(VTC News) -

See Uey Sae-ung là nỗi khiếp sợ của các gia đình Thái Lan nhiều năm trước với hình ảnh một kẻ giết người hàng loạt, giết trẻ em và ăn thịt người.

Bạn đang xem: Si quey là kẻ giết người hàng loạt


See Uey Sae-ung, một người nhập cư Trung Quốc bị xét xử năm 1959 ở Thái Lan vì giết và ăn thịt trẻ em. Thi thể hắn ta sau đó được ướp xác và trưng bày tại một bảo tàng pháp y ở Bangkok, cùng với những “hiện vật” nhằm mục đích cảnh báo và giáo dục khác.

Câu chuyện rùng rợn về "ông Kẹ" (nhân vật dân gian hại trẻ em) Sae-ung thậm chí đã trở thành một phần của văn hóa dân gian địa phương, đi vào các bộ phim và sách. Trong nhiều thập kỷ, các bậc cha mẹ Thái Lan cảnh báo con cái của họ rằng nếu chúng cư xử không đúng mực, đi chơi muộn hoặc trốn học, “ông Kẹ” sẽ đến và ăn gan chúng.

Phụ huynh Thái Lan lấy hình ảnh "ông Kẹ" See Uey răn đe con em trong nhiều thập kỷ.

Câu chuyện rùng rợn

Buổi chiều muộn năm 1958, cậu bé Somboon Boonyakan, 8 tuổi, đến chỗ một người làm vườn gốc Trung Quốc mua rau về cho gia đình nấu bữa tối. Nhưng mãi mà người nhà không thấy em về.

Trời ngày càng tối, bố cậu bé, anh Nawa Boonyakan gọi vài người bạn cùng đi tìm con trai trong khu rừng gần nhà ở thị trấn ven biển Noen Phra, tỉnh Rayong. Anh gặp người làm vườn Trung Quốc, See Uey Sae-ung mà Somboon đã đến gặp để mua rau. Sae-ung đang đốt một đống cây cỏ khô.

Mừng rỡ, Nawa chạy lại tính hỏi tung tích con trai. Nhưng anh nhanh chóng thất kinh khi nhìn thấy một cái chân nhỏ trong đống lộn xộn mà See Uey đang đốt.

Ông bố cuống cuồng dập lửa để rồi phát hiện thi thể con trai, bị mổ bụng và đã cháy một nửa, bên dưới đống lá đã thành than. Nawa phẫn nộ cùng những người bạn tấn công See Uey và khống chế hắn cho đến khi cảnh sát tới.

Vụ án nhanh chóng phủ đầy các mặt báo Thái Lan, khiến nhiều người không khỏi khiếp sợ. See Uey sau đó thừa nhận giết Somboon và lấy nội tạng cậu bé.

Không dừng ở đó, hắn còn thừa nhận giết 5 em nhỏ khác với cùng phương thức tàn độc như vậy, tất cả chỉ vì muốn có một thứ “năng lượng đặc biệt”.

Một hình ảnh của See Uey. 

Vụ án chấn động Thái Lan

“Cảnh sát bắt kẻ giết trẻ em, lấy tim và uống máu nạn nhân” là tiêu đề trên báo Thái Lan một tuần sau khi See Uey bị bắt. Đây cũng là tờ báo đưa tin khi Nawa Somboonkan tìm thấy thi thể con trai.

Trong các tuần sau đó, tờ báo tường thuật lại những gì mà See Uey, một người nhập cư 37 tuổi đến từ phía Nam Trung Quốc, được báo cáo là khai với nhà điều tra.

Theo những tường thuật này, hắn ta đang làm trong vườn cây ăn quả thì Somboon đến mua rau. See Uey đã đâm vào cổ cậu bé, sau đó rửa thi thể, lấy một số nội tạng cất đi và bị bắt trong lúc đang cố phi tang phần thi thể còn lại hòng che giấu tội ác.

Các nhà điều tra thấy rằng thủ đoạn giết người lạnh gáy này giống với 5 vụ án trẻ em bị giết khác vào các năm 1954, 1955 và 1957. Trong đó, 3 nạn nhân bị sát hại ở rất xa Rayong, tại Prachuap Khiri Khan, 1 nạn nhân ở Bangkok và 1 nạn nhân ở Nakhon Pathom. Tất cả đều bị đâm vào cổ và đều bị mất một số nội tạng giống như cậu bé Somboon xấu số.

See Uey thừa nhận đứng sau tất cả các vụ giết người vô nhân tính này. Hắn khai với cảnh sát rằng đã giết Nid Saephu 11 tuổi vào tháng 5/1954, Muaychu Saehua 6 tuổi vào tháng 11/1954, Kimhiang Saelee 7 tuổi vào tháng 6/1955, Ngan Saelee 10 tuổi vào tháng 10/1955 và Siewchu Saelim 5 tuổi vào tháng 2/1957. Tất cả nạn nhân đều là người dân tộc Trung Quốc.

See Uey không phản kháng tại tòa. Một trong các nhân chứng cũng nói nhìn thấy hắn dắt bé Muaychu 6 tuổi đi khỏi một hội chợ năm mới ở Chinatown, Bangkok năm 1954, buổi tối trước khi thi thể cô bé được phát hiện gần đường tàu.

Tòa án ban đầu kết án See Uey chung thân vì đã nhận tội. Nhưng các công tố viên ngay lập tức kháng cáo, cho rằng không nên áp dụng sự khoan hồng bắt buộc đối với những lời thú tội của See Uey vì bằng chứng đã đủ để kết tội hắn ta.

Tòa phúc thẩm đồng ý và tuyên án tử hình See Uey. Nghi phạm được cho là đã ngất xỉu khi nghe phán quyết.

See Uey bị nhốt trong nhà tù Bang Kwang khét tiếng ở phía Bắc Bangkok cho đến khi bị xử bắn vào năm 1959.

See Uey thừa nhận gây ra hàng loạt vụ án sát hại trẻ em rúng động từ 1954-1958. 

Nhiều bí ẩn

Nhìn lại vụ án sau hơn nửa thế kỷ, nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu See Uey có phải là “quái vật” thực sự, với khả năng thực hiện hàng loạt các vụ giết người khắp 4 tỉnh khác nhau, vào nhiều khoảng thời gian khác nhau.

Phần lớn những gì người ta biết về See Uey là thông qua lời kể của chính hắn.

See Uey sinh năm 1927 trong một gia đình nhà nông miền Nam Trung Quốc. Năm 1945, 18 tuổi, hắn được điều đi tham gia cuộc chiến chống Nhật trong Thế chiến 2. Tên này kể đơn vị hắn từng bị quân Nhật bao vây hàng tuần liền, và trong khi những người khác ăn cây cỏ để sống sót, See Uey đã ăn chính các binh sĩ đã tử nạn. Đó là lần đầu tiên hắn ăn thịt người.

Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1946, See Uey đến Thái Lan trên tàu chở hàng giống như hàng triệu người nhập cư Trung Quốc khác. Hắn xuống cảng Khlong Toei, bắt đầu làm các công việc lặt vặt trước khi nhận việc làm vườn ở Prachuap Khiri Khan.

Nhiều bí ẩn chưa sáng tỏ về vụ án See Uey. 

Nạn nhân thứ hai, cô bé Nid Saephu 11 tuổi, bị tấn công khoảng 1 tháng sau đó thì không được may mắn như vậy.

Sau đó là 5 nạn nhân khác bị sát hại từ 1954-1958, với các đặc điểm tương tự nhau như bị đâm vào cổ, mất nội tạng.

Thời điểm này, khoa học pháp y chưa phát triển ở Thái Lan. See Uey khai tất cả mọi thứ thông qua phiên dịch vì hắn không nói được nhiều tiếng Thái.

Cảnh sát dù vậy cho biết các nhân chứng đã đưa ra mô tả khớp với đặc điểm của See Uey, cũng như phương thức và xu hướng gây án của các vụ này là giống nhau. Cảnh sát Rayong, Teekayu Boonnateekul khẳng định See Uey nhận tội tự nguyện.

Phiên bản mô phỏng See Uey với các vết đạn trên người. (Ảnh: SCMP)

Nhưng dù có những lời thú tội của See Uey, cảnh sát chưa đưa ra bằng chứng chắc chắn kết nối hắn với các vụ án, theo SCMP. Ngoài ra, một cô bé, từng thoát khỏi vụ tấn công tương tự, nói See Uey không phải là kẻ tấn công, theo Bangkok Post. 

Những người nghi vấn về vụ án của See Uey cho rằng vô cùng khó để một người đàn ông Trung Quốc nghèo khổ, một mình, không thể nói tiếng Thái, lại đi khắp nơi gây án như vậy. Là thành viên của một nhóm thiểu số trong xã hội lúc bấy giờ, See Uey có thể “thuận tiện” trở thành “con dê tế thần” trong một vụ án gây phẫn nộ.

Một số người khác dẫn ra những ví dụ mà các nghi phạm giết người nhanh chóng bị “đóng khung” vào hình ảnh sát nhân, nhất là trong các vụ án thu hút sự chú ý mà cảnh sát chịu nhiều áp lực. Một số nghi phạm phải xuất hiện trước công chúng trước khi ra tòa, và một vài trong số này sau đó được chứng minh là không phạm tội.

Các chuyên gia lúc bấy giờ cũng không cho rằng See Uey có bất cứ vấn đề rối loạn tâm thần nào.

Trong một cuộc phỏng vấn, See Uey nói hắn tin rằng nội tạng người sẽ đem lại sức mạnh cho hắn. Kẻ sát nhân được mô tả là người thấp, gầy, nhìn như một người bình thường, có thói quen gãi đầu và ngáp. Hắn nhắm đến trẻ em vì cho rằng đây là đối tượng dễ dàng hơn người lớn.

Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, See Uey xin bảo vệ cho đi dạo một vòng. “Làm ơn, tôi hứa là sẽ không bỏ trốn”, hắn nói.

Xác ướp “ông Kẹ”

Xác ướp của See Uey.

Một xác ướp làm khô nằm thẳng đứng trong chiếc tủ vách kính cao. Xác ướp được bôi sáp parafin cứng phản chiếu ánh sáng của đèn huỳnh quang.

Đây chính là xác ướp của See Uey. Sau khi hắn bị xử tử, một bác sĩ của bệnh viện Siriraj đã yêu cầu thi thể của See Uey được bảo quản để nghiên cứu phần não. Yêu cầu được chấp thuận và thi thể được ướp xác giữ tại bảo tàng Siriraj, bên trong hộp dán nhãn "ăn thịt người" trong khoảng 60 năm.

Khi vụ án được chú ý trở lại với nhiều nghi vấn sau này, nhiều người kêu gọi lật lại các tình tiết và chấm dứt việc trưng bày xác ướp. Bảo tàng sau đó đã bỏ cụm “ăn thịt người”.

Năm 2020, xác ướp See Uey được đưa khỏi bảo tàng để hỏa táng theo yêu cầu của người dân Thap Sakae thuộc tỉnh Prachuap Khiri Khan, nơi See Uey sinh sống, cũng như cư dân mạng và Ủy ban Nhân quyền Quốc gia. Nhiều người tham dự lễ hỏa táng của See Uey.

Si Quey bị xem là hiện thân ác quỷ ở Thái Lan với xác ướp bị trưng bày trong bệnh viện. Dù vậy, nhiều người Thái Lan đang muốn lật lại vụ án này, hay ít ra chấm dứt việc trưng bày.


Gần như không ai ở Thái Lan không biết đến Si Quey: kẻ giết người hàng loạt man rợ, chuyên nhắm vào trẻ em và còn ăn thịt nạn nhân.

Bị xem là hiện thân ác quỷ ở Thái Lan, Si Quey đã trở thành một phần trong văn hoá dân gian. Suốt nhiều thế hệ, các phụ huynh ở đất nước Chùa Vàng nhắc đến Si Quey như một Ông Kẹ để răn dạy con cái. Nếu trẻ em cư xử không đúng, về muộn hay trốn học, chúng sẽ bị Si Quey ăn gan.

Tuy nhiên, được đặt tại một bảo tàng y học nhỏ ở bệnh viện Siriraj (Bangkok), xác ướp Si Quey lại nhìn không hề có vẻ hăm doạ. Trái lại, nhiều người đến tham quan còn cảm thấy thi thể ấy thật đáng thương.

South China Morning Post miêu tả đó là những gì còn lại của Si Quey: một xác ướp khô quắt đứng trong tủ kính cao, được trưng bày tại Bảo tàng Pháp y của bệnh viện. Phủ trong một lớp sáp cứng, làn da sần sùi của ông ta sáng loáng dưới ánh đèn huỳnh quang trong phòng.

Trong khi đó, The Nation đưa tin một phong trào đang được phát động tại Thái Lan nhằm "trả lại nhân phẩm cho Si Quey", hoặc ít ra ngưng việc trưng bày xác của ông.

*
Si Quey vẫn luôn là vật trưng bày đắt giá nhất tại Bảo tàng Pháp y bệnh viện Siriraj.Ảnh: South China Morning Post.

"Ông Kẹ" trong lồng kính

Dựa trên bức ảnh cắt từ tờ báo cũ được treo cùng chỗ, sinh thời Si Quey là một người đàn ông nhỏ người nhưng săn chắc. Tại phiên xử vào tháng 3/1958, phóng viên đã chụp được khoảnh khắc Si Quey đang ngáp, trông ông ta nhìn không khác một con quỷ đang gầm gừ.

Si Quey không phải là xác ướp duy nhất ở đây. Ngay từ cửa, khách tham quan được chào đón bằng một bức tường với những bức ảnh chụp người chết vì bị đâm, bắn, tự sát hoặc đa chấn thương.

Sâu hơn bên trong bảo tàng là những bình thuỷ tinh chứa các bào thai và trẻ sơ sinh với nhiều dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, bảo tàng cũng đặt trong tủ trưng bày nhiều mẫu vật khác như sọ người bị búa đánh nứt, não nhiễm bệnh, thậm chí cả một cái bìu khổng lồ của người đàn ông nhiễm căn bệnh lạ. Tuy nhiên, Si Quey vẫn luôn là “ngôi sao số một” của bảo tàng.

*
Si Quey lúc sinh thời.Ảnh: The Nation.

“Không thể chối cãi rằng ông ta là mẫu vật được yêu thích nhất”, một nhân viên bảo tàng chia sẻ dưới ánh đèn mờ của căn phòng nơi Si Quey đứng nổi bật giữa những vật trưng bày khác.

Đứng quan sát, khách tham quan có thể thấy rõ những lỗ đạn trên ngực Si Quey khi thi hành án vào tháng 9/1959. Khi ấy, ông mới 32 tuổi.

“Người Thái luôn bị xác ướp Si Quey thu hút”, nhân viên này giải thích. “Rất nhiều người Trung Quốc cũng đến đây chỉ để vì ông ta”.

Điều khiến rất đông người quan tâm Si Quey chính là những trọng tội mà ông được cho là thủ phạm.

Si Quey sinh năm 1927 trong một gia đình nông dân ở phía nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Trước khi đến Thái Lan, Si Quey tham gia quân đội chống phát xít Nhật trong cuộc Thế chiến II. Sau đó, ông di cư đến Thái trên một con tàu chở hàng, làm nhiều công việc để kiếm sống.

Giữa những năm 1950, Si Quey được cho đã bắt đầu thực hiện các vụ giết người hàng loạt. Liên tiếp từ năm 1954-1958, Si Quey đã đâm chết 6 bé trai và gái ở nhiều nơi trên lãnh thổ Thái Lan. Nạn nhân trẻ nhất khi ấy mới lên 5, còn lớn nhất 11 tuổi.

Theo lời kể của nhiều nguồn, Si Quey thậm chí còn ăn thịt nạn nhân. Theo lời khai thẳng thừng của Si Quey với cảnh sát, ông làm vậy để bồi bổ bản thân. Đối tượng Si Quey chọn là trẻ em vì chúng dễ mắc bẫy hơn người lớn.

Các báo cáo chính thức cũng khẳng định Si Quey rất thích thịt người. Lần đầu tiên ông ăn thịt đồng loại là trong một cuộc bao vây của lính Nhật. Khi lương thực cạn kiệt, ông ăn thịt những đồng đội đã ngã xuống của mình để sinh tồn.

Nghi vấn xung quanh cáo buộc

Đã 60 năm trôi qua từ khi Si Quey bị hành hình nhưng ngày nay, ngày càng có nhiều người Thái muốn lật lại hồ sơ vụ án. Họ nghi ngờ liệu Si Quey, người duy nhất bị toà án Thái Lan kết tội ăn thịt người, thật sự đã làm như vậy, hay chẳng qua bị đem ra làm vật thế thân.

“Giai đoạn đó, người dân rất dễ bị dắt mũi. Họ tin vào mọi điều mà không cần bằng chứng”, ông Sakorn Khunain, 50 tuổi, một người quan tâm đến Si Quey và đang hành nghề tài xế taxi ở Bangkok, chia sẻ.

“Mọi người ở Thái đều biết câu chuyện này, còn tôi thì luôn muốn biết liệu đó có phải là sự thật”.

Những thám tử nghiệp dư như Sakorn đã lục lại hồ sơ vụ án của Si Quey, tìm đọc những bản tin đương thời, cân nhắc các chứng cứ và cùng nhau bàn thảo trên mạng xã hội. Ngoài ra, việc truyền thông bắt đầu quan tâm trở lại Si Quey cũng đã cung cấp cho họ nhiều nguồn phim tài liệu và bài viết tham khảo.

Họ nghi ngờ hầu hết tội danh mà Si Quey được cho là đã thừa nhận trong các bản khai với cảnh sát và trước toà lúc đó.

Tuy nhiên, có một vụ án vào đầu năm 1958 mà dường như không thể phủ nhận Si Quey là thủ phạm. Khi ấy, tại một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Rayong, miền Đông nước Thái, cậu bé 8 tuổi Somboon Boonyakan rời nhà một buổi chiều để đến trang trại nơi Si Quey đang làm thuê để mua rau củ. Khi không thấy con về nhà, bố mẹ Somboon đã đi tìm cậu. Ông Boonyakan gặp Si Quey, khi ấy đang chuẩn bị châm lửa đốt cành và lá khô.

Ông Boonyakan kinh hoàng nhận ra thi thể bị cắt xén của con trai mình ở trong đống lá. Nhiều thập niên sau, mỗi khi được phỏng vấn, cặp vợ chồng vẫn khăng khăng rằng Si Quey đã mổ bụng con trai mình để ăn nội tạng.

Mặc dù những lời nhận tội của Si Quey được ghi lại đầy đủ, việc anh ăn thịt người vẫn chưa được chứng minh đầy đủ. Lời khai của Si Quey không khớp với chứng cứ thu được, và phía cảnh sát cũng không thể cung cấp bằng chứng rõ ràng liên kết ông và các vụ án. Có thể, ông ta đang bị dùng làm thế thân cho những vụ giết trẻ em không thể tìm thủ phạm đã diễn ra những năm trước đó.

*
Giáo sư
Wasana Wongsurawat, một sử gia tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, tin rằng Si Quey đã không được xét xử đúng quy trình.Ảnh: South China Morning Post.

Giáo sư Wasana Wongsurawat, sử gia tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, ủng hộ luận điểm này: “Tôi nghĩ rằng hệ thống tư pháp đã hại ông ta. Si Quey đã bị xét xử không đúng quy trình”.

Sau 60 năm, người dân Thái Lan muốn khôi phục hình ảnh của Si Quey. Hàng chục nghìn người đã ký tên trong một kiến nghị trực tuyến nhằm chấm dứt việc trưng bày xác ướp của Si Quey.

“Linh hồn ông ấy không được yên nghỉ và vẫn đang tìm kiếm công lý. Tôi chắc chắn là thế,” Suttisa Rattanasri, một sinh viên đại học, cho biết. “Khi nhìn thấy Si Quey ở bảo tàng, tôi cảm thấy buồn cho ông ta. Bị nhốt trong lồng kính để mọi người đi qua xì xầm chỉ trỏ vào mình, ông ta không khác gì đang bị nguyền rủ".

Tài xế taxi Sakorn đồng tình. “Dù cho ông ấy thật sự là thủ phạm, chuyện diễn ra cách đây lâu rồi. Chúng ta không nên giam ông ta lại như thế. Còn nếu đúng là ông ấy vô tội thì còn tệ hơn, vì ông ấy sẽ mãi mãi bị kỳ thị và điều đó thật không công bằng”.

Xem thêm: Nhân Viên Thu Ngân Siêu Thị Big C, Big C Tuyển Nhân Viên Thu Ngân Mô Tả Công Việc

"Về nguyên tắc, xác của Si Quey phải được trả về cho gia đình hoặc người giám hộ để lo đám ma đàng hoàng cho ông ấy", The Nation dẫn lời Chủ tịch Quỹ Cross Cultural Surapong Kongchantuk. "Không ai có quyền giữa thi thể đó (mà không được phép), đừng nói là gọi đó là một kẻ ăn thịt người".