Trước khi chết do già yếu, hổ mang chúa 18 tuổi nặng đến 20 kg, dài gần4,3 m, là con rắn "khủng", cho lượng nọc độc nhiều nhất với 72 lần củatrại Đồng Tâm (Tiền Giang).

Bạn đang xem: 10 loài rắn độc nhất việt nam và cách nhận biết chúng


Trước khi chết do già yếu, hổ mang chúa 18 tuổi nặng đến 20 kg, dài gần 4,3 m, là con rắn "khủng", cho lượng nọc độc nhiều nhất với 72 lần của trại Đồng Tâm (Tiền Giang).


Trại rắn Đồng Tâm (thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam.

Hiện Trung tâm lưu giữ tiêu bản của 40 loài rắn quý hiếm với hàng trăm cá thể được giữ gìn trong dung dịch bảo quản như hổ mang đất, cạp nong, cạp nia, rắn biển…

Trong những cá thể được lưu giữ tại đây, có một tiêu bản hổ mang chúa rất lớn. Nó từng là con rắn lớn nhất trong trại rắn ở Việt Nam.

Tiêu bản rắn hổ mang chúa 18 tuổi được trưng bày trong bảo tàng rắn trại Đồng Tâm.

Trung tá Vũ Ngọc Lương - bác sĩ chuyên khoa 1, Phó giám đốc trại rắn Đồng Tâm - cho biết: "Tiêu bản hổ mang chúa này được nuôi dưỡng suốt 18 năm tại trại.

Là con rắn lớn nhất, dài nhất tại đây với trọng lượng 20 kg, dài 4,3 m. Là con rắn lớn kỷ lục của trại từ trước tới nay".

Theo chuyên gia Lương, hổ mang chúa tuy thân hình to lớn nhưng lại di chuyển nhanh nên còn gọi là rắn hổ mây. Loài này có nọc cực độc, chỉ với 1 gram nọc có thể giết chết 160 người trưởng thành.

Chúng cũng có thể giết chết những con vật to lớn như voi, trâu bò.

Loài này cũng rất hung dữ, có thể chủ động tấn công con người chứ không sợ hãi bỏ chạy như những loài rắn khác.

So với con hổ mang chúa lớn nhất trại Đồng Tâm hiện nay (nặng 12 kg, dài 4 m) thì hổ mang chúa 18 tuổi nặng gấp đôi và dài hơn 20 cm. Nó lớn hơn con hổ mang chúa bị người dân bắt ở Đồng Tháp vừa qua đến 3 lần.

Khi được nuôi dưỡng ở trại, hổ chúa 18 tuổi giữ kỷ lục về số lần và lượng cho nọc độc. Trong 18 năm, hổ mang chúa "khủng" được lấy nọc định kì 3 tháng/lần, mỗi lần khoảng 1 ml.

"Trong 18 năm, hổ mang chúa 18 tuổi cho nọc 72 lần với 72 ml. Số nọc này sau khi xử lý thì thu được hơn 21 miligram nọc tinh chất.

Nếu đem số nọc độc này điều chế làm huyết thanh trị rắn cắn thì đủ dùng cho cả Việt Nam trong hơn 2 năm bởi nhu cầu huyết thanh hổ chúa hiện nay chỉ 10 miligram/năm", Trung tá Lương cho biết.

Ông Lương cũng tính toán lượng thức ăn mà hổ chúa này tiêu thụ trong suốt cuộc đời lên đến hàng ngàn ngàn kg (hổ mang chúa được cho ăn 2 lần/tuần, mỗi lần lượng mồi bằng khoảng 25% trọng lượng cơ thể).

Là "công thần" của trại rắn Đồng Tâm nên khi hổ mang chúa này chết do già yếu thì các chuyên gia quyết định giữ lại xác làm tiêu bản trưng bày trong bảo tàng, phục vụ công tác nghiên cứu và tham quan.

Hiện xác hổ mang chúa này được đặt trang trọng ngay cửa chính của bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam.

Ở Việt Nam có rất nhiều loài rắn hổ mang khác nhau nhưng trong số đó không có loài rắn hổ mang chúa. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để biết về các loài rắn hổ mang sống ở Việt Nam và tại sao rắn hổ mang chúa lại không nằm trong số đó.

1. Rắn hổ mang đất (Tên khoa học: Naja kaouthia)

*

Rắn hổ mang đất hay còn gọi là rắn bành đen, rắn hổ mun, rắn hổ sáp, rắn phì đen, rắn hổ mang mắt đơn, rắn ba khoang... Khi bành mang ra, ở phía sau cổ của loài rắn này có màu đen đặc trưng và một vòng tròn trắng.

Phạm vi sống của loài rắn này là trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, cả đồng bằng, trung du và miền núi. Rắn hổ mang đất con mới nở ra chỉ dài 200 - 350mm và đã có khả năng bành cổ hung dữ. Con trưởng thành dài từ 1,3 đến 2m, có thể sống thọ tới 30 năm.

Nọc độc của rắn hổ mang đất rất nguy hiểm, chứa độc tố gây hại trực tiếp tới hệ thần kinh.

2. Rắn hổ mang bành (Tên khoa học là Naja atra)

*

Hổ mang bành hay còn gọi là bành hoa, bành trắng, phì trắng, hổ mang Trung Quốc, hổ mang Đài Loan, hổ mang hoa,... Loài rắn này có màu đen hoặc nâu, có một vòng tròn trắng ở giữa nhưng có thêm 2 vạch tràn sang hai bên mang như 2 gọng kính.

Hổ mang bành dài trung bình khoảng 1m trở lên, phân bố rộng rãi ở đồng bằng, trung du, miền núi.

Loài rắn này cũng có khả năng phun nọc. Nọc độc của nó cực nguy hiểm, có chứa độc tố tác động lên hệ thần kinh của con người.

3. Rắn hổ mèo (Tên khoa học là Naja siamensis)

*

Hổ mèo còn được gọi là rắn hổ mang phun nọc, rắn hổ chuối, rắn hổ mang Xiêm, rắn hổ mang phun nọc Đông Dương...Loài rắn độc tại Việt Namnày có màu nâu xám hoặc vàng xanh nhạt. Một đặc điểm khác biệt của chúng là bành mang về phía trước thay vì sang hai bên như các loài rắn hổ mang khác.

Rắn hổ mèo thường sinh sống ở phía Nam Việt Nam. Khi gặp kẻ thù hoặc khi cảm thấy bị đe dọa, loài rắn này vô cùng hung dữ và thường phát ra tiếng kêu đe dọa. Loài rắn này cũng có khả năng phun nọc rất xa và chính xác. Chất độc trong nọc độc của chúng tác động lên toàn bộ cơ thể.

4.Rắn hổ mang chúa(Tên khoa học là Ophiophagus hannah)

*

Rắn hổ mang chúa cũng có tên gọi là hổ mang và có khả năng bành mang nhưng chúng thuộc chi Ophiophagus chứ không phải thuộc chi hổ mang thực sự (danh pháp khoa học: Naja).

Rắn hổ mang chúa hay rắn hổ mây, là loài rắn cực kỳ nguy hiểm, được xem là vua của các loài rắn. Rắn hổ mang chúa có chiều dài trung bình từ 3,18 - 4 mét và có thể dài gần 6m, đây là loài rắn độc có thân dài nhất thế giới.

Dấu hiệu nhận biết rắn hổ mang chúa chính là vạch chữ V ở phía sau cổ. Rắn hổ mang chúa sinh sống ở khắp Việt Nam.

Xem thêm: Đặt tên kí tự đặc biệt liên quân đẹp ×͜× tạo kí tự đặc biệt liên quân ²⁰²³

Nọc của rắn hổ mang chúa cực độc, có thể giết chết người trưởng thành chỉ sau 30 phút.