Thực phẩm chứa nhiều muối (natri), chẳng hạn như thịt đóng hộp, phô mai và thực phẩm chế biến sẵn, có thể gây tích tụ chất lỏng dư thừa trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng mí mắt. Khi có quá nhiều natri xâm nhập vào tế bào, nước sẽ được giữ lại để làm loãng nó. Điều này thường có thể dẫn đến các tế bào chứa đầy nước, bao gồm cả các tế bào mắt.
Sưng mắt khi ngủ dậy do uống rượu quá mức
Bạn có thể thấy rằng, sau một đêm uống rượu say, bạn dường như luôn gặp phải tình trạng ngủ dậy mắt bị sưng. Uống quá nhiều rượu sẽ khiến các mạch máu trên khuôn mặt giãn ra và dẫn đến tăng bọng mắt. Rượu cũng gây mất nước, khiến da mất đi độ căng, đặc biệt là ở vùng da mỏng hơn dưới mắt.
Kích ứng mắt
Sữa rửa mặt (đặc biệt là những loại có axit salicylic, axit glycolic hoặc retinol), dầu gội và dầu dưỡng có thể bị mắc kẹt trong nếp mí nếu không được làm sạch và gây kích ứng. Kích ứng mắt cũng có thể do chất tẩy trang mắt, dụng cụ trang điểm mắt và mascara có chứa hương liệu và chất bảo quản.
Kích ứng mắt gây ngứa ngáy và kích thích bạn dụi mắt. Điều này dễ dẫn đến viêm nhiễm, khiến các mao mạch bị tổn thương làm rò rỉ dịch vào các mô và gây nên tình trạng sưng mắt.
Dị ứng mắt
Dị ứng mắt xảy ra khi mắt tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong không khí. Khi những chất gây dị ứng đó vào mắt, chúng sẽ hòa tan trong nước mắt và tiếp xúc với niêm mạc mắt. Chúng phản ứng với các kháng thể trong mắt, kích hoạt cơ thể giải phóng histamine (một chất hóa học mà hệ thống miễn dịch tạo ra). Đôi khi, histamine giải phóng vào da có thể gây ra phản ứng như viêm, ngứa, chảy nước mắt và sưng mắt.
Nếu sưng mắt khi ngủ dậy do dị ứng, thủ phạm có thể là thứ gì đó trong phòng ngủ hoặc không gian sống của mình như cây cảnh trang trí, drap trải giường mới, phấn hoa…
Bạn có thể quan tâm: Hỏi đáp Dược sĩ: Uống thuốc bị dị ứng sưng mắt phải làm sao?