Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) hằng năm là lúc các gia đình đưa ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những chuyện của gia đình trong một năm. 23 tháng chạp cũng là ngày ngày gắn liền với truyền thuyết “cá chép hóa rồng”. Truyền thống tốt đẹp này có ý nghĩa sâu sắc luôn được người Việt ta giữ gìn một cách cẩn trọng. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua ý nghĩa tập tục đưa ông Táo về trời và cách cúng ông Táo về trời để có một năm mới thuận lợi nhé!

*

Ý nghĩa tục đưa ông Táo về trời

Theo truyền thuyết dân gian, ông Táo là vị thần quan sát cai quản mọi hoạt động của gia chủ trong năm. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của gia đình đó. Quan trọng nhất, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, những điều dơ bẩn, bảo vệ sự bình an cho gia đình bạn.

Bạn đang xem: Lễ cúng đưa ông táo về trời

*

Chính vì thế, phong tục cúng ông Táo về trời hay còn gọi là lễ đưa ông Táo về trời mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sung túc hơn. Bên cạnh đó cũng có ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Lễ vật cúng ông Táo gồm những gì?

*

Lễ vật cúng ông Táo về trời thông thường bao gồm: 

3 chiếc mũ ông Táo trong đó có hai mũ Táo ông và một mũ cho Táo bà. Hai chiếc mũ cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn còn mũ cho Táo bà thì không.3 bộ áo.3 bộ quần áo, hài.Tiền vàng.Hương, nến.Loa tươi.

Cách cúng ông Táo về trời khác nhau theo từng miền

*

Tùy theo từng vùng miền mà lễ vật cúng ông Táo về trời có phần khác nhau:

Miền Bắc: Tập tục này gắn liền với truyền thuyết “cá chép hóa rồng”. Theo truyền thuyết thì cá chép sau khi vượt vũ môn sẽ hóa thành Rồng và đưa ông Táo về trời. Hình thức cúng một con cá chép còn sống, thả trong chậu nước sạch với ngụ ý thăng tiến trong cuộc sống và gặp may mắn.Miền Trung: Người ta cúng một con ngựa bằng trang trọng xinh đẹp bằng giấy với yên, cương đầy đủ để ông Táo phi ngựa về trời.Miền Nam: Lễ cũng ông Táo về trời thường đơn giản hơn, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy. Cũng có thể là cá chép được nghệ nhân vẽ và làm bằng giấy. Sau khi cúng xong, họ sẽ đốt cùng với bộ mũ áo.

Mâm lễ ông Táo bao gồm những món ăn gì?

Những món ăn trong mâm lễ vật cúng ông Táo về trời được chế biến cầu kỳ, chu đáo. Có gia đình cúng mâm chay và cũng có gia đình cúng mâm mặn.

*

Đối với mâm cơm chay, thường sẽ có mâm ngũ quả với các loại trái cây tươi ngon, những món ăn canh, kho xào chay từ rau, đậu hũ... trầu cau và trà bánh. Đối với mâm cơm mặn thường có những món như: xôi, giò, 5 lạng thịt vai, những món xào, món từ măng, nấm, gà luộc...

Địa điểm để bày mâm lễ cúng ông Táo?

Theo truyền thống từ xa xưa, ông Táo là vị thần cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Cũng chính vì vậy có quan điểm rằng bàn thờ ông Táo thường được đặt trong bếp, có thể đặt phía trên bếp hoặc bên cạnh bếp. Theo đó, mâm lễ cúng ông Táo về trời cũng sẽ được đặt trong bếp.

*

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nên cúng dưới bếp mà thay vào đó nên cúng trên gian bàn thờ gia tiên. Ngày nay các gia đình thường bày hai mâm cơm. Một trong bếp và một nơi bàn thờ gia tiên. Tùy vào tính chất gia đình, vị trí nhà cửa, các bạn có thể cân nhắc về vị trí cúng.

Thời gian tốt nhất để đưa ông Táo về trời là khi nào?

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Táo cần phải tiến hành phải tiến hành trước 12h ngày 23 tháng Chạp Âm lịch để đúng giờ tốt. Tuy nhiên các gia đình có thể lựa chọn cúng vào buổi trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp nếu không có điều kiện về thời gian.

Những kiêng kỵ trong cách cúng ông Táo về trời?

1. Không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau 12 giờ trưa ngày 23

Sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời và bẩm báo lại tình hình với Ngọc Hoàng. Lễ cúng ông Táo về trời cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

2. Thả cá chép không được ném cá từ trên cao xuống

*

Trong ngày 23, cá chép tượng trưng cho thần linh chính vì vậy các gia đình nên thả cá từ từ xuống nước một cách nhẹ nhàng và nâng niu nhất để cá có thể sống được. Tuyệt đối không được đứng từ trên cao như trên cầu, ném cá chép xuống sông sẽ mất đi ý nghĩa thiêng liêng.

3. Không nên cầu tiền tài

Theo một số quan điểm, khi cúng ông Táo, không nên xin vật chất tiền tài. Bởi vì cúng Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân những điều bình an.

4. Một số món ăn kiêng kỵ không nên dâng lên ông Táo

Một số món ăn không nên dùng để cúng ông Táo như: vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó...nên tránh ra trong ngày này.

Phía trên là những thông tin cơ bản về tục lệ, nghi lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp. Hãy sắp xếp và lên kế hoạch trước nếu bạn quá bận rộn để có thể làm tốt nhất, bày tỏ lòng thành kính nhé! Chúc các bạn thành công và có một năm mới vạn sự như ý!


Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo Sau đây là gợi ý một số lễ vật và món ăn cho mâm cỗ truyền thống cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp hằng năm, cầu mong quanh năm ấm no và hạnh phúc.
*
Cách bảo quản bánh chưng, bánh tét Tết lâu mốc và ôi thiu đến tận 10 ngày Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh được sử dụng xuyên suốt một thời gian Tết, lại làm từ những nguyên liệu tự nhiên không chất bảo quản cộng với thời tiết khi vào Tết nên bánh rất dễ ôi thiu hoặc nấm mốc. Đừng lo lắng, hãy cùng tham khảo những mẹo bảo quản bánh chưng và bánh tét không hư hỏng đến tận 10 ngày nhé!
*
Mẹo dọn nhà sạch bong từ trong ra ngoài để ngày Tết của bạn thật nhẹ nhàng Trong những ngày giáp Tết, với một khối công việc bận bịu, chỉ cần nghĩ đến việc phải dọn dẹp cả một căn nhà bạn đã phải lắc đầu ngán ngẫm. Làm thế nào để có thể dọn dẹp nhà cửa đón Tết một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trong khi bạn không có nhiều thời gian? Đừng vội lo lắng, hãy cùng nhau điểm qua những mẹo dọn nhà đón Tết sau nhé, chúng sẽ rất có ích đấy!

Ngày 23 tháng Chạp theo tập tục dân gian là ngày cúng ông Táo , ông Công. Mỗi gia đình thường chuẩn bị con cá chép, mâm cúng để đưa ông Táo về trời. Vậy ý nghĩa của tập tục này là gì?


Ngày 23 tháng Chạp – cúng ông Công ông Táo được xem là cột mốc đánh dấu kết thúc một năm cũ, chuẩn bị chào đón Tết Nguyên Đán. Do đó, đến sát ngày này, khắp các chợ đều bày bán cá chép, vàng mã cúng đưa ông Táo. Sau khi cúng xong, người Việt có thói quen phóng sinh cá xuống ao, hồ, kênh, rạch để ông Táo “cưỡi” về trời.

Tập tục này xuất phát từ đâu và có ý nghĩa thế nào trong đời sống của người Việt?

*

Mâm cúng tiễn ông Táo của một gia đình Việt

Diệu Ngân

Nguồn gốc ông Công ông Táo

Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ (TP.HCM) cho biết, tục đưa ông Táo về trời là văn hóa của Trung Quốc. Dân gian ta thường có câu:

Thế gian một vợ một chồng

Không như vua Táo hai ông một bà

Câu chuyện về sự tích ông Công ông Táo được tương truyền với nhau rằng, xưa kia có vợ chồng Trọng Cao – Thị Nhi ở với nhau lâu năm nhưng không sinh được con. Người xưa chưa rành về y học nên cho rằng việc vợ chồng không sinh được con là do người vợ là “gái độc”.

*

Nhiều gia đình chọn mua cá chép sống để phóng sinh sau khi cúng

độc lập

Càng mong mỏi có con, Thị Nhi càng cảm thấy oan ức. Dần dà, cuộc sống hai vợ chồng nảy sinh những mâu thuẫn, ban đầu là những lời cãi vã, nhưng sau đó mâu thuẫn đến đỉnh điểm, Trọng Cao đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ nên Thị Nhi đau đớn bỏ nhà ra đi.

Thị Nhi ra đi với mong muốn chồng có cảm giác hối hận rồi đi tìm mình về. Nhưng mãi vài hôm sau Trọng Cao mới bắt đầu đi tìm vợ. Ngày này qua tháng khác, Thị Nhi cũng lưu lạc rồi gặp Phạm Lang và nên duyên vợ chồng. Một thời gian lang bạt tìm vợ, Trọng Cao như một người ăn xin nay đây mai đó.

Tình cờ một ngày, Trọng Cao đến xin đúng nhà của Thị Nhi. Gặp lại nhau, cả hai rơm rớm nước mắt, Thị Nhi thấy bản thân có lỗi vì chuyện không có gì cũng bỏ nhà đi, lấy người khác làm chồng nên xin Trọng Cao tha thứ. Trọng Cao gặp vợ cũng mong vợ bỏ qua lỗi lầm, hai người ôm nhau say đắm thì Phạm Lang về.

*

Các quầy hàng bán cá chép thường nhộn nhịp từ chiều 22 tháng Chạp

độc lập

Thị Nhi hoảng loạn xúi chồng cũ chui vào đống rơm núp tạm, vì đi nhiều ngày không ăn không uống nên Trọng Cao vào trốn thì ngủ say. Phạm Lang về đến nhà được hàng xóm yêu cầu bán tro, ông bèn đốt đống rơm để lấy tro bán. Lúc này, do ngủ say nên Trọng Cao chết cháy. Nhìn đống rơm cháy phừng phực, Thị Nhi cảm mình có sống cũng không còn ý nghĩa nên lao vào đống rơm chết theo, Phạm Lang nghỉ không hiểu chuyện gì, cũng nghĩ chỉ còn lại một mình thì không thiết tha sống nên ông cũng nhảy vào đống rơm cùng chết.

Sự kiện này được các thần linh báo với Thượng Đế nên Thượng Đế ra lệnh cho một bà, hai ông được làm thần Táo trong mỗi gia đình. Qua đó, một bà hai ông lúc nào cũng được nhớ đến bằng bếp lửa hằng ngày tạo cơ hội cho họ hàn gắn với nhau. Ý nghĩa qua câu chuyện này là để các gia đình có vợ có chồng sống bên bếp lửa biết quý trọng hạnh phúc mình đang có, qua đó vun vén, xây dựng gia đình.

Ngày 23 tháng Chạp có ý nghĩa thế nào trong Phật giáo?

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, tục đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp có ý nghĩa ban đầu là sau 1 năm ở dương gian, ông Táo về Thiên đình, trình báo các việc tốt hoặc chưa tốt của một hộ gia đình lên Ngọc Hoàng để Ngọc Hoàng phán quyết tội hay phúc cho gia đình đó vào năm sau.

*

Người Sài Gòn phóng sinh cá chép tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

độc lập

Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Nhật Từ nhấn mạnh, trong văn hóa Phật giáo không có ai xử phạt chúng ta từ cõi thiên đường qua Thượng Đế hay các thần linh. Các hành vi của chúng ta bị luật pháp giám sát, nếu có gì trái với quy định của luật pháp thì chúng ta phải chịu phán quyết của tòa án. Ngoài ra, chúng ta không phải chịu bất cứ những gì được xem như năng lực siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài.

“Đối với Phật giáo, ngày 23 tháng Chạp không có ý nghĩa gì cả, những chùa ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, tăng hoặc ni ở trong ngôi chùa đó nhân dịp này nghỉ tu tập, tập trung dọn dẹp vệ sinh, bày trí trang trí hoa xuân, cảnh tết để ngày 30 tháng Chạp làm lễ giao thừa. Đó là thời khắc theo văn hóa Phật giáo là Đức Phật Di Lặc ra đời để mở đầu cho một ngày mới của tháng mới, năm mới theo âm lịch, đặc biệt là nền văn hóa Phật giáo Đại Thừa”, Thượng tọa Thích Nhật Từ nói.

Cúng ông Công ông Táo thế nào?

Thượng tọa trụ trì chùa Giác Ngộ cho hay, tục cúng ông Công ông Táo ở nước ta có sự khác biệt ở cả 3 miền. Ở miền Bắc, khoảng từ 17 tháng Chạp mọi người đã bắt đầu cúng ông Táo, kết thúc vào ngày 23.

*

Mâm cúng ông Công ông Táo của một gia đình ở TP.HCM

dũng linh

Ngày cúng đưa ông Táo về trời thường gắn liền với việc phóng sinh cá chép vì người miền Bắc nghĩ con cá chép có sức mạnh, có thể hóa long vượt vũ môn bay về trời, đó là cách ngắn nhất để ông táo có mặt trên thiên đình để báo những việc xảy ra trong gia đình trong 1 năm.

Thượng tọa Thích Nhật Từ chia sẻ: “Người ta mua cá bỏ trong bọc ni lông đứng trên cầu thả xuống vô tội vạ, nhiều con thả xa quá đạp vô thành cầu chết, có con vì độ cao bị trút xuống xong chết. Nhiều người thả luôn cả bọc ni lông, vậy là gây ô nhiễm môi trường, không biết bao nhiêu năm mới phân hủy xong. Chưa kể có nhiều người đã chờ sẵn ở những nơi nhiều người phóng sinh để bắt cá lại cho những mục đích tiêu thụ khác. Chúng ta thử tưởng tượng một nhà cứ thả vài con như vậy thì ông Táo chọn con cá nào để đi về...”.

Trong khi đó, ở miền Trung một số gia đình cúng ông Táo với con ngựa khỏe mạnh có dây đai, yên cương vững chắc để ông Táo phi về trời. Miền Nam thường cúng ông Táo theo bộ ba. Thường thấy nhất là ba chiếc nón, trong đó nón bên trái, bên phải có 2 hia tượng trưng cho 2 ông, nón giữa không có hia tượng trưng cho 1 bà. Mâm cúng ông Táo của người miền Nam thường có con gà cồ đang tập gáy.

“Tục cúng ông Công ông Táo ở ba miền khác nhau về hình thức, nhưng giống nhau ở chỗ người ta tin rằng thông qua việc cúng kính thì ông Táo được mua chuộc, lấy lòng. Do vậy, ông Táo sẽ báo trình Thượng Đế việc tốt của gia đình. Đây như một hình thức hối lộ để người ta không tố giác việc xấu của bản thân mình nên việc cúng kính đó là hình thức thôi”, trụ trì chùa Giác Ngộ nhận xét.

*

Người đi chợ thường mua 3 - 5 con cá chép hoặc mua theo ký để cúng ông Công ông Táo

độc lập

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, tập tục cúng ông Táo về trời là của Đạo Nho và hiện nay Đạo Nho gần như không còn hoạt động ở Việt Nam nữa, mà chỉ còn là một ý thức hệ triết học. Do đó, Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng cũng đã đến lúc chúng ta nên khép lại những gì thuộc về truyền thống văn hóa của Trung Hoa, không phải là gốc rễ tinh thần của người Việt. Những truyền thống, tập tục văn hóa nếu có tiếp thu thì chúng ta cần hết sức sàng lọc, những gì thuộc về mê tín không nên làm theo.

Từ đó, Thượng tọa Thích Nhật Từ khẳng định, việc cúng ông Táo vào tối 22 hay ngày 23 không quan trọng. Việc cúng ông Công ông Táo bằng cá chép thật hay cá giấy cũng không quan trọng.

Xem thêm: 35+ tranh tô màu chó cứu hộ chase cảnh sát, tô màu tranh cát chó cứu hộ chase cảnh sát

Sau cùng, nói về tục cúng ông Công, ông Táo, Thượng tọa Thích Nhật Từ nói: “Việt Nam chúng ta đang hướng tới chủ nghĩa pháp quyền để tạo ra công bằng xã hội mọi người trước luật pháp. Hình thức lấy lòng mua chuộc đó nếu có đi nữa cũng không phải là điều tốt ở cả phương diện văn hóa, luật pháp, đạo đức. Hãy đề cao tính công bằng để ai làm tốt được thưởng, ai làm xấu thì bị phạt”.