Nhiều bạn mất gốc tiếng Anh muốn cải thiện việc học nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu và lộ trình học ra sao cho hiệu quả. Đừng quá lo lắng, tham khảo bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn lộ trình học tự tiếng Anh hiệu quả tại nhà.

Bạn đang xem: Lộ trình tự học tiếng anh tại nhà hiệu quả cho người mất gốc

I. Lý do khiến bạn mất gốc tiếng Anh

Trước khi đi vào tìm hiểu cách học tiếng Anh hiệu quả, chúng ta cần xác định lý do khiến bản thân bị mất gốc. Như vậy mới giúp bạn đi đúng hướng và xây dựng được lộ trình học hiệu quả. Một trong các lý do khiến bạn mất gốc tiếng Anh là:

A. Yếu tố tâm lý

Bạn chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh dẫn đến tâm lý xao nhãng, học để đối phó, hiệu quả thấp.

Bạn cho rằng, tiếng Anh là một ngôn ngữ khó với tới dẫn đến việc sợ học, rào cản tâm lý khiến bạn không dám đối diện và dễ dàng từ bỏ.

2. Thiếu định hướng, mục tiêu

Học tiếng Anh là cả một lộ trình đòi hỏi thời gian và công sức. Khi bạn không xác định rõ định hướng, mục tiêu bạn cần học tiếng Anh để làm gì bạn sẽ không có đủ động lực, quyết tâm để thực hiện việc học, dễ dàng bỏ dở giữa chừng.

3. Chưa có phương pháp và lộ trình học tiếng Anh hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp học tiếng anh kèm nguồn tài liệu. Bạn có từng rơi vào trường hợp mất rất nhiều thời gian, học ngày học đêm nhưng vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn. Lý do chính là học sai phương pháp, chưa phân bổ thời gian hợp lý giữa học lý thuyết và thực hành.


=>> Lộ trình học tiếng anh giao tiếp cho người đi làm online tại Langmaster
=>> Langmaster - Khoá học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm hay nhất 2022
=>> Học Tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1

II. Lộ trình học tiếng Anh hiệu quả

Để tự xây dựng một lộ trình tự học tiếng Anh với những bạn mới bắt đầu quả là không dễ dàng đặc biệt với các bạn mới bắt đầu thì việc có một lộ trình chuẩn từ đầu càng quan trọng. Hiểu được điều này nên Langmaster xin chia sẻ với các bạn 8 nội dung lớn để tạo nên một lộ trình học hoàn thiện cho những bạn mới bắt đầu học.



A. Xác định trình độ

1. Bài kiểm tra trình độ tổng quan

Khi bắt tay vào việc học, điều đầu tiên bạn nên có chính là xác định rõ trình độ của chính mình trên khung chuẩn CEFR. 

Khung được chia làm 3 loại là Beginner (Sơ cấp) gồm trình độ A1 và A2, mức Intermediate (Trung cấp) gồm trình độ B1 và B2 và mức Advanced (Cao cấp) gồm trình độ C1 và C2 

Bạn sẽ xác định trình độ tiếng Anh của mình với các bài Test dưới đây:

1.1. Trang Test your English của Cambridge1.2. Online English Test Level 1.3. EF SET Level Test 1.4. Test your English level của Exam
English 1.5. Test level của trang Language Level 2. Bài kiểm tra trình độ chi tiết2.1. Kiểm tra lượng từ vựng mà bạn có với các trang dưới đây

English Vocabulary Test: http://testyourvocab.com/

English Vocabulary Level

Test: https://www.oxfordonlineenglish.com/english-level-test/vocabulary

Vocabulary test: http://vocabulary.ugent.be/

2.2. Kiểm tra ngữ pháp 

English Grammar Level Test: https://www.oxfordonlineenglish.com/english-level-test/grammar

English Grammar Test: https://www.british-study.com/en/grammar-test/

2.3. Kiểm tra kỹ năng nghe 

English Listening Level Test: https://www.oxfordonlineenglish.com/english-level-test/listening

2.4. Kiểm tra kĩ năng đọc 

Test English: https://test-english.com/

2.5. Kiểm tra kỹ năng nói

Khác với đọc, nghe, từ vựng và ngữ pháp có thể kiểm tra qua các bài kiểm tra online với máy tính, riêng kĩ năng nói và viết bạn cần có giáo viên được đào tạo và có các tiêu chí chấm điểm phù hợp. Kỹ năng nói cũng là kỹ năng bạn cần có giáo viên hướng dẫn kiến thức và quan trọng nhất là chỉ ra lỗi sai. Bạn có thể nhờ thầy cô giáo tiếng Anh của bạn, tìm một người bạn nước ngoài để đánh giá tổng quan hoặc có thể liên hệ với trung tâm tiếng Anh Langmaster để kiểm tra chính xác kỹ năng nói xem ở trình độ bao nhiêu.

=> Test trình độ Tiếng Anh của bản thân: TẠI ĐÂY



B. Đặt mục tiêu tự học tiếng Anh đúng đắn 

SMART goal là một thuật ngữ rất nổi tiếng khi nhắc đến việc đặt mục tiêu và nó được cấu thành bởi những chữ cái đầu tiên của 5 tiêu chí, gồm có:



1. S là Specific tức là cụ thể

Nói một cách đơn giản, khi đặt mục tiêu, bạn phải có mục tiêu cụ thể, chi tiết để hướng tới.

Bạn có thể suy nghĩ về mục tiêu với các câu hỏi gợi ý như

Mình muốn có điều gì?

Tại sao mình muốn có điều đó?

Trong thời gian bao lâu mình phải đạt được?

Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu giỏi tiếng Anh thì là mục tiêu không cụ thể và quá chung chung trong khi mục tiêu bạn có thể đặt ra là sau 3 tháng từ trình độ mới bắt đầu lên A2 theo khung CEFR 

2. M là Measurable nghĩa là có thể đo lường được

Nói một cách đơn giản tức là bạn có thể theo dõi qua các con số. Việc số hóa hay định lượng mục tiêu sẽ giúp bạn theo dõi và kiểm soát được quá trình chinh phục mục tiêu.

Ví dụ bạn có thể đặt mục tiêu sau 2 tháng đạt được 250 từ vựng thì bạn sẽ có thể biết rõ được theo từng tuần, từng tháng là bạn có đang chinh phục được con số 250 theo đúng hạn mức thời gian 2 tháng không.

3. A là Attainable tức là có thể đạt được

Tiêu chí này tập trung vào tầm quan trọng của mục tiêu và bạn làm gì để đạt được mục tiêu đó với các nguồn lực cần thiết nào 

Ví dụ mục tiêu sau 2 tháng là 250 từ vựng thì sẽ học như thế nào, học bao nhiêu từ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng

4. R là Relevant hoặc Realistic tức là phù hợp, có tính thực tế

Tiêu chí này chỉ rõ rằng bạn phải thực tế với khả năng của mình, dựa trên khả năng thực tế và nguồn lực sẵn có của bản thân để đưa ra mục tiêu chứ không phải đặt một mục tiêu phi thực tế, từ đó gây áp lực cho bản thân và khi không đạt được thì mất động lực

Ví dụ sau 3 tháng từ chưa biết gì lên IELTS 6.5 là phi thực tế nhưng sau 3 tháng từ trình độ chưa biết gì lên A1 hoặc A1+ là hoàn toàn hợp lý.

5. T là Time-bound tức là phải có thời gian cụ thể

Bắt buộc mục tiêu phải đính kèm với thời gian cụ thể để có thể tạo động lực rõ ràng cũng như có sự đo lường được mục tiêu sau thời gian cụ thể.

C. Lên kế hoạch cụ thể cho mục tiêu tự học tiếng Anh

Sau khi có mục tiêu cụ thể bạn nên làm Kế hoạch hành động thật chi tiết

Hãy phân bổ mục tiêu theo từng chặng, ví dụ mục tiêu của các bạn là sau 3 tháng từ trình độ chưa biết gì lên trình độ A1 đến A1+

Từ vựng: 200 từ
Nghe và Đọc: luyện được 7 điểm trên trang Test English trình độ A1 Ngữ pháp: học phần loại từ như Danh từ, tính từ, trạng từ, thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, mạo từ, động từ khuyết thiếu
Nói: Nói được giới thiệu bản thân trong 1 đến 2 phút như: Name, age, job, hometown, hobby, family Viết: đoạn văn 100 từ giới thiệu bản thân

Bạn có thể phân bổ mục tiêu như sau:

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Từ vựng

60 từ

70 từ

70 từ

Nghe

4 điểm/ bài nghe level A1

5-6 điểm bài nghe level A1

> 7 điểm bài nghe level A1

Đọc 

4 điểm/ bài đọc level A1

5-6 điểm bài đọc level A1

> 7 điểm bài đọc level A1

Ngữ pháp

Loại từ

Động từ khuyết thiếu

Mạo từ

Thì hiện tại đơn

Thì hiện tại tiếp diễn

Nói

Nói về Tên, tuổi, công việc, quê quán

Nói về sở thích

Nói về gia đình

Viết

Viết về Tên, tuổi, công việc, quê quán

Viết về sở thích

Viết về gia đình

Sau khi phân bổ từng tháng bạn nên có kế hoạch theo từng tuần và cuối cùng là từng ngày.

Hãy bắt đầu ngày mới với To do list (Liệt kê các công việc phải làm trong ngày) để không bao giờ quên mục tiêu mà mình hướng tới.

Tất nhiên sau mỗi tuần, mỗi tháng, bạn nên dành 30 phút để tự đánh giá xem mình đang đạt đến mức độ nào trong quá trình chinh phục mục tiêu với các câu hỏi gợi ý dưới đây:

Kết quả hiện tại có đúng với thời gian và mục tiêu đề ra không?
Nếu chưa thì tại sao?
Có giải pháp gì không? 

Khi bạn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên tức là bạn đang dần tự tạo động lực để bản thân bám đuổi mục tiêu tự học tiếng Anh mà không cảm thấy mệt mỏi hay chán nản và dễ bỏ cuộc.

D. Luyện tập phát âm theo bảng phiên âm IPA

Sau khi có một mục tiêu cụ thể và biết phải phân bổ việc học như thế nào, bạn nên bắt tay vào việc học phát âm.

Đa phần các bạn không nghe được đều do việc phát âm không chuẩn, dẫn tới việc khi bạn nghe, bạn không nghe được từ mà người ta phát âm, từ vựng bạn phát âm cũng sai dẫn tới việc tự ti vì sợ sai khi nói. Để khắc phục điều này, bạn nên học tổng quan bảng IPA- bảng phiên âm chữ cái quốc tế trong tiếng Anh.

Bạn có thể tham khảo bài viết sau của Langmaster để học tổng quan cách phát âm 44 âm của bảng IPA: CHINH PHỤC BẢNG PHÁT ÂM CHUẨN IPA DÀNH CHO NGƯỜI MỚI



E. Các chủ đề từ vựng phải học

Chắc hẳn khi mới bắt đầu học lộ trình tự học tiếng Anh, bạn sẽ băn khoăn không biết nên học từ vựng chủ đề nào và có những điều nào cần phải lưu ý khi học từ vựng.

Dưới đây là những chủ đề từ vựng mà bạn cần phải biết khi mới bắt đầu tự học tiếng Anh

Hãy phân nhỏ ra mỗi chủ đề bạn sẽ học trong khoảng 1 tuần để lượng từ vựng vừa sức nhé, về cách học từ vựng qua các app cực hay sẽ được Langmaster giới thiệu trong một bài viết chuyên về từ vựng nên bạn hãy đón chờ nhé.


F. Luyện kỹ năng nghe 

Kỹ năng nghe dường như là một kĩ năng nhiều thử thách với các bạn mới bắt đầu tự học tiếng Anh vì khi nghe mà không hiểu mấy, bạn thường cảm thấy dễ chán. Vậy bài viết về phương pháp nghe chép chính tả sẽ dành cho bạn. Tuy nhiên chúng mình cũng muốn nói trước rằng, không có đường tắt nào dẫn tới thành công, để có thể cải thiện kỹ năng nghe, bạn cần kiên trì và cố gắng rất nhiều. 

Phương pháp nghe chép chính tả 

Phương pháp nghe chép chính tả không phải là một phương pháp mới nhưng lại rất hữu ích với các bạn muốn luyện sâu kĩ năng nghe hiểu, nhất là các bạn mới bắt đầu tự học tiếng Anh với vốn từ còn ít và khả năng nghe còn hạn chế 

Bạn nên dành khoảng 1 đến 2 tiếng chuyên sâu cho việc nghe chép chính tả. Phương pháp này đơn giản chỉ là bạn nghe và ghi chép lại 100% những gì bạn nghe được. 


Các bước của phương pháp này như sau:

Bước 1: Bạn nên tìm một nguồn nghe đạt các tiêu chí sau:Phát âm chuẩn Chủ đề bạn thích Không quá khó vì nếu quá khó bạn rất dễ chán vì không hiểu một từ gì
Có phụ đề tiếng Anh Bài nghe khoảng 3 đến 5 phút Bước 2: Nghe và chép từng câu một 

Bước này là bước cực kỳ vất vả và yêu cầu sự kiên trì từ bạn, bạn có thể chọn 2 cách nghe 

Cách 1: Dừng lại sau 3 đến 4 từ rồi viết, từ nào bạn chưa nghe được thì cố gắng nghe đi nghe lại 3 4 lần để đoán từ dựa trên cách phát âm và ngữ cảnh, nếu vẫn chưa đoán được thì bỏ trống nghe lại sau

Cách 2: Cứ để audio chạy liên tục, bạn ghi những từ bạn nghe được và bỏ trống những từ bạn chưa nghe được. Sau khoảng 20 lần bạn sẽ lấp dần được các từ mình bỏ trống.

Bạn sẽ phải lường trước được rằng lúc đầu khi bạn nghe chép chính tả, bạn sẽ mắc rất nhiều lỗi sai, bạn không nghe được nhiều từ vì có thể bạn phát âm sai nên nghe sai hoặc từ mới bạn không biết. Lời khuyên của chúng mình là cứ nghe, viết ra từ bạn đoán rồi so sánh với transcript sau khi nghe đi nghe lại mà vẫn không ra, bạn sẽ tiến bộ rất nhiều và sau một tháng, bạn sẽ thấy những từ ngày trước bạn hay nghe thiếu hoặc không nghe ra thì giờ đây rõ ràng vô cùng. 


Bước 3: (Gợi ý): Bạn nên tập nói nhại theo transcript và thu âm lại để nghe và rút kinh nghiệm

Ở bước này, bạn nên chuẩn bị sẵn một cây bút khác màu và đánh dấu những phần bạn thấy người đọc nhấn giọng, có nối âm, ngữ điệu thay đổi lên xuống. Bạn bắt chước đọc lại và luyện tùy theo khả năng rồi thu âm lại, nghe và sửa đến khi cảm thấy ổn thì thôi. Bạn duy trì trong thời gian 2 đến 3 tháng sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt vì màu giọng sẽ Tây hơn rất nhiều.


Các nguồn nghe chép chính tả dành cho người mới bắt đầu
Tactics for listening (quyển Basic) - Sách gồm 20-24 chủ đề, mỗi chủ đề gồm 3 bài nghe cực kì hay và có tính ứng dụng cao

G. Luyện kĩ năng đọc 

Rất nhiều bạn có quan niệm rằng học tiếng Anh giao tiếp chỉ cần nghe và nói thôi tuy nhiên nếu các bạn tìm hiểu, các bạn sẽ biết rằng nghe và đọc mới là 2 kỹ năng cho các bạn từ vựng, ý tưởng và kiến thức để áp dụng cho kỹ năng nói. 

Langmaster xin giới thiệu một số nguồn đọc hay dành cho các bạn mới bắt đầu học đang ở trình độ chưa cao:

10 WEBSITE ĐỌC BÁO TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HIỆU QUẢ NHẤT

TOP 6 WEBSITE LUYỆN ĐỌC TIẾNG ANH DỄ HIỂU NHẤT AI CŨNG CẦN ĐẾN

H. Luyện nói tiếng Anh với các chủ đề cơ bản 

Cách tốt nhất để luyện nói tiếng Anh là bạn luyện cùng người trình độ giỏi hơn bạn để được chỉ ra các lỗi sai cũng như hướng dẫn cách phát triển ý tưởng, dưới đây là gợi ý các chủ đề luyện nói để các bạn có thể tự luyện tập rồi ghi âm và nghe lại hoặc luyện nói với bạn, thầy cô nếu có thể.


III. TIP tự học tiếng Anh tại nhà hiệu quả cho người mất gốc

Dưới đây là 12 bí quyết giúp bạn tự học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả ngay tại nhà mà được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín, mời bạn cùng tham khảo

1. Luyện tập với các video tiếng Anh thực tế

Học tiếng Anh cũng như khi bạn còn là em bé tập nói vậy, hãy nghe các video thực tế của người bạn ngữ và bắt chước cách nói, cách đối đáp của họ, đó là cách giúp bạn nhanh chóng giao tiếp như Tây.

Để việc học trở nên thú vị hơn, bạn có thể chọn một số kệnh Youtube hoặc phim của thần tượng bạn yêu thích và bắt chước ngữ điệu nói của họ. Chắc chắn bạn sẽ học tiếng Anh giao tiếp nhanh hơn đó.

2. Luyện nói trước gương

Khi mới học tiếng Anh, chắc chắn bạn sẽ gặp tình huống nói không trôi chảy. Việc luyện tập lặp lại trước gương chính là phương pháp giúp bạn nói trôi trảy hơn, không còn lúng túng, gượng gạo nữa.

Bạn cũng sẽ nhìn thấy khẩu hình miệng của mình trông như thế nào khi nói những âm thanh không có trong tiếng mẹ đẻ, thậm chí là ngay cả khi bạn đang phát âm chúng một cách chính xác.

Hãy so sánh cách phát âm của bạn với những người nói tiếng Anh bản địa, để có phát ấm chuẩn và khẩu hình chuẩn nhé!

3. Luyện đọc kỹ thuật “đọc chuyên sâu”

“Đọc chuyên sâu” hay đọc kỹ là việc đọc một cách tập trung để hiểu được chính xác ý nghĩa của đoạn văn. Điều này trái ngược với cách đọc lướt và chỉ hiểu ý chín. Cách đọc này giúp cho người đọc cảm thấy tự tin và thích thú trong quá trình đọc.

Đọc lướt sẽ hỗ trợ bạn trong nhiều trường hợp cần thiết đọc nhanh. Nhưng đọc sâu sẽ giúp bạn khám phá được nhiều từ vựng mới hơn và cũng sẽ ghi nhớ từ vựng lâu hơn.

Kỹ thuật đọc kỹ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định các từ vựng quan trọng

Bước 2: Che một số từ và đoán nghĩa của chúng

Bước 3: Viết tóm tắt sau khi đọc

Bước 4: Đọc cùng với một gia sư tiếng Anh (hoặc một người bạn) hoặc thảo luận về nội dung của văn bản bạn đã đọc.

Lưu ý: Hãy chắc chắn rằng bạn chọn các đoạn đọc ngắn khi thực hành kỹ thuật đọc chuyên sâu, nếu không bạn sẽ bị choáng ngợp và nhanh chóng từ bỏ việc luyện tập. Kỹ thuật “đọc chuyên sâu” này ngoài việc giúp bạn hiểu sâu ý nghĩa văn bản, nó còn giúp bạn tích lũy những ý tưởng từ bài đọc để khi giao tiếp, bộ não sẽ nhanh chóng biến những gì bạn đọc được trở thành nội dung cuộc nói chuyện một cách tự nhiên.

4. Học với phương pháp “thực hành phân tán” (distributed practice method)

Thay vì học nhồi nhét như vẫn thường làm, để bắt đầu sử dụng phương pháp áp dụng phương pháp học phân tán bạn hãy lên một lịch trình học tập cụ thể.

Cố gắng học ít nhất một vài lần một tuần, không cần quá ép buộc bản thân vào một khung giờ cố định. Hãy đưa ra những mục tiêu nhỏ mà bạn muốn theo đuổi và theo dõi sát mục tiêu đó, học mỗi lúc bạn rảnh miễn sao đáp ứng đúng mục tiêu bạn đặt ra theo timeline.

5. Lặp lại các câu tiếng Anh chơi chữ

“Tongue twisters” là những câu tiếng Anh ngắn được lặp đi lặp lại với rất nhiều âm thanh tương tự nhau, khiến chúng trở nên rất khó nói ngay cả đối với những người nói tiếng Anh bản ngữ. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều mẫu câu như vậy, ví dụ như “nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch”, “buổi trưa ăn bưởi chua”,v.v.

Những câu này rất có tác dụng trong việc tạo ra niềm vui và giúp cải thiện phát âm tiếng Anh khá tốt. Hãy trải nghiệm thứ và xem hiệu quả bất ngờ nhé!

Một số câu bạn có tham khảo:

She sells seashells by the seashore
How can a clam cram in a clean cream can?
I scream, you scream, we all scream for ice cream
I saw Susie sitting in a shoeshine shop
Susie works in a shoeshine shop. Where she shines she sits, and where she sits she shines
Six sticky skeletons (x3)Which witch is which? (x3)Snap crackle pop (x3)Flash message (x3)Red Buick, blue Buick (x3)Red lorry, yellow lorry (x3)

6. Ghi âm lại phát âm tiếng Anh của mình mỗi ngày

Điều này nghe có vẻ tẻ nhạt và không có tác dụng nhưng sau thời gian dà luyện tập, bạn sẽ bất ngờ khi so sánh các đoạn thu ấm đấy. Đó sẽ là minh chứng cho sự nỗ lực của bạn sau một thời gian dài.

Hãy tưởng tượng khi bạn nghe lại những đoạn thu âm bập bẹ của những ngày đầu và nhưng đoạn phiên âm khi bạn nói tiếng Anh thành thạo. Chắc chắn bạn sẽ vô cùng hạnh phúc đấy. Hãy thử trại nghiệm nhé!

7. Ghi nhớ các từ đồng âm phổ biến

Từ đồng âm là những từ có cùng cách phát âm nhưng khác nghĩa (và cũng có thể khác cách đánh vần). Một số ví dụ về từ đồng âm tiếng Anh bao gồm:

Blew - blue (thổi - màu xanh
Know - no (biết - không)Here - hear (Ở đây- nghe)

Nghiên cứu từ đồng âm sẽ giúp cải thiện kỹ năng đàm thoại tiếng Anh của bạn và tránh nhầm lẫn giữa các từ. Bạn sẽ nghe tiếng Anh dễ dàng hơn nếu bạn đã quen thuộc với các từ phổ biến giống nhau. Để ghi nhớ các từ đồng âm phổ biến, bạn có thể sử dụng phương pháp tạo thẻ flashcard cho các cặp từ đi kèm với nghĩa thực tế.

8. Chơi các trò chơi tiếng Anh trực tuyến

Hiện nay app học tiếng Anh trực tuyến khá phát triển, có rất nhiều app với những mục đích học tập khác nhau. Tham khảo một số app sau đây bạn nhé:

9. Chú ý lên thời gian biểu hàng ngày

Khi học tại nhà, bạn rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hoạt động sinh hoạt hàng ngày khác, rất dễ mất tập trung. Vì vậy, bạn nên lên thời gian biểu cố định mỗi ngày cho việc học tiếng Anh để tạo thói quen và tránh để những việc khác ảnh hưởng.

Một việc quan trọng hơn nữa là bạn cần rèn được sự tập trung cao khi tự học tại nhà. Cố lên bạn nhé!

Mỗi ngày, bạn hãy tổng kết lại những gì mình đã tiếp thu hôm nay và lên kế hoạch cho buổi học ngày mai. Bạn có thể lập danh sách những việc cần làm trong buổi học ngày mai, đánh dấu tích vào những mục tiêu đã hoàn thành. Các bạn hãy nghiêm khắc với bản thân để hoàn thành tốt kế hoạch của buổi học.

10. Thường xuyên kiểm tra và tổng kết lộ trình theo thời điểm

Một tip cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng khi học tiếng Anh giao tiếp hay làm bất cứ việc gì, bạn cần review, đánh giá tiến độ mình đã học được gì và tiến độ đang đến đâu.

Theo đó, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch tùy thuộc vào tốc độ và mục tiêu của bạn từ đó đạt được kết quả tốt nhất!

Bạn muốn học tiếng Anh nhưng lại quá bận rộn để có thể tham gia một lớp học hay bất cứ một chương trình học tiếng Anh nào. Lúc này chỉ còn lại một lựa chọn tối ưu nhất cho bạn là học tiếng Anh tại nhà.

Nhưng bạn lại lo lắng vì không biết phải học tiếng Anh tại nhà như nào để có được hiệu quả tốt nhất? Bài viết dưới đây TOPICA Native sẽ đưa cho bạn cách học tiếng Anh tại nhà vừa hiệu quả mà vừa mang tính khoa học để bạn có thể thuận tiện áp dụng, gặt hái thành quả cao trong học ngoại ngữ.

1. Môi trường tự học tiếng Anh tại nhà hiệu quả

Thông thường một người có thể học ngoại ngữ thông qua hai cách. Cách đầu tiên là học thông qua một giáo trình hay một chương trình học thích hợp được dạy bởi một giáo viên ngoại ngữ. Trong khi đó, ở mặt khác, một đứa trẻ cũng có thể nói trôi chảy ngôn ngữ đầu tiên của mình vì luôn luôn được nghe ngôn ngữ đó từ khi sinh ra vì nghe là cơ sở của việc nói. Do đó, thông qua môi trường, một đứa trẻ có thể dần dần học được ngôn ngữ mẹ đẻ. Vậy bạn cần phải tạo cho mình một môi trường như thế nào để phù hợp với việc học tiếng Anh tại nhà?


*

Nằm lòng cách học tại nhà để có thể thành thạo tiếng Anh


Khiến cho căn nhà của bạn luôn tràn ngập tiếng Anh

Nếu không được liên tục tiếp xúc, ngôn ngữ sẽ rất nhanh chóng bị trôi đi. Thế nên bạn cần tạo cho môi trường của mình được tiếp xúc liên tục với tiếng Anh từ những điều đơn giản nhất. Ví dụ như đổi ngôn ngữ trong điện thoại của bạn sang tiếng Anh chẳng hạn. Hãy để lại những tờ giấy nhớ được ghi bằng tiếng Anh trong căn nhà của bạn. Để khi thỉnh thoảng bạn nhìn vào đồ vật gì bạn cũng có thể bắt gặp ngôn ngữ mình cần học. Cũng hãy chăm nghe tivi và radio với những chương trình của nước ngoài nhé.

Tìm bạn cùng nói chuyện và luôn suy nghĩ bằng tiếng Anh

Hãy tìm những người bạn để bạn có thể cùng trò chuyện bằng tiếng Anh với họ. Khi phải giao tiếp, não của bạn sẽ luôn suy nghĩ bằng tiếng Anh, điều đó khiến ngôn ngữ này có thể nhanh chóng đi sâu vào trong tiềm thức của bạn hơn. Việc giao tiếp bằng ngôn ngữ Anh cũng giúp bạn được va vấp với loại ngôn ngữ này nhiều và dần tạo thành một phản xạ bình thường trong cuộc sống khi gặp phải nó.


TOPICA Native
X – Học tiếng Anh toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người bận rộn.

Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền: Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần. Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút. Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành. Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.

*


2. Phương pháp tự học tiếng anh tại nhà cho từng loại kỹ năng

Khi bạn search trên mạng và nhận được rất nhiều cách học như sử dụng video nhạc, xem phim hay viết nhật kí,…Những phương pháp đó đều đem lại các kết quả rất hữu dụng. Nhưng sự tác động của mỗi cách học tới từng kĩ năng sử dụng tiếng Anh là khác nhau. Dưới đây tôi sẽ làm rõ điều đó để các bạn có thể áp dụng các hình thức học sao cho khoa học nhất:

2.1 Kỹ năng nghe

Hãy bắt đầu với kĩ năng nghe. Điểm quan trọng của việc lắng nghe để tự học tiếng Anh là bạn phải chú ý cách họ phát âm một từ như thế nào? Họ nói một câu ra sao? Câu đó là gì? Trong câu có từ vựng nào mới không?

Học tại nhà sẽ không có giảng viên chỉ cho bạn trọng âm từng chữ hay từng câu, vậy nên tôi khuyên bạn nên sử dụng các tài liệu nghe có tốc độ vừa phải sao cho phù hợp với trình độ của bản thân, và tốt nhất là nên có Vietsub để bạn theo kịp được những gì mà họ nói.

Đôi khi chúng ta cảm thấy thật sự nhàm chán đối với việc lắng nghe hội thoại tiếng Anh, bởi đó không phải là chủ đề mà chúng ta yêu thích. Nếu vậy bạn đừng quá cố ép bản thân phải tiếp tục nghe học nó, sự nhàm chán dễ dẫn đến các tác động ngược. Hãy thay đổi hình thức học nó ví dụ như thông qua một bài hát, hay một bộ phim. Hình thức học này vừa đem lại tính giải trí và thoải mái khi học, vừa tạo cho bạn liên hệ giữa tình huống nói tiếng Anh và thực tế. Giúp bạn áp dụng tiếng Anh tốt hơn.

Hãy học nghe tiếng Anh ở mọi nơi, ví dụ như vừa bật một đoạn hội thoại tiếng Anh vừa nấu nướng, vừa luyện nghe tiếng Anh vừa chạy bộ thể dục. Hãy tranh thủ thời gian để bạn có thể được tiếp xúc với ngôn ngữ này nhiều nhất có thể.

Nhắc bạn một mẹo nhỏ, đó là khi sử dụng youtube để xem phim thì bạn có thể chỉnh tốc độ tại cài đặt để có được tốc độ nghe phù hợp.

2.2 Kỹ năng nói

Đối với kĩ năng nói, tôi khuyên bạn hãy sử dụng phương pháp Shadowing để luyện nói. Tôi từng viết chi tiết về phương pháp này, bạn có thể tìm đọc nó.

Ngoài việc áp dụng phương pháp Shadowing, tôi còn đưa ra cho các bạn một số cách luyện nói để học tiếng Anh sau đây:

Các bạn có thể dành thời gian rảnh để chọn một chủ đề, sau đó dùng tiếng Anh để nói về chủ đề đó. Hãy ghi âm để có thể nghe lại và tìm ra lỗi phát âm sai, sau đó sửa lại và tiếp tục lặp lại việc ghi âm. Cứ như vậy bạn có thể tự chỉnh sửa những lỗi phát âm của mình. Còn nếu không có khả năng nghe tốt để tự nhận ra lỗi sai thì bạn có thể ghi âm lại và nhờ những người bạn giỏi tiếng Anh nghe và nhận xét hộ.Hãy học nói trước gương. Sử dụng tài liệu luyện nói mà bạn có thể nhìn thấy người nói, quan sát khẩu hình miệng của người và của bản thân khi nhắc lại những gì họ nói để có thể chỉnh cách phát âm của mình một cách tốt nhất
Pha lẫn ngoại ngữ vào những cuộc nói chuyện với bạn bè. Đây là một trong những cách mà người Do Thái vẫn hay sử dụng khi học một thứ ngoại ngữ khác. Cách này vừa khiến bạn luyện phát âm được từ ấy, bạn bè của bạn có thể sửa sai cho bạn nếu bạn phát âm chưa đúng, mà việc sử dụng một từ nhiều lần sẽ giúp bạn ghi nhớ từ một cách tốt hơn.

2.3 Kỹ năng đọc

Tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số hình thức học có thể rèn luyện kĩ năng đọc một cách hiệu quả:

Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm đọc các bài báo hoặc truyện ngắn trên internet hoặc trong các loại sách. Hãy đọc về bất cứ chủ đề nào mà bạn yêu thích. Nếu có thể hãy đọc thật to chúng.Khi xem phim tiếng Anh hãy chọn những phim có engsub, việc đọc phụ đề có thể giúp bạn cải thiện tốc độ mà vừa ngay lập tức có thể nghe được cách phát âm của những từ ấy. Lại có thể dựa vào tình huống phim để hiểu được những gì bạn đọc có nghĩa như nào.Sử dụng các ứng dụng luyện đọc. Bởi đôi lúc bạn chỉ đọc những gì mình thích khiến cho vốn từ bị thu hẹp trong lĩnh vực ấy. Sử dụng ứng dụng luyện đọc bạn sẽ tiếp xúc với nhiều chủ đề đa dạng hơn để có thể vừa đọc vừa mở rộng vốn từ cũng như sự hiểu biết của mình. Ngoài ra bạn cũng có một quá trình luyện đọc bài bản bằng ứng dụng. Bạn có thể tìm hiểu các ứng dụng luyện đọc tại đây:

2.4 Kỹ năng viết – ngữ pháp

Tôi gộp hai yếu tốt về kĩ năng viết và ngữ pháp vào thành một mục bởi chúng có mối liên hệ không thể thay thế với nhau. Bạn không thể viết mà không có ngữ pháp, cũng như điều ngược lại. Học viết không dễ dàng, cách tốt nhất là hãy viết nó hàng ngày. Bạn có thể viết nó dưới dạng nhật kí hàng ngày, viết về bất cứ thứ gì bạn muốn. Sau đó tìm đến những người bạn của bạn có khả năng tốt về ngữ pháp để họ có thể sửa chữa và cho bạn nhận xét để khắc phục.

Xem thêm: Những Địa Điểm Ở Hà Nội Nên Đến, 20 Địa Điểm Du Lịch Hà Nội Cho Hội Tự Túc

Nếu bạn không quen biết ai giỏi biết lách tiếng Anh thì sao? Hãy luyện tập viết blog hay viết các quotes lên mạng xã hội, các độc giả mạng sẽ thay bạn tìm lỗi chính tả và cả lỗi ngữ pháp nữa. Bạn lại có thể chia sẻ câu chuyện của mình mà không phải trả bất cứ chi phí nào cả.

Điều quan trọng của việc học viết vẫn là bạn phải viết thật nhiều, rồi tìm lỗi sai để sửa và tiếp tục luyện tập viết lại. Chúc bạn thành công

Tôi hi vọng với những thông tin trên, bạn có thể cải thiện được trình độ tiếng Anh của mình chỉ bằng việc học tại nhà. Hãy cùng tham gia cộng đồng 215,000 người học tiếng Anh. Nhận ngay những Tip học tiếng Anh từ chuyên gia để cải thiện trình độ ngay hôm nay. Subscribe ngay bên dưới bạn nhé!