Việc trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài chắc hẳn sẽ khiến rất nhiều mẹ lo lắng, băn khoăn không biết liệu đó có phải là các vấn đề đáng lo ngại không và nên làm gì khi con gặp phải triệu chứng như vậy. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin cần thiết để giúp mẹ bình tĩnh xử trí triệu chứng đi ngoài ít của con.

Bạn đang xem: Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?


1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài

Trẻ sơ sinh bình thường (đặc biệt là những trẻ bú mẹ) thường đi tiêu sau một vài cữ bú, việc trẻ 3 ngày không đi ngoài có thể do một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

1.1. Do “giãn ruột”

Từ 2 tháng tuổi trở đi con có thể bị “giãn ruột”. Lúc này ruột trở nên lớn hơn và lượng sữa mẹ được hấp thụ tốt nên chất thải cũng sẽ ít đi. Do đó thay vì đi ngoài mỗi ngày thì con có thể rơi vào trường hợp 2-3 ngày mới đi một lần.


*

Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở đi con có thể bị “giãn ruột”, lúc này ruột trở nên lớn hơn và lượng sữa mẹ được hấp thụ tốt nên chất thải cũng sẽ ít đi (ảnh minh họa)


1.2. Do con bú kém

Do con bú kém, tiêu thụ lượng sữa mẹ ít nên sẽ đi ngoài ít hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, mẹ ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chất béo nhưng lại ăn ít rau xanh, trái cây và các sản phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, vì vậy khiến sữa bị “nóng” và con đi ngoài ít hơn.

1.3. Do hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề

Hệ tiêu hóa của con còn khá nhạy cảm nên có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần trong sữa ngoài nên sẽ đi ngoài không thường xuyên.

Một số ít trường hợp trẻ có bất thường về thể chất, dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài như: Bất thường về vị trí trực tràng, độ kín của hậu môn hoặc tắc nghẽn ruột có thể dẫn đến các dấu hiệu táo bón, khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Bệnh lý nguy hiểm như lồng ruột, viêm ruột… có thể khiến trẻ sơ sinh không thể đi đại tiện trong một thời gian dài. Bệnh lý hiếm gặp ở trẻ sơ sinh như suy giáp, bệnh ngộ độc trong quá trình phát triển của thai nhi, làm ảnh hưởng đến chức năng của ruột già và khiến phân khó đi qua hậu môn…


*

Trẻ 3 ngày không đi ngoài do bú kém hoặc do ảnh hưởng từ chế độ ăn của mẹ (ảnh minh họa)


2. Cách xử trí khi trẻ 3 ngày không đi ngoài

Khi trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài nhưng vẫn khỏe mạnh thì mẹ không nên quá lo lắng. Nếu trường hợp trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, phân lẫn máu, người mệt mỏi, mẹ nên đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám và điều trị cho con nhanh chóng.

Ngoài ra mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống trong thời gian cho con bú như uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ như rau xanh,… ăn hoa quả như đu đủ, chuối tiêu, bưởi, khoai lang, sữa chua; tạm dừng những đồ ăn cay, nóng, viên uống bổ sung canxi, sắt…

– Ngoài ra có thể mát xa bụng nhẹ nhàng cho trẻ giúp kích thích nhu động ruột, phân di chuyển dễ dàng để trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn…


*

Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về triệu chứng đi ngoài ít của con


Trẻ sơ sinh có rất nhiều vấn đề về sức khỏe, vì vậy mẹ cần theo dõi thật kĩ càng và bình tĩnh để xử lý đúng các trường hợp xảy ra với con.

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài phân lỏng, sủi bọt khiến nhiều bố mẹ hoang mang, lo lắng. Bé đi ngoài phân lỏng có thể do rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa. Bố mẹ cần hiểu rõ tình trạng này của trẻ để chăm sóc trẻ đúng cách và có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Trẻ bị đi ngoài phân lỏng do đâu?

Một số nguyên nhân phổ biến khiến bé đi ngoài phân lỏng bao gồm:

Nhiễm trùng đường ruột


*

Nhiễm trùng đường ruột có thể là nguyên nhân gây đi ngoài phân lỏng ở trẻ)


Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột của trẻ, tạo nên các tổn thương tại đường tiêu hóa. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột có thể kể đến như:

Một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột thường gặp chẳng hạn virus rota, sampylobacte, Ersinia, salmonella, khuẩn tụ cầu, Ecoli… Các loại vi khuẩn này có chứa trong trứng, thịt lợn, rau sống, thịt gia cầm,…Do ăn thực phẩm bẩn, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngay cả khi nấu chín, cơ thể trẻ vẫn có thể bị nhiễm khuẩn.Không đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến thực phẩm, thức ăn vẫn còn sống, bảo quản kém, không hâm nóng trước khi ăn. Khi bé ăn các thực phẩm này sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột.Do trẻ tiếp xúc cơ thể hoặc dùng đồ của người bệnh dẫn đến vi khuẩn bị lây nhiễm.Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, phát triển hoàn toàn.Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa có khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập, tăng tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường ruột so với trẻ bình thường.

Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc nhiễm trùng đường ruột bố mẹ cần lưu ý:

Các cơn đau bụng đột ngột, dữ dội kèm theo chuột rút.Thường xuyên nôn mửa, buồn nôn với tần suất ít hoặc nhiều phụ thuộc vào tình trạng của từng trẻ.Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều nước, số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường.Trong phân có lẫn máu.Sốt, thân nhiệt tăng cao.Chán ăn hoặc bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi, mất nước.

Nhiễm trùng đường ruột kéo dài có thể dẫn đến sốt cao, mất nước, cơ bắp đau nhức, không kiểm soát được nhu động ruột. Nếu không bù nước kịp thời, vi khuẩn có thể tấn công vào máu làm nhiễm trùng máu, đi vào não gây các biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp nặng gây tổn thương não thậm chí tử vong.

Thực phẩm gây kích ứng cho trẻ

Đối với trẻ 2 tháng tuổi, hàm lượng protein cao trong sữa có thể gây dị ứng cho trẻ, dẫn đến tiêu chảy.

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và đang trong giai đoạn bú mẹ nên vô cùng nhạy cảm khi chế độ dinh dưỡng bị thay đổi đột ngột. Mẹ ăn nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa là một trong những yếu tố gây nên đi ngoài ở trẻ. Do đó, trong thời gian cho con bú mẹ nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa


*

Trẻ đi ngoài phân lỏng có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa


Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt bất thường cơ vòng của hệ tiêu hóa gây nên các triệu chứng đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng,…

Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa lâu ngày có thể tiến triển thành mãn tính lặp đi lặp lại kể cả khi trẻ trưởng thành. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có các dấu hiệu như nôn trớ, ợ hơi chán ăn, đau bụng, táo bón, tăng cân chậm, đi ngoài phân nát hoặc phân sống.

Nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm:

Hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa hoàn thiện khiến trẻ khó dung nạp thức ăn kém chất lượng, đồ ăn lạ, khó tiêu,…Dùng kháng sinh lâu ngày cũng là yếu tố dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bởi kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có hại lẫn có lợi khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng gây rối loạn tiêu hóa.Trẻ bị ngộ độc thực phẩm, đồ ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, uống nước nhiễm khuẩn,…Thức ăn không phù hợp với độ tuổi. Mỗi độ tuổi sẽ có các chế độ dinh dưỡng khác nhau để đáp ứng khả năng tiêu hóa và nhu cầu sinh lý của trẻ. Thực đơn không hợp lý có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.Thường xuyên tiếp xúc với môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi.

Mắc một số bệnh lý

Một số bệnh lý như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy.

Viêm mũi họng cấp

Viêm mũi họng cấp là bệnh về đường hô hấp khá phổ biến ở trẻ em. Các biểu hiện khi trẻ mắc bệnh bao gồm ho, hắt hơi, ngạt mũi, đau họng, chảy nước mũi, sốt cao, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, nôn ói, đi ngoài phân lỏng.

Viêm họng cấp ở trẻ có thể do các nguyên nhân dưới đây:

Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, nấm hoặc virus là nguyên nhân chính gây viêm họng cấp ở trẻ. Các loại virus sởi, cúm, Adeno,.. hoặc vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu khuẩn nhóm A,… hoặc nấm Candida là những tác nhân chủ yếu gây nên bệnh lý này.Thói quen ăn uống: trẻ ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ cũng có thể là nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp.Môi trường ô nhiễm, các phân tử có hại trong không khí xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương đường hô hấp dẫn đến viêm họng cấp ở trẻ em.Thời tiết chuyển lạnh đột ngột, sức đề kháng của trẻ còn non yếu không thích ứng kịp tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập vào cổ họng gây bệnh.Thường xuyên cho trẻ nằm điều hòa và quạt trong hàng tiếng đồng hồ. Khi đi từ phòng điều hòa ra ngoài trời, thân nhiệt của trẻ thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng suy giảm tăng nguy cơ dẫn đến viêm họng cấp.Trẻ không vệ sinh răng miệng hằng ngày hoặc không vệ sinh đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh về đường hô hấp.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm trùng ở tai giữa của trẻ do vi khuẩn gây bệnh hoặc ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Bố mẹ có thể nhận biết được tình trạng viêm tai giữa ở trẻ thông qua các triệu chứng cảnh báo dưới đây:

Sốt cao từ 39 đến 40 độ C, ăn kém, biếng ăn, quấy khóc, nặng hơn là co giật.Trẻ liên tục lắc đầu, cho tay vào trong tai.Đi ngoài phân lỏng thường xuyên trong ngày.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ. Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể:

Ăn không đủ lượng thực phẩm cần thiết.Chán ăn, biếng ăn, ăn ít so với nhu cầu.Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, chế biến sai cách.Trẻ bị bệnh lâu ngày.Trẻ mắc rối loạn tiêu hóa – hấp thu.Đường ruột bị nhiễm ký sinh trùng.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có các biểu hiện như:

Không tăng cân hoặc tăng cân chậm trong nhiều tháng.Trẻ hay ốm vặt, khi thời tiết thay đổi dễ mắc bệnh lý về đường hô hấp.Trẻ thấp hơn các bạn cùng lứa, không đạt tiêu chuẩn chiều cao trung bình.Trẻ đi ngoài phân lỏng thường xuyên trong ngày.Trẻ chậm bò, chậm đi dù quá tuổi.Môi nhợt nhạt, da xanh xao.

Bé đi ngoài phân lỏng cha mẹ nhận biết thế nào?

Cơ thể của trẻ không giống với người lớn nên không thể xác định bé đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày là bị tiêu chảy. Ví dụ như trẻ dưới 3 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 2 đến 5 lần một ngày, trẻ hơn 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 1 đến 2 lần trong ngày là hiện tượng sinh lý bình thường.


*

Bố mẹ cần quan sát, theo dõi các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ


Đối với trẻ 2 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính bổ sung hàng ngày. Chính vì thế, khẩu phần ăn trong ngày của mẹ vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố làm thay đổi trạng thái phân ở trẻ.

Để xác định bé đi ngoài phân lỏng có phải dấu hiệu bất thường hay không, bố mẹ hãy quan sát kỹ các thay đổi của bé:

Số lần đi ngoài của trẻ nhiều hơn so với ngày thường.Trạng thái phân thay đổi, lỏng hơn hoặc rất lỏng, toàn nước, màu phân khác so với ngày thường kèm mùi tanh khó chịu.Phân lẫn máu, trẻ nôn ói, khó chịu, quấy khóc, sốt.

Xử trí khi trẻ đi ngoài phân lỏng

Bé đi ngoài phân lỏng có thể mất lượng lớn điện giải, nước. Nếu để mất nước kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của trẻ… Vì vậy, khi trẻ có hiện tượng đi ngoài phân lỏng bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

✜ Bố mẹ cũng cần có biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách để giúp bé mau chóng hồi phục: Bù điện giải, bù nước cho trẻ: giúp cơ thể trẻ được bù chất dinh dưỡng và nước đã mất khi đi ngoài. Đối với trẻ 2 tháng tuổi, cho trẻ bú sữa mẹ là biện pháp bù nước hiệu quả nhất. Bởi sữa mẹ rất giàu lợi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho hệ thống tiêu hóa của trẻ.

Ngoài ra, khi trẻ bị mất nước nhiều, bố mẹ cần bổ sung thêm ORESOL cho trẻ. Nguyên tắc bổ sung oresol bố mẹ cần lưu ý:

Pha oresol theo tỷ lệ 1 lít nước đun sôi để nguội với 1 gói oresol. Không pha nửa lít nước với nửa gói oresol.Pha 200ml nước đun sôi để nguội với mỗi gói/ viên hydrite hoặc gói oresol II.Dung dịch bù điện giải, nước đã pha để quá 24 giờ không uống hết phải vứt đi.

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà lượng dung dịch oresol cần bổ sung cũng khác nhau, cụ thể:

Đối với trẻ dưới 2 tuổi: sau khi đi ngoài, cần cho trẻ nạp từ 50 đến 100ml oresol.Đối với trẻ từ 2 đến 10 tuổi: sau khi đi ngoài, cần cho trẻ nạp từ 100 đến 200ml oresol.Đối với trẻ trên 10 tuổi: sau khi đi ngoài, cần cho trẻ nạp oresol đến khi hết khát nước.

✜ Điều chỉnh chế độ ăn: Trẻ đi ngoài nhiều lần gây mất nước nhiều, do đó cần cho trẻ tiếp tục bú mẹ. Đồng thời, mẹ cũng cần xây dựng khẩu phần ăn khoa học để nâng cao chất lượng sữa.

Ngoài ra, có thể bổ sung cho trẻ men vi sinh chứa lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột của trẻ, hạn chế tối đa tình trạng đi ngoài phân lỏng.

Bé đi ngoài phân lỏng là tình trạng phổ biến tuy nhiên bố mẹ cũng không được chủ quan. Nếu trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần mà không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu nghi ngờ.

Xem thêm: Chia sẻ cách xem pass wifi android chưa root máy, xem lại mật khẩu wifi trên android không cần root

Nếu còn điều gì thắc mắc về các bệnh lý đường tiêu hóa của trẻ, khách hàng vui lòng liên hệ theo Hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia của wu.edu.vn.