Khi mang thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không còn xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều chị em lại cảm thấy hoang mang khi cơ thể có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt. Vậy vì sao lại xảy ra điều này? Mẹ bầu có cần đi khám hay không? Hãy cùng wu.edu.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Mang thai có bị kinh nguyệt không


*

Mỗi tháng, buồng trứng sẽ phóng thích một quả trứng đã chín và hoàng thể có vai trò nuôi dưỡng cho niêm mạc tử cung dày lên, tạo điều kiện để phôi thai làm tổ. Nhưng nếu trứng và tinh trùng không được thụ tinh, trứng và hoàng thể sẽ tiêu biến và khiến hormone nội tiết bị giảm sản xuất. Từ đó, niêm mạc tử cung sẽ bong ra, sau đó đào thải ra ngoài cơ thể tạo thành kinh nguyệt.

Ngược lại, nếu trứng và tinh trùng gặp nhau thụ tinh thành công, quá trình mang thai bắt đầu diễn ra thì niêm mạc tử cung vẫn sẽ được giữ nguyên. Vì vậy, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không thể xảy ra nữa. Đó là lý do vì sao chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu mang thai qua hiện tượng trễ kinh.

*

Tuy nhiên, trong một số trường hợp phụ nữ có dấu hiệu có thai nhưng vẫn có kinh khiến các chị em cảm thấy hoang mang. Trong trường hợp này, rất có thể các chị em đã bị nhầm lẫn giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai bởi ở thời điểm này, đa số chúng ta vẫn chưa chắc chắn mình có mang thai hay không.

Chúng ta có thể phân biệt giữa hai loại máu này như sau:

Máu kinh nguyệt: Có màu đỏ tươi hoặc đỏ đậm, lượng máu chảy ra từ ít đến nhiều, có thể kéo dài từ 3-7 ngày. Đến cuối chu kỳ, máu lại ít dần và màu sắc sẽ nhạt hơn.

Máu báo thai: Có màu hồng nhạt hoặc nâu, lượng máu chảy ra rất ít, có thể hết sau một hoặc hai ngày.

Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh?

*

Như đã phân tích ở trên, mang thai sẽ không thể nào xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng có kinh nhưng vẫn có dấu hiệu mang thai xảy ra là bởi các triệu chứng tiền kinh nguyệt và có thai rất giống nhau. Nếu không để ý kỹ máu âm đạo chảy ra thế nào thì chúng ta sẽ rất dễ bị nhầm lẫn, nhất là với những người mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm.

Còn với những phụ nữ mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt hoặc có kinh từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi thì cần hết sức lưu ý với những vấn đề nguy hiểm.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, chảy máu âm đạo ngoài vai trò là máu “báo” còn có thể do nhiều nguyên nhân khác mẹ cần lưu ý như:

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Nhiễm trùng

Dấu hiệu bị sảy thai

Xuất huyết dưới màng đệm

Tụ máu dưới màng đệm

Bệnh nguyên bào nuôi do thai nghén khiến tử cung chứa mô thai bất thường. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm gặp.

*

Nếu tình trạng có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh do các nguyên nhân kể trên gây ra, chúng ta sẽ thấy dấu hiệu chảy máu âm đạo kèm với một số triệu chứng khác như:

Đau bụng, đau lưng, co rút dữ dội

Đầu óc choáng váng, mệt mỏi, dễ ngất xỉu

Đau vai

Sốt cao

Buồn nôn, nôn mửa không kiểm soát

Dịch tiết âm đạo thay đổi, chảy máu nhiều giống kinh nguyệt

Mất ý thức.

Khi đó, mẹ bầu cần nhanh chóng được người nhà đưa đến bệnh viện kiểm tra và được xử lý kịp thời. Tình trạng này để lâu có thể đe dọa sự an toàn của cả thai nhi và người mẹ.

Giai đoạn sau tuần thứ 20 của thai kỳ

*

Từ giai đoạn thai nhi được 20 tuần tuổi trở đi, nếu thai phụ gặp tình trạng xuất huyết âm đạo thì đó hoàn toàn không phải máu kinh nguyệt mà có thể là do những nguyên nhân sau:

Mẹ bầu đi khám cổ tử cung: Trong quá trình kiểm tra cổ tử cung, dụng cụ y tế có thể khiến vùng kín của mẹ bầu bị chảy máu nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại, mẹ chỉ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

Do quan hệ tình dục: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Nếu quan hệ mạnh có thể khiến mẹ bị chảy máu âm đạo do mô âm đạo và cổ tử cung rất nhạy cảm.

Mẹ bị nhau tiền đạo: Tình trạng này xảy ra khi nhau thai bám sát hoặc bám ở trên lỗ cổ tử cung. Điều này xảy ra sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi.

Chuyển dạ, sinh non: Khi chuyển dạ, hiện tượng chảy máu âm đạo sẽ xuất hiện do cổ tử cung giãn ra còn tử cung co lại để đẩy thai nhi dịch chuyển xuống và ra ngoài. Lúc này, mẹ bầu cần đến bệnh viện nhanh chóng để sinh em bé được an toàn.

Vỡ tử cung: Đây là tình trạng rách tử cung khi chuyển dạ rất nguy hiểm nhưng không mấy khi xảy ra. Với những người có tiền sử sinh mổ hoặc phẫu thuật trên tử cung thì cần cảnh giác với nguy cơ vỡ tử cung hơn những người khác.

Nhau bong non: là hiện tượng nhau thai tách khỏi tử cung trước khi em bé chào đời.

Mẹ bầu có cần đi khám khi thấy có kinh trong thai kỳ?

Nhìn chung, tình trạng có kinh khi đang mang thai là điều hoàn toàn không thể xảy ra. Tình trạng xuất huyết âm đạo khi đang mang thai có thể do yếu tố sinh lý bình thường nhưng cũng không thể ngoại trừ những mối nguy hiểm gây ra.

*

Vì vậy, trường hợp phụ nữ có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt tốt nhất nên thử thai trước tiên xác định khả năng mang thai của mình. Nếu đã mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt hoặc chảy máu âm đạo trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, tốt nhất các mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Nhất là với những trường hợp dưới đây, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần đi cấp cứu gấp như:

Âm đạo chảy máu nhiều cần dùng đến băng vệ sinh

Chảy máu, máu có cục đông

Chóng mặt, ngất xỉu

Bụng đau dữ dội

Đau vùng xương chậu dữ dội

Như vậy, bài viết này đã giúp chúng ta hiểu rõ phụ nữ có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt là do máu báo hoặc nhiều tác nhân nguy hiểm khác gây ra. Vì vậy, các chị em cần chủ động thăm khám sức khỏe kịp thời để bảo vệ sức khỏe thai kỳ thật tốt, phòng tránh rủi ro có thể xảy ra.