Vua Duy Tân bị thực dân Anh ám sát?
Vua Duy Tân (1900 – 1945) có tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Hoảng, là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn, lên ngôi vào ngày 5.9.1907, lúc mới 7 tuổi, sau khi vua cha Thành Thái bị đưa đi quản thúc.
Bạn đang xem: Những cái chết bí ẩn ở việt nam
Vua Thành Thái có nhiều con trai, nhưng người Pháp đã chọn Vĩnh San làm người kế vị vì ông nhỏ tuổi và trông có vẻ “nhút nhát, đần độn”. Tuy nhiên, khi lên làm vua ông đã tỏ ra là một người có tư tưởng dân tộc, quyết đoán và không chịu lệ thuộc vào Pháp. Do chống lại người Pháp, ông đã bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.
Vua Duy Tân lên ngôi khi mới 7 tuổi.
Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), vua Duy Tân gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức và được nhà lãnh đạo Charles de Gaulle của Pháp chú ý. Sau cuộc chiến, de Gaulle muốn đưa Duy Tân trở lại Đông Dương như một lá bài trong kế hoạch tái chiếm Đông Dương, trong khi ông cũng muốn lợi dụng de Gaulle để trở lại ngai vàng và từng bước củng cố độc lập dân tộc.
Nhưng kế hoạch chưa được thực hiện thì vào ngày 26.12.1945, ông tử nạn trong một vụ tai nạn máy bay bí ẩn ở Cộng hoà Trung Phi. Có giả thuyết cho rằng đây là âm mưu ám sát của người Anh, vì việc vua Duy Tân trở lại Việt Nam sẽ gây khó khăn cho Anh trong việc trao trả các thuộc địa.
Vua Kiến Phúc bị đầu độc?
Vua Kiến Phúc (1869 – 1884) có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là vị hoàng đế thứ 7 của nhà Nguyễn. Ông lên ngôi ngày 2.12.1883, khi 14 tuổi, tại vị được 8 tháng thì qua đời. Cái chết của ông để lại rất nhiều nghi vấn trong giới sử học.
Sử nhà Nguyễn chép vua Kiến Phúc mất vì bệnh. Viên Khâm sứ Pháp Rheinart cũng cho rằng nhà vua mất vì bệnh. Ông kể: “Cái chết của vua là một cái chết tự, nhưng nó đã đến một cách quá bất ngờ làm cho mọi người kinh ngạc… Trong một thời gian khá lâu nó không dậy nổi, tôi không biết nó có thể đứng lên mà không cần người đỡ không, từ lúc bị bệnh, nghĩa là từ ba tháng nay...".
Tuy nhiên, có lời đồn rằng nhà vua chết là do Nguyễn Văn Tường đầu độc. Theo đó, bà Học Phi (vợ vua Tự Đức) là mẹ nuôi của Kiến Phúc, tư tình với Nguyễn Văn Tường. Nhân một hôm vua bệnh, ông Tường vào thăm có trò chuyện riêng với bà, bị vua nghe thấy. Ông Tường thấy có thể nguy hiểm liền xuống Thái y viện bốc một thang thuốc dâng vua uống, ngày hôm sau thì vua mất…
Ngoài ra, còn có giả thuyết hai vị Phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường giết vua Kiến Phúc, tôn một vị vua nhỏ tuổi hơn (Hàm Nghi) để dễ việc nắm trọn quyền bính.
Hoàng đế Quang Trung bị Càn Long yểm bùa?
Vào tuổi tứ tuần, giữa lúc chuẩn bị mở một chiến dịch tổng lực để tiêu diệt liên minh Nguyễn Ánh - Pháp, hoàn thành việc thống nhất đất nước; đồng thời nỗ lực giành lại hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông từ nhà Thanh, hoàng đế Quang Trung (1753 – 1792) đột ngột băng hà. Biến cố này là một trong những nghi vấn lớn nhất của lịch sử Việt Nam.
Tượng đài hoàng đế Quang Trung.
Theo chính sử nhà Nguyễn, hoàng đế Quang Trung chết vì một chứng bệnh kỳ bí, bắt đầu từ một cơn đột quỵ khiến ông rơi vào trạng thái mê man nhiều ngày. Chứng bệnh này được sử gia nhà Nguyễn giải thích như sự trừng phạt của thần thánh dành cho việc quân đội của ông đã xâm phạm các tôn lăng của chúa Nguyễn khi chiếm thành Phú Xuân (Huế).
Ngoài ra, còn một giả thuyết khá hoang đường khác về cái chết của vua Quang Trung, đó là ông đã bị trúng tà thuật từ chiếc áo bị yểm bùa do vua Càn Long của nhà Thanh ban tặng. Một biến thể của giả thuyết này là chiếc áo kể trên đã bị tẩm thuốc độc.
Nguyễn Thị Anh giết vua Lê Thái Tông?
Theo sử sách, ngày 4.8.1442, vua Lê Thái Tông (1423–1442) về Lệ Chi Viên cùng Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi, rất được nhà vua yêu. Tại đây, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi băng hà.
Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ít lâu sau đó. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ.
Sau này, nhiều sử gia đã tán đồng với giả thuyết cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh - vợ thứ vua Lê Thái Tông.
Về động cơ, thứ nhất là do bà đã có sẵn tư thù với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Thứ hai là do thời đó, nhiều người trong triều dị nghị rằng Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Thái tử Bang Cơ không phải là con Vua Thái Tông, sợ Nguyễn Trãi gièm pha nên bà đã sai người sát hại vua rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
Vua Trần Thái Tông biết trước ngày chết của mình?
Trần Thái Tông (1218 – 1277) là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng 19 năm. Cái chết của ông được Việt sử tiêu án ghi lại với màu sắc khá kỳ bí:
“Thái Tông đến nhà ngự, hốt nhiên thấy con rết leo lên áo, lấy tay gạt xuống đất, có tiếng kêu, trông ra là cái đinh sắt, nhân thế mới xem bói, nói rằng: Đó là điềm về năm Đinh. Lại đùa bảo Mặc Lão xem cho biết tốt hay xấu, Mặc Lão nói: Thấy có một cái rương vuông, bốn bên đều có chữ Nguyệt, trên rương có một cái kim, cái lược.
Vua Thái Tông giải nghĩa rằng: Rương là gỗ vuông, bốn bên đều có chữ nguyệt là bốn tháng. Cái kim có thể đâm vào vật gì, đó là đinh vào nằm trong gỗ, chữ sơ là cái lược đồng âm chữ sơ là xa nghĩa là xa nhau. Đương khi nói Vua đùa, có câu: Chóng đến mồng một sẽ có thay phiên. Vua xem quẻ nói rằng: “Đó là ngày mùng Một sẽ chết. Đến khi ấy quẻ đúng lời xem bói”.
Quả nhiên đúng như lời suy đoán, ngày mùng Một tháng tư năm Đinh Sửu (1277), Thượng hoàng Trần Thái Tông băng hà.
Dương Vân Nga và Lê Hoàn sát hại Vua Đinh Tiên Hoàng?
Sử sách chính thống của Việt Nam đều ghi rằng người giết chết Đinh Tiên Hoàng - vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt là hoạn quan Đỗ Thích. Sử chép rằng, viên quan này mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn.
Tuy vậy, nhiều sử gia cho rằng: Đỗ Thích chỉ là tấm bình phong che đậy cho thủ phạm thực sự, đó là tướng quân Lê Hoàn và thái hậu Dương Vân Nga.
Theo lý giải, việc Lê Hoàn làm Phó vương khi Đinh Toàn lên ngôi, cấm cố họ Đinh cùng với việc các trung thần chống đối có thể là biểu hiện cho thấy mưu đồ chiếm ngôi của Lê Hoàn. Hành động của Lê Hoàn nhiều khả năng đã có sự trợ giúp của Dương Vân Nga.
Dương Vân Nga, có thể giữa bà và các hoàng hậu khác (Tiên Hoàng có những 5 hoàng hậu) đã xảy ra cuộc đua giữa họ về tương lai của ngôi thái tử. Do yếu thế trong cuộc cạnh tranh này, Dương Vân Nga đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa.
Cả làng tá hỏa đi tìm thì phát hiện cô giáo Đinh Thị H. đã chết trong cái giếng bỏ hoang gần nhà. Sau cái chết bí ẩn của người vợ xấu số ấy, cả làng đã đồn tai nhau những câu chuyện hết sức rùng rợn.Cái chết thương tâm đầy bí ẩn?
Những ngày này, người dân xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) luôn bàn tán xôn xao về cái chết bất thường của cô giáo Đinh Thị H. (SN 1982), xảy ra vào ngày 23/8 vừa qua.
Anh Nguyễn Xuân Hoàn (SN 1981), trú tại xóm 6, xã Sơn Bình (Hương Sơn) đã khóc cạn nước mắt trước cái chết đầy bí ẩn của người vợ mới cưới. Người đàn ông ấy nghẹn ngào kể lại cho chúng tôi nghe sự việc liên quan đến cái chết của vợ mình. "Hôm đó ngày 23/8, tôi và vợ bàn nhau sang xã Sơn Châu để làm giúp cho một người bác họ. Vợ bảo tôi sang bên nhà bác trước, cô ấy đi chợ mua thức ăn cho bố rồi sẽ sang sau. Mãi đến 9h, chưa thấy vợ sang, tôi gọi điện về hỏi, nhưng không thấy cô ấy bốc máy.
Sau đó, tôi gọi điện cho cô Thanh - một người họ hàng gần nhà sang xem tình hình thế nào. Một lúc sau, cô Thanh gọi lại bảo không thấy vợ tôi đâu, xe máy và mọi đồ đạc vẫn còn nguyên vẹn. Cô Thanh gọi mọi người trong xóm đi tìm cũng chẳng thấy. Nghe vậy, tôi lo lắng quay về nhà. Sau mấy tiếng cùng hàng xóm tìm kiếm, đến 11h, cô Thanh phát hiện vợ tôi đang thở thoi thóp dưới một giếng hoang cạnh nhà. Nghe tiếng la hét của cô, mọi người chạy đến cứu nhưng không kịp vì giếng sâu", anh Hoàn nói trong nước mắt.
Kể về sự việc xảy ra hôm đó, ông Nguyễn Xuân Dục (bố chồng nạn nhân) cho biết: "Hai vợ chồng nó mới thuê nhà trọ ở trên Quốc lộ 8A. Vừa ở được hai hôm, đến sáng hôm sau thì xảy ra chuyện. Bữa đó, thằng Hoàn bận đi lợp nhà cho người bác họ. Con dâu đi xe máy về rồi ghé qua chợ mua thức ăn cho tôi. Nó còn dặn tôi: "Trưa vợ chồng con không về nhà ăn cơm, bố chịu khó ở nhà ăn một mình, thức ăn con đã mua sẵn rồi. Sau đó, tôi đi cắt tóc. Đến trưa, tôi về thì đã nghe người dân bảo phát hiện nó chết dưới giếng. Từ khi cưới nhau, vợ chồng nó sống hòa thuận, tình cảm và chưa một lần thấy hai đứa to tiếng với nhau. Mới đây, con dâu thường hay kêu đau bụng, tôi hỏi thì con trai bảo vợ đang mang bầu. Cuộc sống của chúng nó đang hạnh phúc vậy mà không hiểu sao giờ lại ra nông nỗi này...". Trao đổi với PV, ông Đoàn Quang Trung, Trưởng Công an xã Sơn Bình đã xác nhận thông tin trên. Ông Trung cho biết: "Sau khi nhận được thông tin cô giáo Đinh Thị H. được người dân phát hiện chết ở giếng nhà hàng xóm, chúng tôi đã huy động toàn bộ công an viên đến bảo vệ hiện trường, đồng thời báo cáo nhanh lên công an huyện để phối hợp xử lý". Cái chết chưa rõ nguyên nhân Chúng tôi đã tìm đến ngôi nhà cô Nguyễn Thị Thanh (50 tuổi), là người hàng xóm đã phát hiện ra thi thể của chị H. dưới ngôi giếng để hoang lâu năm. Cô Thanh cho biết, vợ chồng anh Hoàn mới cưới được 42 ngày. Bốn ngày sau cưới, mẹ anh Hoàn vào miền Nam thăm cô con gái út, ở nhà chỉ còn ông Dục và hai vợ chồng Hoàn. Hai ngày trước khi mất, vợ chồng Hoàn đã tìm thuê nhà trên QL8A, để thuận tiện cho công việc vì cả hai vợ chồng đều là giáo viên tiểu học. Vừa ở nhà mới được hai hôm, sang hôm sau cả vợ chồng ghé về thăm bố thì xảy ra sự việc. "Chỉ hơn một tháng trước, chúng tôi vừa đi ăn mừng đám cưới vợ chồng cô H., vậy mà giờ lại ra thế này... Cô ấy vừa mới về làm dâu nên chưa quen biết mọi người nhiều. Thỉnh thoảng, cô ấy lại đến nhà mấy người hàng xóm ở gần chứ cũng chẳng đi đâu xa. Hôm đó thấy chú Hoàn gọi điện về, nhắn tôi sang bên đó bảo cô H. qua nhà bác họ ăn cơm. Lúc tôi sang, gọi mãi chẳng có ai thưa, tìm quanh nhà thấy mọi đồ đạc vẫn nguyên vẹn, chiếc xe máy vẫn ở đó. Sau một hồi tìm không thấy, tôi gọi những người hàng xóm khác cùng giúp đỡ. Chú Hoàn cũng về tìm, nhưng không thấy tung tích của cô.
Đến khoảng 11h30", tôi chạy băng qua một ngôi nhà bỏ hoang gần đó thì nghe thấy tiếng thở rên rỉ, nhìn xung quanh lại chẳng thấy có ai. Bước đến cái giếng bỏ hoang mới tá hỏa phát hiện cô ấy, rồi gọi mọi người đến.
Một lúc sau, cả xóm đến để tìm cách đưa cô H. lên nhưng ai xuống cũng phải lên vì giếng sâu, nước cạn, miệng giếng nhỏ nên người nào xuống một nửa giếng cũng lên vì ngạt khí. Sau đó mọi người dùng móc sắt rồi kéo lên, nhưng lúc đó cô ấy đã chết", bà Thanh kể lại.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thanh kể lại lúc phát hiện thi thể của người phụ nữ xấu số.
Trước sự việc một thiếu phụ được đánh giá là ngoan hiền, hạnh phúc nay lại chết một cách bất thường, nhiều người dân không khỏi hoang mang, lo sợ. Đã có nhiều người cho rằng, cái chết của cô H. liên quan đến những vùng đất linh thiêng và giấc mơ lạ của cô trước khi chết.
Ông Nguyễn Thanh Bình (78 tuổi) là một bậc cao niên trong làng cho biết, sau khi phát hiện xác cô giáo tiểu học dưới cái giếng hoang, đã có những lời đồn truyền tai nhau. Người trong làng cho rằng, việc cô gái chết bất thường là do "ma" bắt đi. Ở vùng đất đó nay chỉ còn ba hộ gia đình đang sinh sống. Trước đây, khu vực này rất đông vui. Sau đó không hiểu vì sao rất nhiều người sống ở đây đều gặp chuyện xui xẻo lạ thường. Cho rằng đây là vùng đất khó sống, họ bỏ đi hết, bây giờ chỉ còn lại những ngôi nhà hoang.
Hồi trước người dân địa phương gọi vùng đất này là xóm rú. Sở dĩ gọi như thế bởi làng này nằm trên một ngọn đồi cao. Cái giếng cô gái chết ở đó là của nhà ông Toản ngày xưa, nay đã chuyển đi nơi khác khoảng 10 năm rồi. Hồi đó, vợ ông bị bệnh mất, trong nhà gặp nhiều xui xẻo nên ông ấy cùng các con chuyển đi chỗ khác sinh sống. Người ta bảo ở đây làm ăn không nên nổi, nuôi gia súc, gia cầm đều bị dịch chết, con người cũng vậy.
Bà Thanh là hàng xóm của cô H., trước đây cũng gặp chuyện không may mắn. Cậu con trai út của bà đang khỏe mạnh bình thường bỗng tự nhiên bị động kinh chết. Bây giờ ở đó chỉ còn ba hộ dân sinh sống là nhà ông Dục, nhà bà Thanh và bà Minh. Ở khu vực đó ít nhất cũng đã có khoảng 10 hộ dân chuyển đi nơi khác, bỏ đất vườn lại đó. Tôi nghe nói nhiều người đi xem bói về, được "thầy" phán ở đó có hai mẹ con ăn mày chết đói nên đã ảnh hưởng đến vùng đất này.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Lấy Lại Mật Khẩu Internet Banking Vietcombank Hết Hạn Sử Dụng
Một người dân khác cho biết, hai vợ chồng cô H. chuyển nhà nhưng lại đúng dịp tháng Bảy nên không kiêng kỵ thành ra mới bị xúi quẻ như vậy(?!). "Vợ chồng cô H. thuê nhà ở trên xóm 2, xã Sơn Bình. Nhưng lại thuê đúng ngôi nhà của gia đình lấy đất ngôi đền để xây nhà. Họ xây nhà chính giữa điện ngôi đền có tên là đền Cửa ông. Mới đêm đầu, hai vợ chồng ngủ, người vợ mơ thấy hai con voi lạ đến quấy nhiễu và một người đàn ông đến đuổi đi. Lúc tỉnh dậy, người vợ kể lại cho chồng nghe rồi đòi chồng chuyển nhà, đến hôm sau thì xảy ra chuyện", một người dân địa phương kể lại.
Nói về những tin đồn mang đậm màu sắc huyền bí đang truyền trong nhân dân sau cái chết chưa rõ nguyên nhân của cô giáo Đinh Thị H., ông Cù Xuân Điền, Chủ tịch UBND xã Sơn Bình (Hương Sơn) cho biết: "Cùng sự phối hợp của xã, lực lượng công an đã tiến hành mổ và khám nghiệm tử thi để điều tra làm rõ về cái chết của cô giáo Đinh Thị H..
Tuy có rất nhiều lời đồn đại xung quanh cái chết bất ngờ của người phụ nữ xấu số, nhưng hiện nay cơ quan công an vẫn chưa có kết luận cụ thể. Cho nên, những thông tin đang truyền đi đó hoàn toàn không có căn cứ".