Hầu hết chị em đều tăng cân khi mang bầu, tuy nhiên không phải ai cũng có cân nặng chuẩn như ý. Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân? Bí quyết để có cân nặng phù hợp khi mang thai là gì?


*

Cân nặng của thai phụ do những yếu tố nào?

Bên cạnh những biến đổi trong cơ thể do sự phát triển của thai nhi, Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Chúng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của mẹ khiến cân nặng nhiều khi không thể tăng giảm theo mong muốn.

Bạn đang xem: Thai 6 tháng nặng bao nhiêu

Có những mẹ bầu tăng cân nhiều và có những thai phụ lại tăng cân ít dù chế độ ăn giống nhau bởi những yếu số sau đây chi phối:

Thể trạng cơ thể: Chiều cao khiêm tốn, lại ốm yếu thì khi mang thai thường sẽ tăng cân ít.

Cơ địa: Có mẹ cơ địa dễ tăng cân, ăn ít lại dễ lên kg nhưng cũng có người dù ăn nhiều nhưng lại không mập.

Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất, không khoa học sẽ khó tăng cân hơn so với chế độ ăn đủ chất và hợp lý.

Độ tuổi: Phụ nữ nhiều tuổi thường có xu hướng tăng cân nhiều hơn khi mang thai so với người ít tuổi.

Điều kiện sống: Điều kiện sống tốt với đầy đủ các tiện ích như ăn uống, giải trí, chăm sóc sức khỏe,... là một trong những điều kiện thuận lợi để bồi bổ cơ thể, dễ tăng cân.

Tình trạng hệ tiêu hóa: Một bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm loét hang vị, viêm đại tràng,… giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Sự vận động của cơ thể: Duy trì chế độ luyện tập trong thời gian mang thai sẽ tăng sự hấp thụ, trao đổi chất dinh dưỡng hơn nên rất dễ tăng cân.

*

Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Mẹ mang thai 6 tháng bụng bầu trông rất rõ vì thai nhi đã khá lớn. Em bé đạt cân nặng khoảng 360g và dài 25,6cm tính từ đầu tới gót chân.

Để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con ở tháng cuối của tam cá nguyệt thứ 2, thai phụ nên duy trì mức tăng khoảng 0,5kg/tuần. Như vậy tổng 4 tuần từ tuần thai thứ 21 đến 24 nên tăng khoảng 2 kg. Trọng lượng chuẩn của người mẹ đến lúc này cần tăng khoảng 4 - 5kg so với thời điểm trước khi mang bầu.

Chỉ số cân nặng trên là con số lý tưởng dành cho tất cả các chị em mang thai ở tháng thứ 6. Thực tế, không có một mức tăng cân chính xác dành cho mẹ bầu. Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân là hợp lý còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai nhi và thai phụ.

Nếu em bé có cân nặng chuẩn thì mức tăng cân chung tốt nhất cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6 là:

Trước khi mang thai bị nhẹ cân: Cần tăng khoảng 0,5kg/tuần.

Trước khi mang có cân nặng bình thường: Nên tăng khoảng 0,4kg/tuần.

Trước khi mang bị thừa cân: Nên tăng khoảng 0,3kg/tuần.

Mang thai đôi: Nên tăng khoảng 0,6kg/tuần.

Trường hợp mẹ có cân nặng bình thường trước khi có bầu nhưng thai nhi lại bị thiếu cân, suy dinh dưỡng hoặc thừa cân trong quá trình mang bầu thì cần có sự tư vấn của bác sĩ để có điều chỉnh mức tăng cân cho phù hợp ở tháng thứ 6.

*

Trường hợp tăng cân quá nhiều hoặc quá ít

Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân rất quan trọng bởi việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ mang thai không nên ăn gấp đôi, gấp ba và càng không nên nhịn ăn để giữ dáng. Điều quan trọng là người mẹ đảm bảo mức năng lượng vừa đủ để tăng cân ở mức ổn định.

Khi nghiên cứu sức khỏe của phụ nữ trong thai kỳ, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nếu mẹ bầu tăng cân quá mức thì bản thân và thai nhi có thể phải chịu những tình trạng sau:

Bị khó sinh do thai nhi quá lớn.

Tăng tỉ lệ sinh non, sinh mổ.

Trẻ sơ sinh bị nặng cân rất dễ phải đối mặt với các bệnh như tim mạch, tiểu đường, béo phì,.. khi trưởng thành.

Nguy cơ bị trĩ, són tiểu rất cao do áp lực lên vùng chậu quá lớn, vùng bụng dễ bị rạn da và các vấn đề với vùng xương chậu.

Cơ thể dễ mệt mỏi, khó thở, thân nhiệt cao hơn những mẹ bầu bình thường.

Hay bị đau lưng, nhức và phù chân và đi lại cũng khó khăn hơn.

Đối mặt với các vấn đề như cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.

Các bộ phận trong cơ thể như tim, gan và thận hoạt động kém hiệu quả do bị chèn ép.

*

Nếu mẹ bầu tăng cân quá ít thì mẹ và bé cũng chịu không ít ảnh hưởng:

Trẻ bị sinh non, dễ thấp bé, nhẹ cân, sức đề kháng yếu.

Thai nhi chậm tăng trưởng, thậm chí suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.

Quá trình tiết sữa bị hạn chế khiến không đủ sữa để nuôi con.

Suy nhược cơ thể khiến mệt mỏi, khó ngủ, dễ bị sảy thai.

Không phụ nữ nào muốn những điều trên xảy ra, vì vậy, mẹ cần điều chỉnh để cân nặng tăng ở mức bình thường, tránh những ảnh hưởng tiêu cực khi tăng, giảm cân bất thường.

Cách tính mức cân nặng phù hợp với chiều cao

Mẹ muốn biết bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân là phù hợp nhất, hãy tham khảo công thức tính mức cân nặng phù hợp với chiều cao của thai phụ. Đó là công thức xác định chỉ số BMI, rất đáng tin cậy để biết một người có bị thừa cân hay không. Công thức tính cụ thể:

BMI = Cân nặng (kg) / <(chiều cao)2> (m)

Nếu sử dụng cân nặng trước khi mang thai để tính thì khuyến nghị mức tăng cân phù hợp cụ thể như sau:

Kết quả chỉ số BMI = 18,5 đến 24,9: Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai, nên tăng 10 – 12 kg trong toàn bộ thai kỳ. Trong đó:

Tam cá nguyệt đầu tiên: Tăng 1kg.

Tam cá nguyệt thứ 2: Tăng 4 - 5kg.

Tam cá nguyệt cuối cùng: Tăng 5 - 6kg.

Kết quả chỉ số BMIĂn gì để đảm bảo sức khỏe bà bầu tháng thứ 6?

Làm sao để tăng cân phù hợp khi mang thai 6 tháng?

Sau khi xác định được bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân là lý tưởng, chị em cần biết cách làm sao để tăng cân ổn định. Về vấn đề này, mẹ bầu không thể bỏ qua những lời khuyên hữu ích sau đây của các chuyên gia.

Chế độ dinh dưỡng

Nhu cầu năng lượng trung bình ở phụ nữ 2.200 kcal/ngày. Mẹ mang thai tháng thứ 6 cần tăng thêm 360 kcal/ngày mới đảm bảo cung cấp đủ cho cả thai nhi và giúp bà bầu tăng cân.

Để duy trì tăng cân, chị em bầu bì cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như đạm, protein, carbohydrate, vitamin C. Bên cạnh cung cấp dưỡng chất thông qua thực phẩm, mẹ nên dùng thêm một số thuốc bổ có chứa axit folic, sắt, canxi, vitamin, theo sự chỉ định của bác sĩ để không bị thiếu chất khi phải nuôi thêm cả bé.

Để không bị tăng cân quá mức, thừa hoặc thiếu chất, mẹ bầu cần cân bằng hàm lượng canxi, axit folic, sắt, DHA dung nạp vào cơ thể. Cần kìm hãm cơn thèm ăn của mình lại, sau khi ăn một món, hãy ngừng khoảng 5 phút để kiềm chế lại mong muốn thay vì gọi ngay món khác.

Thai phụ cũng nên hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, chỉ nên dùng một hoặc hai lần trong tuần với lượng ít. Nếu lỡ ăn nhiều, hãy giảm khẩu phần các món khác để đảm bảo lượng calo nạp vào không vượt quá mức cho phép.

Bà bầu cũng cần tích cực ăn hoa quả và rau xanh vừa giúp hạn chế táo bón thai kỳ, có bộ máy tiêu hóa tốt lại còn cân bằng chất dinh dưỡng khi ăn các thức ăn nhiều chất khác. Bên cạnh uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày thì một cốc nước ép trái cây hoặc sinh tố tự làm sẽ giúp phụ nữ mang thai có thêm năng lượng và tăng sức đề kháng.

*

Chế độ vận động

Mẹ bầu có biết, việc vận động thể lực khi mang thai đem lại rất nhiều lợi ích cho thai kỳ. Trong đó, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân. Muốn tránh lên cân quá nhanh hoặc bị giảm cân thì bạn đừng bỏ qua thể thao.

Khi mẹ tăng cân quá mức, tập luyện thể thao sẽ giúp đốt cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể. Nếu bị giảm cân do cơ thể mệt mỏi vì lười vận động dẫn đến kém ăn, mất ngủ thì thể thao vừa giúp cơ thể săn chắc, thư giãn các cơ, lại tốt cho hệ tiêu hóa, trao đổi chất trong cơ thể nên dễ tăng cân hơn.

Mẹ nên chọn những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga,… và lưu ý là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện. Hạn chế hoặc tuyệt đối tránh các môn thể thao mạo hiểm, đòi hỏi vận động quá nhiều với các động tác nguy hiểm như lướt ván, judo,...

*

Hy vọng bài viết đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu cân mới tốt. Mẹ bầu hãy duy trì chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học và nhớ thường xuyên thăm khám định kỳ để có một cân nặng lý tưởng khi mang thai.

Con đã lớn chừng nào? Mẹ cần bổ sung bao nhiêu loại vitamin tổng hợp: acid folic, DHA cho bà bầu, sắt cho bà bầu... Các kiến thức về sức khỏe sinh sản lưu ý cho mẹ đảm bảo dinh dưỡng và thể chất để có 1 thai kỳ an toàn.
Để biết thai nhi có đạt được sự phát triển bình thường không, mẹ bầu nên chú ý tới cân nặng thai nhi theo từng tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách thức theo dõi trọng lượng thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho mẹ bầu cân nặng chuẩn của thai nhi, cách theo dõi và biện pháp điều chỉnh trọng lượng thai nhi.

Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tháng

Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi đạt chuẩn theo từng tháng tuổi:


Tuổi thai nhi

Cân nặng

2 tháng

1 gam

3 tháng

58 gam

4 tháng

146 gam

5 tháng

550 gam

6 tháng

665 gam

7 tháng

1100 gam

8 tháng

1755 gam

9 tháng

2600 gam

10 tháng

3338 gam

10.5 tháng

3700 gam


Tuy nhiên, số liệu trên chỉ mang tính tham khảo. Mỗi thai nhi khác nhau có sự phát triển khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Giới tính thai nhi.

Số lượng thai trong bụng mẹ (thai đôi, thai ba).

Tuổi của mẹ.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mẹ bầu.

Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.

Cách theo dõi cân nặng thai nhi theo tháng tuổi

Có nhiều cách theo dõi cân nặng thai nhi theo từng tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

Siêu âm

Siêu âm là một trong những phương pháp theo dõi cân nặng thai nhi chính xác nhất. Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ tính được cân nặng thai nhi thông qua thông số cơ thể mẹ.

*
Siêu âm là một trong những biện pháp theo dõi cân nặng thai nhi chính xác nhất

Trước tiên, chúng ta cần hiểu được một vài chỉ số liên quan đến cân nặng thai nhi như sau:

AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng thai nhi

BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính do ở mặt cắt lớn nhất của hộp sọ thai nhi.

TAD ( Transverse abdominal diameter): Đường kính ngang bụng, hay còn gọi là đường kính cơ hoành.

HC (Head circumference): Chu vi vòng đầu

FL: Chiều dài xương đùi

- Cách 1: Tính cân nặng thai nhi dựa vào đường kính vòng đầu (BPD):

Cân nặng (gam) = x 100

Hoặc cân nặng (gam) = 88.96 x BPD (mm) - 5062

- Cách 2: Theo dõi cân nặng thai nhi dựa trên đường kính ngang bụng (TAD)

Cân nặng (gam) = 7971 x TAD (mm)/100 - 4495

- Cách 3: Tính theo FL, BPD, TAD

Cân nặng (gam) = 13.54 x BPD + 43.32 x TAD + 30.53 x FL - 4213.37

- Cách 4: Tính dựa vào FL, BPD, TAD

Cân nặng (gam) = 1.07 x 0.3 x BPD (cm) x BPD (cm) x BPD (cm) x AC (cm) x AC (cm) x FL (cm)

Tuy nhiên, cách tính cân nặng thai nhi thông qua siêu âm không chính xác hoàn toàn, không có sự sai lệch so với thực tế nhưng không đáng kể. Có những bà mẹ tính theo phương pháp nêu trên, em bé nặng khoảng 3.5kg nhưng khi sinh ra thì con lại nặng chỉ 3.3 kg.

Càng về cuối thai kỳ, các chỉ số của thai nhi càng chính xác hơn, do vậy những cách tính này sẽ có độ chính xác hơn so với các giai đoạn trước đó.

Đo chỉ số của mẹ bầu

Với những bà bầu chưa đến lịch hẹn khám thai, chị em vẫn có thể ước lượng được cân nặng của em bé của mình thông qua chỉ số cơ thể của mình. Trước khi tính toán cân nặng thai nhi theo cách này, mẹ có thể dùng thước đo chu vi bụng và chiều cao tử cung (khoảng cách từ mu đến đáy tử cung).

*
Mẹ có thể ước lượng cân nặng của em bé thông qua chỉ số cơ thể của mình

Công thức thai nhi dựa trên các chỉ số cơ thể mẹ bầu được tính như sau:

Cân nặng (gam) = <(chu vi bụng (cm) + chiều cao tử cung (cm)) x100> / 4

Nhưng phương pháp tính toán này không thật sự chính xác vì chu vi bụng chưa phản ánh hoàn toàn được sự phát triển của thai nhi. Bởi mỗi mẹ bầu có chu vi vòng bụng khác nhau tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai, có mẹ vòng bụng to hoặc vòng bụng nhỏ khác nhau.

Biện pháp điều chỉnh cân nặng thai nhi đạt chuẩn

Nhiều trường hợp thai nhi không đạt được chuẩn cân nặng theo mức quy định, mẹ bầu đừng quá lo lắng và có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để kiểm soát trọng lượng của con.

Thai nhi nhẹ cân

Có nhiều nguyên nhân khiến cho em bé trong bụng nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn bình thường:

+ Bất thường nhiễm sắc thể trong quá trình hình thành phôi thai.

+ Bệnh nhiễm trùng truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, chẳng hạn như: sốt rét, cytomegalovirus, toxoplasmosis.

+ Thiểu năng nhau thai: cản trở chất dinh dưỡng và oxy tới em bé. Tình trạng này thường xảy ra ở mẹ bầu huyết áp cao, tiền sản giật, lupus ban đỏ, lạm dụng chất kích thích.

+ Hội chứng truyền máu song thai: biến chứng thường gặp ở mẹ mang thai đôi, gây hạn chế phát triển của thai nhi.

Không phải nguyên nhân nào khiến thai nhi nhẹ cân cũng đều được khắc phục triệt để. Tuy nhiên, vẫn có một số biện pháp dưới đây giúp mẹ cải thiện cân nặng của em bé trong bụng:

- Thường xuyên theo dõi tình trạng huyết áp để kịp thời giải quyết nếu có bất thường xảy ra.

- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc hút thuốc lá khi đang mang thai.

- Trong trường hợp mẹ bầu cần sử dụng thuốc trong thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc đúng cách. Tránh tự ý sử dụng gây ảnh hưởng đến thai nhi.

- Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học (bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng) để nâng cao sức khỏe tổng thể cho mẹ và tạo điều kiện tốt cho bé phát triển.

- Cố gắng không nấu quá chín thực phẩm giàu tinh bột. Khi thực phẩm giàu tinh bột được chiên, nướng, quay ở nhiệt độ cao sẽ hình thành hợp chất acrylamide. Bằng chứng cho thấy rằng ăn nhiều thực phẩm giàu acrylamide trong thai kỳ có liên quan đến việc thai nhi nhẹ cân

Thai nhi nặng hơn mức bình thường

Thai nhi quá nặng so với mức bình thường cũng rất đáng lo ngại, em bé quá lớn có thể gây ra nhiều biến chứng khi chuyển dạ và ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của trẻ.

*
Thai nhi nặng hơn bình thường cũng rất đáng lo ngại

Thai nhi quá nặng cân thường gặp ở những bà mẹ:

Mắc tiểu đường thai kỳ: Lượng glucose quá cao trong cơ thể sẽ đi qua nhau thai, kích thích cơ thể thai nhi sản xuất insulin và dẫn đến sự tăng trưởng quá mức ở mẹ bầu.

Mẹ bị béo phì: Làm tăng nguy cơ thai nhi mắc bệnh macrosomia, làm kích thước của em bé lớn vượt mức bình thường.

Tiền sử thai nhi lớn trước đây: Nếu lần sinh trước, mẹ sinh con quá nặng thì ở lần sinh sau này, nguy cơ sinh con béo phì ngày càng cao.

Để đối phó với tình trạng này, mẹ có thể làm theo một số lời khuyên như sau:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: cân bằng các chất dinh dưỡng có trong thực đơn giúp bé phát triển toàn diện và không lo tăng cân quá mức. Mẹ nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa ít đường, bổ sung thêm chất đạm và chất béo ở mức vừa phải.

- Kiểm soát lượng đường máu trong cơ thể, nếu đường máu quá cao thì nên đi khám ngay từ sớm để bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách.

- Duy trì cân nặng phù hợp: Đừng tăng cân quá mức trong thai kỳ, tốt nhất chỉ nên tăng 10 - 12kg để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Nếu phát hiện tăng trọng lượng quá nhiều, mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống và vận động của mình.

Xem thêm: Phim mới trên vtv3: giấc mơ cỏ may tập cuối, phim mới trên vtv3: giấc mơ cỏ may

- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng: rèn luyện cơ thể sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng tích lũy mỡ thừa khiến thai nhi nặng cân, giảm bớt lo lắng phiền muộn và nâng cao sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu.