"Mỹ nhân ngư 2" của Châu Tinh Trì mất 3 năm để hoàn thiện công tác ghi hình và chỉnh sửa hậu kỳ. Đến năm thứ 4, tác phẩm vẫn chưa thể ra mắt vì dịch Covid-19.

Bạn đang xem: Nàng tiên cá châu tinh trì


Ngày 13/4, On đưa tin tác phẩm Mỹ nhân ngư 2 của Châu Tinh Trì tiếp tục lỡ hẹn với khán giả trong năm nay. Một số nguồn tin trong giới giải trí cho biết khâu chỉnh sửa hậu kỳ dự án đã hoàn thành, thông qua kiểm duyệt và chờ công chiếu.

Tuy nhiên, Tinh Gia và nhà đầu tư quyết định lùi lịch ra mắt Mỹ nhân ngư 2 đến năm 2023 vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Nam đạo diễn không dám mạo hiểm do lo sợ không bán được vé, hoặc bị hạ rạp giữa chừng gây thiệt hại kinh tế.

Trước đó, tác phẩm dự kiến đổ bộ hệ thống rạp ở Trung Quốc Đại lục, Hong Kong vào mùa hè. Nhưng hiện tại, dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng ở cả hai thị trường và sự im ắng từ các cụm rạp do hoạt động chiếu phim trong không gian kín bị hạn chế, khiến nhà đầu tư như Châu Tinh Trì không dám làm liều dù ông đang gặp khó khăn trong việc tái ngộ khán giả.

*
*
*
*

Quá trình ghi hình và ra mắt Mỹ nhân ngư 2 của Châu Tinh Trì gặp nhiều trắc trở. Ảnh: Sina.

Bộ phim Mỹ nhân ngư 2 được Châu Tinh Trì âm thầm khởi quay tại công viên giải trí ở Thâm Quyến (Trung Quốc) từ tháng 3/2018. Với dự án này, đạo diễn Hong Kong yêu cầu độ bảo mật cao, không cho phép phóng viên hay người dân tiếp cận phim trường chụp ảnh.

Hoàn thiện giai đoạn ghi hình vào năm 2019, nhưng Mỹ nhân ngư 2 vẫn không thể ra mắt công chúng với lý do chưa kỹ xảo chỉn chu. Đầu năm 2021, Châu Tinh Trì sang Đại lục quay bổ sung nhiều cảnh phim. Giai đoạn hoàn thiện dự án kéo dài khiến kinh phí bị đội lên hàng triệu USD.

Vì tác phẩm không thể ra mắt như dự tính, Tinh Gia phải thế chấp biệt thự đền bù hợp đồng cho nhà đầu tư. Mỹ nhân ngư 2 được xem là dự án lận đận khi bị đắp chiếu suốt 4 năm, khiến Châu Tinh Trì tổn thất không ít tiền của.

Nội dung của Mỹ nhân ngư 2 vẫn là câu chuyện về nàng tiên cá và những con người cô gặp ở Trái Đất. Bộ phim sẽ có những chi tiết về không gian đa chiều, là câu chuyện của một nhóm tài phiệt muốn bay vào vũ trụ.

Nữ chính được giữ nguyên như phần một là Lâm Duẫn, trong khi Ngải Luân sẽ thay Đặng Siêu đảm nhận vai nam chính. Các nhân vật còn lại trong tác phẩm không được tiết lộ.

Phần 1 của Mỹ nhân ngư ra mắt năm 2016, phá vỡ nhiều kỷ lục phòng vé. Đây từng là tác phẩm ăn khách nhất lịch sử phòng vé Trung Quốc với doanh thu 553,8 triệu USD, trước khi bị Chiến lang 2 của Ngô Kinh soán ngôi.


Đoàn phim Trung Quốc phản hồi tin dùng hình nộm thay thế diễn viên

Lỗi canh góc quay khiến ê-kíp "Đừng quấy rầy tôi học tập" bị hiểu lầm không sử dụng người thật trong quá trình ghi hình để tiết kiệm chi phí.


Ngô Kiến Hào trở lại

Sau nhiều năm im ắng, Ngô Kiến Hào trở lại thị trường giải trí với những ca khúc chất lượng. Sản phẩm đánh dấu sự thay đổi của anh về phong cách lẫn cộng sự âm nhạc.


*

Phim của "vua hài" Thẩm Đằng thua lỗ nặng

0 14

"Tứ hải" thất bại về doanh thu trong mùa phim Tết. Điều này khiến các nhà đầu tư điêu đứng vì phải gánh khoản lỗ khổng lồ.

*

Công ty của Đặng Luân bị phạt

0 12

Đặng Luân mất nguồn thu nhập trong showbiz sau khi vướng bê bối trốn thuế. Hoạt động kinh doanh của anh cũng bị ảnh hưởng.

*

Sao gạo cội TVB Lương Hùng qua đời

0

Lương Hùng là diễn viên thâm niên trong ngành giải trí Hong Kong. Gia tài nghệ thuật của ông có hơn 100 tác phẩm.



Không ai nghi ngờ tài năng của Châu Tình Trì, vua hài Hồng Kông và đã nhẵn mặt với khán giả Việt, dù ở cương vị diễn viên hay đạo diễn. Sau khi khai thác đề tài Tây Du Ký theo cách vô cùng khác biệt vào năm 2013, “anh Tinh” trở lại với đề tài liêu trai hấp dẫn không kém: Mỹ Nhân Ngư hay “nàng tiên cá”.

Nàng tiên cá đó là Lâm Doãn, cô gái 19 tuổi vô danh đã vượt qua hơn 120 ngàn đối thủ để nhận vai chính tiên cá. Nhưng nàng tiên cá này không sống thảnh thởi ở biển cả, mà bị nhốt chặt cùng tộc người cá ở một xác tàu cũ. Họ đang chết dần bởi công nghệ hủy diệt do một tay triệu phú trẻ (Đặng Siêu) điều hành. Để cứu lấy đồng loại, gã Bạch Tuộc đứng đầu thủy tộc quyết định giao cho tiên cá nhiệm vụ... ám sát tay tỉ phú.

*

Vậy là nàng tiên cá không những không cứu người như trong truyện cổ tích, mà còn phải cầm dao giết người. Một kịch bản rất “Châu Tinh Trì.”

Nhưng khi tiếp cận hành sự, tiên cá phát hiện ra tay triệu phú (bề ngoài khá giống Tony Stark) không phải là kẻ xấu. Anh ta chỉ là một chàng trai trẻ bị ám ảnh bởi nghèo khổ, và luôn tìm mọi cách để vươn lên. Tay triệu phú, vốn quen thuộc với thế giới giàu có đầy nghi kỵ và lừa lọc, lại bị cuốn hút bởi vẻ đẹp sáng trong từ tâm hồn cô gái. Họ cảm mến nhau, nhưng tình yêu giữa người và cá vốn khó khăn, lại phải đứng giữa các trở lực nguy hiểm của tiền bạc, ghen tuông và giết chóc.

Mỹ Nhân Ngư, về cơ bản, là bộ phim sẽ tạo cảm giác quen thuộc với những người đã lớn lên hoặc gắn bó với tài tử họ Châu. Chất hài tưng tửng, sáng tạo và có phần phi thực đặc trưng không hề già đi như độ tuổi của anh – chúng vẫn rất sắc bén và đầy sáng tạo, có thể khiến những khán giả khó tính nhất phải bật cười. Chúng ta sẽ gặp lại các miếng hài hình thể và tình huống đã nhẵn mặt từ nhiều bộ phim trước. Chúng không hề mới và tạo cảm giác đã bắt gặp ở đâu đó, như khi gã Bạch Tuộc nấu bếp, hình vẽ của tay cảnh sát, hay miếng “đóng mở cửa” cổ điển (bộ phim Việt Em Là Bà Nội Của Anh cũng dùng miếng này)... nhưng chưa bao giờ nhàm chán.

Phải nói thêm rằng cũng là cùng các miếng ấy, nhưng nếu không phải do Châu Tinh Trì chỉ đạo, nhiều khả năng sẽ không đạt hiệu quả hài hước tương tự. Kinh nghiệm và tư chất giúp anh điều chỉnh và đặt các yếu tố riêng lẻ vào đúng vị trí của chúng, ví như vẻ mặt “tỉnh ruồi” của các diễn viên, hay cách họ cười cợt. Để dù “anh Tinh” không xuất hiện, người xem hẳn sẽ chẳng khó khăn gì để thốt lên: Đây đúng là phim của Châu Tinh Trì. Không sai được.

*

Về mặt thông điệp thì Mỹ Nhân Ngư có “người lớn” hơn các phim trước của anh. Ngoài đề cao tình yêu như thường lệ là các giá trị về bảo vệ môi trường sống, ở đây là môi trường biển. Nhưng đặt trong một tác phẩm hài đó chỉ như một chút “gia vị”, chứ không thể có đủ sức nặng. Bù lại thì câu chuyện tình yêu khá dễ thương và đáng yêu, hai diễn viên chính Lâm Doãn và Đặng Siêu liên kết với nhau khá tốt.

Nếu có điều gì đáng gọi là thiếu hụt, có lẽ là ở chất liêu trai chưa thực sự đầy đặn, bởi thời lượng phim buộc phải chia cho các phần giải thích về nguồn gốc người cá, về các loại công nghệ. Thủy tộc trong phim cũng không quá đặc biệt hay đáng nhớ, dù có được một cảnh hiệu ứng màu sắc đẹp mắt về sức mạnh của “lão bà” ở cuối phim. Hoặc do ở năm 2016, thì đề tài tiên cá đã được khai thác cạn kiệt như dầu mỏ rồi, từ phim điện ảnh cho đến hoạt hình Disney. Và nếu đặt trong sự so sánh với Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện, người xem hẳn sẽ nhớ nhung cá tính của Thư Kỳ một chút. Bởi Lâm Doãn, dễ hiểu vì còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm, chưa thể mang đến chiều sâu diễn xuất và cuốn hút như đàn chị. Nhưng chắc chắn, Mỹ Nhân Ngư sẽ là một bước ngoặt mơ ước trong sự nghiệp, đưa cô lên hàng ngôi sao ở thị trường Đại Lục.

Xem thêm:

Tựu chung, đây vẫn là một phim đáng xem của Châu Tinh Trì, cả những fan lâu năm lẫn những người chưa biết gì về anh (có lẽ hơi hiếm). Anh giống như một đầu bếp biết rành khẩu vị khán giả, và mang đến một món ăn với đúng hương vị họ muốn thưởng thức: một hành trình điện ảnh đầy tiếng cười mang thương hiệu vua hài không lẫn đi đâu được.