quốc tế, người học còn có được cáckỹ năng đàm phánđể có thể đạt được các mục tiêu kinh tế có lợi.

- Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng cơ bản, những người tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế còn có được kỹ năng tìm kiếm thông tin và chọn lọc kiến thức đê tiếp cận được lượng kiến thức khổng lồ cũng như cập nhật nhanh chóng các xu hướng biến đổi của kinh tế thế giới để hỗ trợ cho quá trình làm việc.

- Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế của Trường đại học kinh tế - ĐHQGHN, người học còn có các kỹ năng như: Nhạy bén, năng động, có trách nhiệm cao với công việc; Làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm hiệu quả; Sáng tạo, quyết đoán; Đương đầu với thách thức, rủi ro; Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc…



Sinh viên thực tập, thực tế quốc tế: Xu hướng giáo dục trong thời đại toàn cầu hóa

Trong một khóa học, sinh viên sẽ có 03 đợt thực tập, thực tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong nước hoặc nước ngoài có liên quan đến ngành đào tạo, nhằm thực hành các kiến thức chuyên môn đã học và lãnh hội kiến thức từ môi trường thực tiễn. Nội dung thực tập sẽ mang định hướng nghề nghiệp theo vị trí công việc.

Thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0 đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục đại học, làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực đủ điều kiện đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp và đủ sức cạnh tranh với nguồn nhân lực quốc tế. Đón đầu những thách thức,Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNđã và đang đẩy mạnh chiến lược quốc tế hóa giáo dục. Sinh viên
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNcó cơ hội thực tập, thực tế, trải nghiệm môi trường học tập đa quốc gia.



Năm 2021, ĐHQGHN vẫn giữ vững vị trí trường đại học số 1 Việt Nam trên nhiều bảng xếp hạng uy tín trên thế giới như QS Ranking, THE. Đặc biệt hơn khi lĩnh vực Kinh doanh và nghiên cứu quản lý (Business & Management Studies) là một trong 5 ngành đào tạo của ĐHQGHN được Bảng xếp hạng QS thế giới 2021 xếp hạng #501 - 550. Tự hào hơn khi lĩnh vực Kinh doanh và nghiên cứu quản lý của ĐHQGHN lần đầu tiên và là đơn vị duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng trong đó có sự đóng góp rất lớn của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Kinh tế quốc tế là chuyên ngành khá hot, đào tạo ra đội ngũ nhân lực trẻ vô cùng năng động và vững vàng. Vậy, học kinh tế quốc tế ra làm gì? Các nghề nghiệp của một sinh viên tốt nghiệp kinh tế quốc tế có mức lương cao không? Cụ thể thì ngành kinh tế lương bao nhiêu? Để được giải đáp thắc mắc, bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây của wu.edu.vn.Top
CV.vn
nhé!


Giới thiệu ngành kinh tế quốc tế

*
Khái niệm cơ bản của ngành kinh tế quốc tế

Trước khi tìm hiểu học kinh tế quốc tế ra làm gì, bạn cần hiểu cơ bản khái niệm của ngành kinh tế quốc tế. Kinh tế quốc tế bản chất là nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động kinh doanh và giao dịch giữa các quốc gia. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức sâu rộng về kinh tế học, tài chính quốc tế và kinh tế toàn cầu.

Mục tiêu là sau khi ra trường, sinh viên ứng dụng được kiến thức của mình vào việc thúc đẩy nền kinh tế của quốc tế, đồng thời nâng cao vị thế của quốc gia mình trong giao thương, buôn bán, sản xuất và xuất nhập khẩu.

Những kiến thức về ngành kinh tế quốc tế rất rộng và khó. Vì thế, nhiều bạn trẻ thắc mắc không biết có nên học kinh tế quốc tế không? Sau này ra trường, sinh viết tốt nghiệp kinh tế quốc tế có dễ xin việc không? Hãy theo dõi những phần tiếp theo của bài viết để được giải đáp rõ hơn!

Phân biệt kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế

*
Học kinh doanh quốc tế ra làm gì? Có giống kinh tế quốc tế không?

Đa số các bạn sinh viên đều nhầm lẫn khái niệm giữa kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế. Thế nhưng, học kinh tế quốc tế ra làm gì lại khác hoàn toàn với những cơ hội nghề nghiệp liên quan đến ngành kinh doanh quốc tế.

Về bản chất, kinh tế quốc tế thiên về nghiên cứu kinh tế học thông qua các hoạt động tài chính và thương mại quốc tế. Còn kinh doanh quốc tế thiên về thực hành kiến thức vào trong hoạt động kinh doanh, điển hình có quản trị kinh doanh, đầu tư, cung ứng quốc tế,…Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế thường ở mức 15 đến 20 triệu đồng.

Học kinh tế quốc tế được học những gì?

*
Những kiến thức học được từ ngành kinh tế quốc tế

Theo đuổi ngành kinh tế quốc tế, sinh viên sẽ được học những kiến thức và kỹ năng như:

Về mặt kiến thức

Quản trị kinh doanh
Thương mại quốc tếChính sách đối ngoại
Chiến lược kinh doanh quốc gia
Thanh toán quốc tếBảo hiểm ngoại thương
Truyền thông quốc tếXuất nhập khẩu quốc tế

Về mặt kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng đàm phán quốc tếKỹ năng thuyết trình
Giao tiếp tiếng anh thương mại
Đầu tư quốc tếPhân tích thị trường

Học kinh tế quốc tế ra làm gì?

*
Học kinh tế quốc tế ra trường làm gì là thắc mắc phổ biến

Cơ hội việc làm dành cho các sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế nói chung và ngành kinh tế quốc tế nói riêng luôn rộng mở. Dưới đây là những công việc, ngành nghề dành cho người học kinh tế quốc tế:

Nhân viên xuất nhập khẩu

Thực hiện giao dịch và tiến hành đàm phán để tiến đến ký kết hợp đồng.Xây dựng và cải thiện chiến lược xuất nhập khẩu.Soạn thảo các hợp đồng bằng tiếng Anh.Thực hiện các công tác đối ngoại.

Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế

Quan sát tình hình hoạt động của kinh tế toàn cầu.Nghiên cứu và xây dựng chính sách, cơ cấu kinh tế.Cố vấn với các nhà đầu tư để đưa ra quyết định sinh lời hiệu quả.

Chuyên viên tài chính quốc tế

Theo dõi các hoạt động tài chính quốc tế.Phân tích số liệu kinh tế.Đánh giá mô hình và cách vận hành của mô hình theo dõi tài chính.

Chuyên gia marketing quốc tế

Xây dựng kế hoạch, chiến lược marketing.Quảng bá sản phẩm, thương hiệu ra quốc tế.Đánh giá mức độ hiệu quả và chi phí marketing.

Chuyên gia cung ứng

Lên kế hoạch và quản lý hoạt động cung ứng, thu mua.Tạo dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác.

Chuyên gia xúc tiến thương mại

Làm cầu nối phát triển kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia.Làm người đại diện liên kết hợp tác giữa các quốc gia.

Nhân viên hàng không, hàng hải

Thực hiện đầu việc xung quanh chi phí cước hải quan, cảng biển.Chi phí cước tại sân bay nội địa và quốc tế.

Mức lương của ngành kinh tế quốc tế

*
Ngành kinh tế lương bao nhiêu?

Học kinh tế quốc tế ra làm gì và mức lương của ngành kinh tế quốc tế bao nhiêu cũng là nỗi băn khoăn của nhiều bạn sinh viên khối ngành kinh tế. Đối với sinh viên mới ra trường, bạn có thể kiếm được 7 – 10 triệu/tháng. Khi đã làm việc 2 – 3 năm, nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương của ngành kinh tế quốc tế có thể lên tới 25 – 30 triệu/tháng. Khi gia nhập các công ty đa quốc gia, công ty nước ngoài thì mức lương của bạn sẽ còn hấp dẫn hơn nữa.

Học kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế ở đâu?

Các trường đào tạo kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế:

Đại học Kinh tế Quốc dân HNĐại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia HNHọc viện Ngoại giao HNĐại học Ngoại thương HNĐại học Thương mại HNĐại học Ngân hàng TP.HCMĐại học Kinh tế TP.HCMĐại học Kinh tế Tài chính TP.HCM

Những tố chất để thành công trong ngành kinh tế quốc tế

*
Những kỹ năng cần rèn luyện để làm tốt công việc trong ngành kinh tế quốc tế

Để trở thành một nhân sự tiềm năng trong ngành kinh tế quốc tế, bạn cần rèn luyện những đặc điểm sau:

Chuyên môn và kiến thức về kinh tế, kinh doanh, thị trường.Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp tốt.Kỹ năng thuyết phục và đàm phán.Tính nhạy bén trong nắm bắt thông tin và theo kịp những xu thế mới của toàn cầu.Sự quyết đoán.Khả năng làm việc độc lập.Chịu được áp lực tốt.

Tài liệu tham khảo về ngành kinh tế

Để có những góc nhìn thú vị nhưng cũng gần gũi về kinh tế, các bạn có thể tìm đọc “Người trong muôn nghề: Ngành Kinh tế có gì?” – cuốn sách bao gồm những chia sẻ “thật và chất” của các tác giả – những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến khối Kinh tế.

Xem thêm:

“Người Trong Muôn Nghề: Ngành Kinh Tế Có Gì?” giúp bạn hiểu ngành Kinh tế không chỉ dừng ở những ngành nghề “truyền thống” như Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng, Sales, Marketing, Nhân sự, Xuất nhập khẩu,… mà còn thật nhiều những công việc thú vị khác: Tư vấn quản trị, Chuyên viên đầu tư, Thương mại điện tử, Nghiên cứu, Làm chính sách, Khởi nghiệp,…

Đây cũng là cuốn sách đầu tiên “giải ảo” các quan niệm như: Làm kinh tế, kinh doanh chẳng cần học những thứ lý thuyết mơ hồ trong trường hay Ra trường mà không làm đúng ngành, đúng nghề thì… chết. Bạn sẽ thấy: Các môn học đều có lý do để tồn tại; Ngành Kinh tế có thể phân loại được rõ ràng; Dân Kinh tế ai cũng từng ít nhiều… mông lung, ít nhiều làm trái ngành, trái nghề.

Vậy, học kinh tế quốc tế ra làm gì, xin việc có khó không, lương có ổn định không? Tất cả những câu hỏi này đã được trả lời qua bài viết trên đây. Hy vọng rằng những kiến thức này giúp ích nhiều cho việc định hướng nghề nghiệp và học tập của bạn. Và nếu bạn đang mong muốn được thực tập hoặc làm việc trong môi trường ứng dụng kiến thức kinh tế quốc tế, hãy tham khảo ngay những tin tuyển dụng mới nhất được cập nhật trên trang Top
CV.vn
nhé!