Ngày 23-2, 25 nhà lập pháp Hàn Quốc cùng ký một dự luật yêu cầu điều tra về tội ác của quân đội nước này tại Việt Nam.



Ngày 23-2, một số nhà lập pháp Hàn Quốc đã tổ chức một buổi họp báo trước Quốc hội nước này nhằm đề xuất dự luật kêu gọi điều tra về tội ác chiến tranh tại Việt Nam - Ảnh: YONHAP

Hôm 23-2, các nhà lập pháp Hàn Quốc kêu gọi chính phủ nước này điều tra hành động tàn bạo của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam từ năm 1964 đến 1973.

Bạn đang xem: Hàn quốc thảm sát việt nam

“Suốt nhiều năm qua, các nạn nhân yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận tội ác thảm sát dân thường Việt Nam, cũng như đưa ra lời xin lỗi chính thức và bồi thường thiệt hại. Tuy vậy, Chính phủ không có hành động nào cho đến nay”, tờ Korea Herald dẫn lời Hạ nghị sĩ Kang Min Jung trong buổi họp báo ngày 25-2 tại Quốc hội.

Bà Kang Min Jung là một trong 25 nghị sĩ ký tên vào dự luật nói trên. “Nỗ lực đi tìm sự thật cho tội ác chiến tranh tại Việt Nam phải được thực hiện càng sớm càng tốt bởi các cấp chính phủ”, bà Kang hối thúc.

Dự luật do bà Kang đề xuất yêu cầu thành lập một ủy ban điều tra độc lập để điều tra về các cuộc thảm sát và các tội ác chiến tranh gây ra bởi quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam. Trong quá trình điều tra, ủy ban sẽ gửi báo cáo về Quốc hội và Văn phòng Tổng thống.

Dự luật là động thái nối tiếp phán quyết lịch sử yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường cho một nạn nhân tội ác chiến tranh tại Việt Nam của tòa án ở Seoul.

Ngày 8-2, Tòa án Seoul yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường hơn 30 triệu won (23.100 USD) cho bà Nguyễn Thị Thanh, nguyên đơn trong vụ kiện liên quan tới vụ thảm sát năm 1968 tại làng Phong Nhị, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Tòa án kết luận binh lính Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát diễn ra vào năm 1968 tại làng của bà Thanh. Bà Thanh là người sống sót sau cuộc thảm sát, bà bị thương nặng và mất nhiều người thân.

“Ngay khi tòa án yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm cho tội ác tại các ngôi làng ở Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lee Jong Sup đã lên tiếng phủ nhận việc quân đội Hàn Quốc thực hiện các vụ thảm sát này”, ông Kim Eui Kyeom, một nghị sĩ ủng hộ dự luật, cho biết.

“Tôi nghĩ những gì ông bộ trưởng nói trước Quốc hội không chỉ là quan điểm cá nhân của ông ấy, mà là quan điểm chính thức của Tổng thống Yoon Suk Yeol và nội các”, ông Kim nói thêm.

Ông Kim cũng cho rằng nếu Hàn Quốc đòi Nhật Bản xin lỗi về tội ác chiến tranh đối với các nạn nhân Hàn Quốc, thì họ cũng nên thừa nhận về những hành động sai trái của mình và nhận lỗi.

Cũng trong cuộc họp báo ngày 23-2, ông Lim Jae Sung, một trong những luật sư đại diện cho bà Thanh, cho biết ông hy vọng dự luật sẽ “đánh dấu sự khởi đầu của việc thực thi công lý đáng lẽ phải được thực hiện từ lâu cho những nạn nhân Việt Nam trong chiến tranh”.


Việt Nam nói gì vụ tòa án Hàn Quốc phán quyết bồi thường cho nạn nhân bị thảm sát ở Quảng Nam?

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 9-2, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh Việt Nam coi trọng việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân nhưng cũng muốn hợp tác với Hàn Quốc.

Người đàn ông đó tới mua xì dầu. Trần Thị Ngải là bà đỡ, y tá, nhưng sáng hôm đó bà trông coi cửa hàng trong lúc cha mẹ đi làm ruộng.


Đó là mùa hè năm 1967, và Cuộc chiến Việt Nam, nơi cuộc giao tranh giữa các lực lượng của Việt Nam Cộng Hoà, Hoa Kỳ và đồng minh chống lại Cộng sản Bắc Việt đang ngày càng leo thang.


Khi tới quầy, người đàn ông chìa tiền ra. Lúc Ngải với tay lấy tiền, ông ta tóm lấy cánh tay, rồi tóc bà, và lôi bà vào căn phòng phía sau cửa hàng. Ông ta đã hãm hiếp bà tại đó.


"Cảm giác đời tôi như vậy là hết rồi," bà Ngải kể lại. Tất cả những gì bà có thể làm hồi đó là chỉ biết dồn sức vào công việc.


*

Khi thấy bụng phồng lên, Ngải nghĩ rằng mình tăng cân. Rồi một ngày, bà cảm thấy có cái gì đó đạp đạp bên trong, và nhận ra mình có bầu.


Cha mẹ kinh hoàng về chuyện bà hoang thai, một điều cấm kỵ ghê gớm. Ở đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề của Khổng giáo, trinh tiết được coi là tấm vé để bước vào con đường hôn nhân.


Bà nhiều lần tự vẫn, nhưng không thành - "dường như cái thai nó giúp sao đó, uống thuốc ngủ không được."


"Tôi lo lắng là không biết con sẽ lớn lên thế nào, lo chuyện tiền bạc, lo làm sao nhanh chóng đi làm trở lại để kiếm sống."


Bà đặt tên con là Oanh. Nhưng bà cũng muốn bằng cách nào đó ghi dấu mối liên hệ với người cha của con mình. Tên đệm hẳn sẽ là Kim - tên họ của người lính.


Bốn năm trước đó, đất nước ông ta quyết định tham chiến cùng quân đội Mỹ để chống lại lực lượng Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam.


Vài hôm sau, một người lính Đại Hàn khác tới. Anh ta được Kim cử đến để đưa Ngải và con gái về nơi ông ta đóng quân - địa điểm của Trung đoàn 28 thuộc Sư đoàn Bạch Mã của Nam Hàn - vùng miền núi heo hút, phía nam thị trấn quê nhà bà.


Tủi nhục và bị ghẻ lạnh, cảm thấy bị đưa vào bước đường cùng, bà bước vào trong chiếc xe, và sống hai năm tiếp theo cùng kẻ đã hãm hiếp mình. Suốt thời gian đó, bà cảm thấy kinh hoàng sợ hãi, lo lắng cho sự sống của mình và của đứa con.


Bà quay về với cha mẹ ở Phú Hiệp, lao đầu vào làm lụng nuôi con, cho tới khi Kim lại cử một thuộc cấp tới nhà bà.


*

Nguồn hình ảnh, Getty Images


"Ra đường là người ta chỉ mặt người ta chửi. Dân làng chửi tôi, bảo là có chồng Đại Hàn," bà kể lại.


"Nếu nói 'tui tên Ngải', người ta sẽ nói 'Trời, bà Ngải. Bả đẹp ghê, mà ông Kim ổng hiếp dâm. Sao bả là y tá bả biết có con mà không phá."


"Tôi đi giúp người ta sanh con, tôi bồng, ẵm, tôi tắm rửa, cắt rốn cho chúng. Làm sao tôi phá con tôi được? Không thể phá được" bà Ngải nói, giọng đứt đoạn.


Trong cùng tháng mà bà Ngải sinh đứa con đầu lòng, cuộc đời của bé gái 11 tuổi Nguyễn Thị Thanh cũng vĩnh viễn thay đổi.



Cô bé Thanh chạy xuống ngõ và thấy nhiều toán lính Hàn đã tràn vào làng. Lính Đại Hàn chĩa súng vào Thanh.

Xem thêm: Những quán bar nổi tiếng ở sài gòn quẩy xuyên màn đêm, 5 quán bar nổi tiếng để quẩy ở sài gòn


*

Các tường thuật sau đó nói rằng nhóm lính đó thuộc Sư đoàn Rồng Xanh khét tiếng, thuộc lực lượng Thuỷ quân Lục chiến của Nam Hàn.