Trên đời này, chỉ có bố mẹ là thương con cái vô điều kiện, có thể làm bất cứ điều gì tốt đẹp nhất cho con cái. Tuy nhiên, đôi khi trên đường đời mải miết, không ít người đã quên đi một thứ quan trọng nhất đó là gia đình. Cùng đọc những câu chuyện ngắn xúc động về gia đình và tình thân mà chúng tôi sưu tầm dưới đây để biết trân trọng hơn gia đình của mình nhé.

Bạn đang xem: 20+ truyện cổ tích về gia đình hay và ý nghĩa nhất


1. Nếu không hạnh phúc thì ly hôn đi!

Hôm nay tôi về nhà, bố tôi vừa nhìn đã nhận ra ngay, bố rưng rưng nước mắt nói: "Nếu như không hạnh phúc, thì ly hôn đi!"

Mẹ nói: "Ly hôn rồi vậy con của nó phải làm sao, đáng thương lắm!"

Bố nói: "Vậy con của tôi thì sao?"

Khoảnh khắc đó, tôi đã vỡ òa trong nước mắt.

2. Chạy bộ

Trước kia tôi cãi lại lời cha, gả cho một người đàn ông, kết hôn rồi lại ly hôn. Cha con bất hòa.

Sau khi ly hôn tôi một mình nuôi con, hai mẹ con sống vô cùng kham khổ. Mẹ tôi xót con xót cháu, bảo tôi sang nhà ăn cơm, tranh thủ lúc cha tôi đi chạy bộ.


Từ hôm ấy, ngày nào tôi cũng đợi cha đi chạy bộ rồi dẫn con sang nhà ăn cơm. Cho đến một hôm trời đổ mưa to, tôi chạy về không kịp, hai cha con chạm mặt nhau, không kịp tránh đi.

Cha tôi nhìn tôi mà nói: "Lần sau về nhà ăn cơm thì đừng có mà giấu giấu giếm giếm, hại tôi mưa to thế này vẫn phải đi chạy bộ!"

Bất hòa, cãi vã với cha mẹ, con cái nghĩ rằng sau này sẽ không thèm quay lại, nhưng trong mắt cha mẹ, ta vẫn mãi là đứa trẻ con của họ. Cha mẹ trách ta sao không biết tự chăm sóc mình, thực ra cũng chỉ là muốn ta hạnh phúc mà thôi!

3. Nấu cơm

Có một lần, bố tôi ốm nặng, nằm trên giường bệnh hơn nửa tháng rồi mà không tỉnh. Vào một buổi chiều, đột nhiên ông tỉnh lại.

Khi ấy, miệng ông động đậy không ngừng. Mẹ tôi tiến sát lại gần, nói với bố: “Ông cứ từ từ nói, tôi vẫn nghe đây”.

Bố tôi yếu ớt thốt lên rằng: “Con gái sắp đi học về, bà đã nấu cơm chưa?”

Có những lúc con người ta không hề biết, được làm con của cha của mẹ là điều hạnh phúc biết bao nhiêu. Bất luận bản thân họ phải trải qua những gì, điều đầu tiên họ nghĩ đến luôn là “Con cái có khỏe không”.

4. Bánh bao

Bố tôi mắc chứng Alzheimer, trí nhớ càng ngày càng kém, đến con trai mình cũng chẳng nhận ra.

Một hôm tôi đưa ông đi ăn hàng, trong đĩa còn lại hai cái bánh bao, bố liền cầm lấy cho vào túi. Tôi rất sững sờ. Rồi bố nói: "Hai cái này để dành cho con trai tôi, nó thích ăn nhất cái này."

Thời gian trôi đi, cha mẹ rồi cũng sẽ già, và đổ bệnh. Có lúc, dù bản thân họ chẳng nhớ, quên đi tất cả nhưng tình yêu đối với con cái thì luôn thường trực.


5. Thở dài

Có một lần, tôi gọi điện về với cha mẹ, nói chuyện một lúc lâu.

Sau khi cúp máy, tầm nửa tiếng sau thì mẹ tôi gọi lại, hỏi rằng: "Có chuyện gì không ổn à con, vừa nãy con cứ thở dài mãi."

Trên đời này, chỉ có cha mẹ là nhận ra tiếng thở dài của con, dù chỉ là thanh âm rất nhỏ.

6. Chùm nhãn

Có một hôm, mẹ tôi mua về một ít nhãn, nhưng ăn lại không được ngọt lắm. Tôi và bố chê không ngon, mẹ tôi liền nhỏ giọng nói: "Mẹ thấy bác bán nhãn lớn tuổi, nhìn có nét giống bà ngoại con."

Bà ngoại tôi qua đời đã được hơn một năm rồi...

Trên đời này, có những chuyện chẳng thể khóc một trận là có thể quên ngay, những thâm tình ấy rồi sẽ trở thành hoài niệm. Thời gian vẫn cứ trôi, song yêu thương đã khắc sâu vào xương tủy.

7. Đừng quên mang ô!

Cha mẹ Kiều Nhất (nhân vật trong bộ phim "Anh không thích thế giới này, chỉ thích em") vì lo cho con trai, con gái nên đọc hết báo Bắc Kinh, xem thời tiết... rồi gọi điện nhắc nhở.

Ngày nào nắng, ngày nào mưa, đừng quên mang ô. Mãi tới hôm mưa 1 trận, đi trong cơn mưa, Kiều Nhất mới thấy nhớ nhà như thế nào.

8. Võ công

Người bố: Con trai, con thấy bố có mạnh mẽ không?

Con trai: Có ạ!

Người bố: Con thấy võ công Thiếu Lâm có lợi hại không?

Có trai: Lợi hại ạ!

Người bố: Bây giờ cha cạo trọc đầu, luyện võ công Thiếu Lâm, con thấy có được không?

Con trai vỗ tay: Cha giỏi quá!

Một hôm, con trai thấy cha đã cạo trọc đầu, liền vui vẻ hoan hô: Cha ơi cố lên, nhất định cha sẽ trở thành cao thủ!

Hôm ấy, là ngày đầu tiên người cha tiếp nhận hóa trị. Những lời nói dối ấy, là tình cảm ấm áp cha muốn dành cho con.


9. Món quà Noel

Lúc còn nhỏ, ba tôi chưa bao giờ tặng hay nói ngọt gì với tôi cả. Tôi nghĩ ông ấy thật lạnh lùng...

Nhớ lại Giáng sinh năm tôi lên 5, bố tôi hỏi rằng con muốn được ông già Noel tặng gì? Tôi bảo con muốn bút chì màu, ấy mà sáng ngủ dậy thấy nó ở cạnh. Lúc đó cứ nghĩ ông già Noel thật tốt bụng, giờ nghĩ lại mới thấy chẳng có ông già Noel nào cả, chỉ là bố đã mượn ông già Noel để thể hiện tình cảm với tôi. Vậy mà khi ấy tôi chưa từng nói lời cảm ơn, đến tận bây giờ vẫn thế...

10. "Nhớ gọi cái Th dậy đi học!"

Bà mình bị ngã, xong mình vẫn nghĩ có một ngày bà sẽ lành chân, bà lại đi được thôi. Nhưng hôm ấy đi học về tự nhiên bà miên man không nói gì nữa. Lúc đấy linh cảm như điều gì đã đến rồi...

Thế mà bà mình lúc mê man, mẹ gọi xem bà có biết gì không mà bà vẫn cứ thều thào bảo: "Nhớ gọi cái Th dậy đi học nhớ", "Đã ai đón thằng D chưa?", "Tối nhớ ra ngoài bãi thăm không chúng nó trộm hết"...

Bà nói chậm lắm, toàn thều thào thôi, mà bà nói xong mấy câu đấy thì mình hiểu ra rồi. Tuy bà không còn tỉnh táo nữa nhưng tiềm thức của bà cứ đau đáu nghĩ cho con cho cháu. Bà một đời vất vả rồi mà lúc đi vẫn lo cho gia đình này. Con nhớ bà lắm bà ơi!

11. Thương cha

Có một anh chàng lúc học phổ thông suốt ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng. Một hôm như thường lệ anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Về sau anh ta chăm chỉ học hành, không lên mạng nữa, các bạn học còn tưởng rằng hôm đó anh ta gặp ma.

Sau này anh thi đỗ vào một trường nổi tiếng, nhân dịp này bạn bè mới hỏi chuyện trước kia, anh ta trầm ngâm hồi lâu rồi mới nói: “Hôm đó cha tôi đến đưa tiền sinh hoạt, nhưng không nỡ ở khách sạn, nên ngồi ở chân tường cả một đêm”.

Có tình thân, chúng ta sẽ có động lực để cố gắng tiến lên phía trước. Tất cả những gì chúng ta làm, đều là vì thân nhân của mình, hi vọng tất cả những đứa con đều thấu hiểu được sự vất vả của cha mẹ.

12. Nhuộm tóc

Hôm nay thấy cha tự nhuộm tóc ở nhà. Tôi liền hỏi: “Cha, cha sắp 60 tuổi rồi còn nhuộm tóc làm gì? Hay là vẫn muốn thử vận đào hoa?”

Cha nói: “Lần nào trước khi về quê cha đều nhuộm tóc đen, như vậy bà của con thấy sẽ nghĩ rằng cha còn trẻ, và bà vẫn chưa già”.

Quan tâm con cái, chăm sóc cháu chắt là lẽ đương nhiên, nhưng cũng đừng quên những người cha mẹ già của chúng ta.

Đi hết nửa chặng đường đời, trải qua bao niềm vui, nỗi buồn, nhiều người mới nhận ra, gia đình là số một.
Dân Việt trên
*

Đôi khi, cứ mải miết chạy theo cuộc sống xô bồ, tấp nập mà nhiều người quên mất mình còn có một gia đình để quay về. Có người khi nhìn lại, cha mẹ, người thân vẫn ở đó chờ đợi, dang rộng vòng tay đón chào. Nhưng cũng có người, đến lúc thoát khỏi guồng quay cuộc sống, ngoái đầu nhìn về thì đã muộn vì hai chữ gia đình không còn trọn vẹn, kẻ ở, người đi.

Gia đình là số 1 (Ảnh minh họa)

Bởi vậy mà khi nghĩ về những kỷ niệm đáng nhớ cùng gia đình, mỗi người lại có một cảm xúc riêng. Người thì thấy vui vẻ, ấm áp, mãn nguyện, kẻ lại thấy cay đắng và nuối tiếc vì những điều chưa kịp làm hoặc chưa kịp nhận ra.

1. Tôi đi lấy chồng, lúc sinh con mẹ xuống ngủ cùng cả tháng trời. Cứ tối muộn mẹ xuống, thức cả đêm à ơi, ru cháu, sáng hôm sau rét căm căm, 5 rưỡi mẹ đã dậy giặt tã rồi mới về. Rau sạch, thịt sạch, mẹ mang xuống cho con, quần áo mẹ mua, chăn ga mẹ giặt. Ông bà ngoại quý cháu lắm nhưng luôn miệng nói: “Ở nhà, lúc nào ông bà nội cho lên mới được lên”. Bố mẹ đối xử với bên nhà chồng tôi hết sức tử tế và nhường nhin chỉ vì mong con gái có được cuộc sống yên ổn.

2. Được nghỉ học, ra vườn hái cà phê phụ mẹ, không may ngã từ trên cây xuống. Mẹ chạy lại xem cây cà phê rồi bảo: “Mày làm gãy cành to thế”, trong khi con gái mẹ đang bò lồm ngồm dưới gốc cây…

Có những người đến lúc lấy chồng, sinh con mới hiểu được tấm lòng cha mẹ (ảnh minh họa)

3. Ngày trước đi học ở Thủ đô, đón em trai xuống chơi vì muốn cho nó biết thành phố. Biết nhóc thích gà chiên, đưa đi ăn KFC mà trong túi chỉ có 50.000 đồng. Không đủ tiền mua một cái đùi gà đành mua thịt vụn chiên với một cốc nước ngọt. Vừa thấy tủi, vừa thấy thương thằng em lại thấy mình bất tài.

4. Hồi nhỏ, bố đi làm xa, mẹ ngày nào cũng đi chợ từ sáng sớm. Sáng nào cũng phải tự mình thức dậy cho đúng giờ, dẫn em đi gửi rồi mới đi học. Trưa về không có cơm canh chờ sẵn như bạn bè, phải tự mình nhóm bếp nấu cơm, hái rau ngót ở ngoài vườn nấu canh rồi chờ 12h trưa gà đẻ trứng mới có trứng rán. Một quả trứng mà không dám ăn hết vì còn phải phần cho mẹ đi chợ về có cơm ăn luôn. Cũng đã gần 15 năm trôi qua, bây giờ nghĩ lại thấy nó giống như một “kỳ tích”. Không ngờ bản thân lại có thể mạnh mẽ vượt qua những năm tháng nghèo khó như vậy.

5. Hồi nhỏ, tôi rất thích vẽ. Tôi vẽ không được đẹp lắm nên khi đem tranh khoe với mọi người toàn bị chê. Hồi ông nội còn sống, ông thường mặc kệ mọi người chê, vẫn đem tranh vẽ con chim, ngôi nhà, đồng ruộng… của tôi đi khoe với mọi người và luôn miệng khen: “Cháu tôi vẽ đẹp lắm”. Sau đó, ông đem tranh tôi vẽ dán lên tường và ghi dòng chữ ở dưới: “Cháu Linh tặng ông nội”!

Ông nội luôn yêu quý những bức tranh tôi vẽ, mặc kệ ai cũng chê nó xấu (ảnh minh họa)

6. Tắm xong, lười lấy đồ, kêu bố ra sân lấy quần giúp. Bố nói với mẹ: “Tui biết cái nào là quần của nó, tui chết liền”. Lát sau, bố cầm vô cho cái quần của mẹ.

7. Ngày học đại học, tỏ tình với nhỏ bạn bị từ chối, buồn chán đến mức cắm đầu vào phim và game, bỏ cả học. Rồi một thời gian sau, thấy có lỗi với gia đình, quyết tâm gọi về cho mẹ lúc nửa đêm chỉ để nghe giọng mẹ và khóc. Sáng hôm sau, mẹ xuống Hà Nội, đem theo chỉ vàng và bảo: “Cầm lấy mà đeo, mẹ tiết kiệm mãi đó”. Mình đứng chôn chân, vừa thương mẹ vừa thấy xấu hổ về bản thân.

8. Hồi đó còn nhỏ lắm, mẹ biết tôi thích ăn bánh tráng trộn, mua về một suất hai mẹ con cùng ăn. Vài bữa sau mẹ nhập viện nhưng ba nhất quyết giấu không cho tôi biết tình hình của mẹ. Tôi hỏi thì ba chỉ nói “Mẹ không sao”, vì vậy bữa nào tôi cũng vui vẻ đi học. Rồi ngày đó, xe bệnh viện về tới nhà, người nằm trên xe là mẹ. Tim tôi như ngừng đập, chỉ biết khóc… mẹ không còn nữa… Mẹ ơi, giây phút này, con nhớ mẹ lắm!

Bát bánh tráng trộn là món quà cuối cùng của mẹ (ảnh minh họa)

9. Ngoại bảo, khi nào ngoại khỏe, được bác sĩ cho về nhà, Mi mua gỏi cuốn, củ mì cho ngoại rồi đi ăn kem với ngoại nữa nha. Ngoại còn bảo với dì, gần sinh nhật Mi rồi, đợi ngoại lãnh tiền dưỡng lão rồi ngoại cho Mi làm sinh nhật. Lúc Mi bệnh, ngoại đi bộ mua thuốc về cho Mi. Lúc đó, ngoại 85 tuổi.

Xem thêm: Hướng Dẫn Tắt Thông Báo Trên Google Chrome Trên Máy Tính Đơn Giản, Hiệu Quả

10. Vài năm trước, nhà chẳng khá giả. Đi học xa nhà, cứ hơi lạnh tí là bố gọi điện hỏi đủ chăn chưa, mua áo rét không bố cho tiền. Giờ mùa đông vẫn lạnh mà bố chẳng còn. Hồi đó, đi học ham vui chẳng mấy khi về nhà. Có lần giận dỗi còn chặn cả số bố, bố gọi số khác cũng không nghe. Con gái hư vậy mà bố vẫn thương.