Trang chủ Blog Cẩm nang gia sư Tổng hợp các ứng dụng của Công nghệ thông tin mang lại cho giáo dục
Lê Hồng Hạnh

Trong hệ thống giáo dục phương Tây, việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giáo dục không còn là điều mới mẻ hay xa lạ nữa, bởi họ nhận biết được tầm quan trọng của Công nghệ thông tin trong mọi môn học. Với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục quản lý con người. Tại Việt Nam việc áp dụng Công nghệ này đã được triển khai trong chương trình giáo dục.

Bạn đang xem: Những ứng dụng của tin học trong giáo dục


1. Khái niệm về công nghệ thông tin

Chúng ta có thể thấy được rằng sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin trên thế giới đã đạt tới ngưỡng cửa rất cao khi mà nó hỗ trợ cho đất nước bạn phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước, giáo dục một cách toàn diệ, ở
Việt Nam ứng dụng của lĩnh vực khoa học này và trong đời sống cũng ngày trở nên phổ biến hơn, chúng ta sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp, dùng công nghệ thông tin để truyền tải các thông điệp, phát triển truyền thông và đương nhiên vai trò của công nghệ thông tin đối với ngành giáo dục là không thể phủ nhận.

Công nghệ thông tin là một ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin

Nhưng ở Việt Nam, Công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa như sau: Là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại-chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông-nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

2. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với giáo dục

Với sự phát triển nhanh chóng của các mạng khoa học công nghệ, việc áp dụng kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về Công nghệ thông tin trong dạy học ở Việt Nam hiện nay đã trở thành hiện thực, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy học.

2.1. Trong quản lý

Đối với quản lý con người thì công nghệ thông tin cũng giữ vai trò hết sức quan trọng, ngày xưa chúng ta quản lý con người một cách thủ công bằng việc ghi chép bằng sổ sách, lưu trữ mọi thông tin qua giấy tờ, điều này gây ra rất nhiều khó khăn và tốn kém nhân lực, nhưng với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì tin học được đưa vào trong việc quản lý con người hiệu quả hơn dễ dàng hơn, chính xác hơn.

- Cung cấp thông tin cho cán bộ giáo viên

- Quản lý điểm của học sinh

+/ Nhập điểm: Thay vì quản lý điểm bằng các cuốn sổ điểm như trước thì hiện tại, chỉ cần nhập điểm vào phần mềm máy là gì.

+/ Khái thác của tiện ích của phần mềm quản lý trường học:

Đánh giá học sinh: tính điểm; thống kê kết quả của học sinh và kết quả giáo dục của giáo viên; trợ giúp tổ chức đánh giá học sinh

Sử dụng kết quả phần mềm quản lý trường học cho công tác quản lý của giáo viên

Trao đổi thông tin: của các cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh lãnh đạo các đơn vị trong và ngoài nhà trường.

2.2. Trong giảng dạy

Trong giáo dục người ta sử dụng các thiết bị thông tin, máy tính, mạng internet để tăng cường hiệu quả giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên, học sinh, giảng viên có thể sử dụng chúng như là một phương tiện để truyền tải kiến thức tới học sinh sinh viên hiệu quả hơn, ngược lại đối với những bạn học sinh hay sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học thì lại sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm những kiến thức cho mình, khám phá thế giới rộng lớn kết nối với bạn bè phục vụ cho công việc học tập nâng cao hiểu biết.

Chúng ta chỉ cần sử dụng nhữngphần mềm đã có sẵn trên hệ thống khi chúng ta cần nó để chấm công thì chỉ cấn liên kết với máy chấm công là chúng ta sẽ có những ngày công cho mọi người hay làđể lưu trữ hồ sơ con người, ghi chép điểm số, tính điểm trung bình hoặc mọi vấn đề về con người cần tới nó đều có thể sử dụng,khả năng lưu trữ của nórộng lớn hơnvà tìm kiếm dễ dàng.

- Cung cấp tư liệu

- Công cụ để soạn giảng: Giáo án bằng điện tử, bài giảng bằng điện tử

- Công cụ để đánh giá học sinh: kiểm tra qua mạng,…

2.3. Trong việc tự học

- Học trực tiếp

- Học qua các phần mềm giáo dục

- Đọc các sách, tài liệu,…

3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục Việt Nam

Ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giáo dục quản lý dạy và học có rất nhiều hiệu quả, việc áp dụng công nghệ này không chỉ là ngày một ngày hai mà nó là sẽ được áo dụn lâu dài và cũng không dễ dàng, do vậy đòi hỏi năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên phải hiểu sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.

Chính vì thế mà cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc quản lý và dạy họcđể có mang lại những hướng tốt nhất cho giáo dục

3.1. Đối với nhà trường

- Công tác chỉ đạo

Ngay từ đầu năm học, nhà trường cần xây dựng kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy của đơn vị mình, bên cạnh đó còn phải triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ công nhân viên để họ nắm bắt được kế hoạch, trên cơ sở đó mỗi tổ, mỗi cá nhân sẽ có kế hoạch dạy và học của riêng mình trong năm học đó, ngoài ra nhà trường cần làm tốt công tác giám sát, kiểm tra việc ứng dụng Công nghệ thông tin của đơn vị mình theo từng giai đoạn, từng học kỳ có hiệu quả không, từ đó để điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho việc giảng dạy.

- Cơ sở vật chất

Nhà trường có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, huy động nguồn lực của xã hội để tăng cường đầu tư mua thêm các trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy học, củng cố nâng cấp hệ thống máy tính đang sử dụng, nghiên cứu, lắp đặt hệ thống mạng không dây, Wifi nội bộ của nhà trường để phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy được thuận lợi hơn, khuyến khích cán bộ giáo viên, nhân viên sử dụng các trang thiết bị cá nhân của mình khi cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo.

Bên cạnh đó cần phải có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị thiết yếu thường xuyên sử dụng như: hệ thống máy tính làm việc, máy chiếu đa năng, duy trì và thường xuyên cập nhật phần mềm diệt vi rút có bản quyền để đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động ổn định và nâng cao tính bảo mật.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiểu về Công nghệ thông tin, khuyến khích, hỗ trợ cán bộ giáo viên nhân viên tham gia học tập, cử cán bộ giáo viên tham gia đầy đủ tất cả các chuyên đề, khóa học bồi dưỡng Công nghệ thông tin hàng năm do ngành tổ chức.

Sau quá trình bồi dưỡng đào tạo đó, giáo viên cần phải triển khai lại tới toàn bộ cán bộ nhân viên trong nhà trường, cần phải chủ động lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho một số cán bộ giáo viên cốt cán của nhà trường để quản lý cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức chuyên đề về ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy theo từng đối tượng để họ luôn được trau dồi kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin trong quá trình ứng dụng.

- Xây dựng kho tài liệu về Công nghệ thông tin trong nhà trường

Với kế hoạch này khuyến khích các cán bộ nhân viên trong trường sáng tạo các sản phẩm Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ phục vụ trong việc quản lý và giảng dạy như soạn giáo án điện tử, khai thác tư liệu, trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm dạy học thông qua các diễn đàn giáo dục, các chuyên đề dạy học của ngành hoặc của nhà trường. Bên đó cũng khuyến khích việc xây dựng nguồn học liệu mở, ngân hàng đề kiểm tra theo từng bộ môn.

- Khai thác hệ thống website, hòm thư điện tử của nhà trường

Duy trì và phát huy vai trò tính hiệu quả tính cập nhật của hệ thống website, hòm thư điện tử của nhà trường để thực hiện việc chia sẻ thông tin quản lý chuyên môn, sổ liên lạc điện tử với phụ huynh học sinh, việc này sẽ được thiết lập trên một hệ thống nhắn tin nội bộ của nhà trường tới tất cả cán bộ nhân viên phục vụ cho công tác quản lý, mỗi một cá nhân đều phải đăng ký và sử dụng một hòm thư điện tử của mình nhằm mục đích chia sẻ, trao đổi, cập nhật, lưu trữ thông tin từ xa

Thường xuyên khai thác cập nhật những thông tin cần thiết quan trọng có liên quan đến công tác quản lý, giảng dạy của nhà trường, những thành tựu Công nghệ thông tin mới, những sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp để mọi người có thể tham khảo và chọn lọc áp dụng vào vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất.

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả những phần mềm của ngành

Khai thác, sử dụng các phần mềm theo quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT trong việc quản lý và dạy học, thường xuyên cập nhật, lưu trữ thông tin đầy đủ, chính xác như phần mềm quản lí nhân sự PMIS; hệ thống quản lí chất lượng giáo dục trực tuyến EQMS; hệ thống thông tin giáo dục Eschool, hệ thống thông tin phổ cập giáo dục – chống mù chữ ESCI…

3.2. Đối với giáo viên

Giáo viên là người thực hiện công việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, để việc ứng dụng Công nghệ thông tin của mỗi giáo viên vào công tác giảng dạy có hiệu quả, người giáo viên cần thực hiện một số công việc sau:

Có kế hoạch chủ động, tích cực tham gia các khóa học bồi dưỡng về Công nghệ thông tin, kiến thức cơ bản hay nâng cao về tin học do ngành hay nhà trường tổ chức để có thể tự chủ trong việc soạn, giảng các bài giảng điện tử hoặc bài giảng e-learning cũng như sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin một cách thành thục như: máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, máy quay phim, chụp ảnh và một số thiết bị về âm thanh, ánh sáng.

Thường xuyên cập nhật thông tin để nắm bắt được những chỉ đạo chung của ngành, của nhà trường từ đó chủ động trong công tác giảng dạy cũng như những công việc được nhà trường phân công, tham gia các lớp học trực tuyến của các diễn đàn về Công nghệ thông tin để học hỏi trao đổi kinh nghiệm về công tác giảng dạy nói chung và công tác ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc quản lý nói riêng.

Mỗi thầy,cô giáo cần phải chủ động xây dựng cho mình các bài giảng điện tử, bài giảng e-learning để có cách dạy mới cũng như các em học sinh sẽ có cách học mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Chủ động xây dựng kho học liệu cá nhân, việc tự xây dựng cho mình một kho tài liệu cá nhân là rất quan trọng bởi lẽ kho tài liệu cá nhân này chính là một tủ sách của mỗi người để khi cần đến thông tin nào, dữ liệu nào thì có thể mở ra nó xem.

3.3. Đối với nhân viên

Đội ngũ nhân viên mặc dù không phải là người trực tiếp đứng lớp như giáo viên nhưng họ cũng tham gia một số công việc có liên quan đến ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy của nhà trường như: công tác tài chính, quản lý thiết bị, thư viện do vậy để có thể hoàn thành tốt công việc được giao, mỗi nhân viên cần phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:

Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, ngoài ra cần phải có sự hiểu biết căn bản về tin học và kỹ năng về Công nghệ thông tin để có thể ứng dụng một cách có hiệu quả vào vị trí công việc mình phụ trách.

Những thành tựu kiến thức về Công nghệ thông tin thay đổi liên tục theo thời gian nên để không bị thụ động, mỗi nhân viên đều phải có kế hoạch tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ nhất định về tin học và kỹ năng thực hành Công nghệ thông tin.

Việc nhân viên không phải có nhiệm vụ đứng lớp, nhưng vẫn phải sử dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý trong nhà trường đã có những bước chuyển biến rõ rệt như: công tác cập nhật, xử lý thông tin hai chiều giữa nhà trường và cấp trên được thường xuyên kịp thời việc sử dụng các phần mềm theo quy định của ngành khoa học, chính xác, đảm bảo thời gian quy định, số bài giảng điện tử của giáo viên đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

3.4. Đối với học sinh

Đối tượng thứ hai được hưởng lợi trực tiếp từ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đó chính là học sinh, trước đây học sinh phải học theo phương pháp nghe đọc và ghi chép việc áp dụng công nghệ thông tin học sinh sẽ có nhiều cơ hội tương tác với giáo viên để cải thiện được những quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình điều này không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học.

Bên cạnh đó việc được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin trong lớp học còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cũng như tin tức cho bài học của các em.

Trên đây là bài viết chia sẻ các những ứng dụng của công nghệ thông tin vào giáo dục, chúc bạn đọc hiểu thêm về nó.

Products View
Board LED Monitors Projectors Commercial Display Solutions Resources Support

A Modern Learning Space for a New Generation of Athletes-View
Sonic Display enhance Australia’s First University Backed Esports Program


*

*

*

Việc sử dụng ứng dụng công nghệ trong dạy học đang trở nên phổ biến và trở thành lợi thế khi đánh giá một cơ sở giáo dục. Trong bài viết dưới đây, View
Sonic sẽ làm rõ 5 ứng dụng chính của việc công nghệ hóa giáo dục, từ đó có thể vận dụng tốt vào đào tạo, giảng dạy.


1. Ứng dụng công nghệ trong dạy học là gì?

Ứng dụng công nghệ trong dạy học là việc sử dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào giáo dục, giúp người học giữ vai trò chủ động hơn. Điều này đã làm thay đổi cách giáo dục một chiều truyền thống, không còn tình trạng giáo viên luôn là người giảng và đặt câu hỏi, còn trò chỉ trả lời và ghi chép một cách máy móc.

Ví dụ:

Cách sử dụng truyền thống: Ứng dụng trình chiếu Power
Point, sử dụng máy chiếu, kết hợp đa phương tiện vào bài giảng,…Cách ứng dụng mới: Dạy học qua nền tảng lớp học ảo, các khóa học trực tuyến, sử dụng tính năng bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard, trang bị màn hình tương tác thông minh trong lớp học,…
*

Sử dụng màn hình tương tác thông minh là một hướng ứng dụng công nghệ trong giáo dục mới.


Có thể thấy việc ứng dụng công nghệ, lớp học đã ngày càng sinh động, thu hút sự chú ý của người học hơn. Tiếp theo, bạn hãy làm quen với một số ứng dụng công nghệ phổ biến hiện nay.

2. Một số ứng dụng công nghệ trong dạy học phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều hình thức ứng dụng công nghệ vào giáo dục, trong đó bạn sẽ thường xuyên bắt gặp các hướng phát triển chính sau:

2.1 Ứng dụng xây dựng bài giảng

Ứng dụng công nghệ trong dạy học này giúp người dạy có thể chuẩn bị bài giảng nhanh chóng qua các mẫu bài giảng có sẵn, đồng thời tận dụng được nhiều nguồn tài nguyên như video, hình ảnh, tài liệu điện tử,… Nhờ đó giúp thu hút người học và nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Các ứng dụng giúp xây dựng bài giảng phổ biến hiện nay là:

Powerpoint: Powerpoint là phần mềm đã được sử dụng từ lâu, cho phép người dùng soạn thảo trên những mẫu đồ họa có sẵn hoặc tự sáng tạo. Bài giảng sẽ dễ dàng tích hợp các video, hình ảnh,… giúp minh họa trực quan hơn và thu hút người học.Canva: Canva chứa những mẫu đồ họa có sẵn thuộc nhiều chủ đề khác nhau, đồng thời cũng có video, hình ảnh, GIF,… để minh họa cho bài giảng. Người dùng có thể lưu trữ bài giảng ngay trên Canva hoặc tải về máy dưới dạng Powerpoint.

Dưới đây là một bài giảng thú vị được tạo trên nền tảng my
View
Board:

2.2 Ứng dụng sử dụng công nghệ trong quản lý lớp học

Ứng dụng quản lý lớp học giúp thống kê điểm số, đánh giá sự tiến bộ của từng học viên và phân chia nhóm, quản lý mức độ tham gia của người học. Các ứng dụng quản lý lớp học nổi bật hiện nay là:

Schoology: Phần mềm cho phép xây dựng hồ sơ, quản lý bài giảng của người dạy cũng như bài tập của người học. Ngoài ra, Schoology còn tạo một mạng xã hội giúp người dạy và người học chia sẻ kiến thức, kỹ năng và tương tác với nhau ngoài lớp học.Moodle: Hệ thống này giúp gửi thông báo từ trường đến người học nhanh chóng. Bên cạnh đó còn cung cấp các tính năng như thống kê điểm số, giao bài tập, đăng tải bài học, tạo bài thi, bài điều tra, khảo sát,…my
View
Board
: my
View
Board là một nền tảng quản lý giúp đánh giá mức độ tham gia của từng người học, có khả năng chia nhóm để người học trao đổi, thảo luận với nhau. Ngoài ra, người học có thể giơ tay mỗi khi muốn phát biểu, hệ thống sẽ gửi thông báo đến người dạy.
*

Người dạy có thể chia nhóm để người học trao đổi, làm bài tập với ứng dụng my
View
Board.


2.3 Ứng dụng tổ chức thi và chống gian lận thi cử

Hiện nay, nhiều buổi kiểm tra được tổ chức trực tuyến khiến giám thị khó khăn giám sát được người học, vì vậy cần sự hỗ trợ của các phần mềm chống gian lận. Những phần mềm thường dùng hiện nay là:

Edu
Now:
Edu
Now sử dụng camera quét khuôn mặt và chứng minh thư để xác nhận danh tính của người thi. Sau đó yêu cầu quét camera 360 độ để tránh trường hợp có người hỗ trợ.

Trong quá trình sử dụng công nghệ trong dạy học để kiểm tra, phần mềm sẽ kích hoạt Mic để thu âm quá trình thi, khóa hoàn toàn tính năng sao chép và mở tab mới, nếu có sai phạm thì người thi sẽ nhận được thông báo cảnh cáo từ hệ thống.

Azota: Đây là một phần mềm giúp chấm điểm và trả bài trực tuyến, ngoài ra còn được trang bị tính năng giám sát tự động. Nếu phát hiện người thi chuyển tab, phần mềm sẽ thông báo và ghi lại số lần thoát khỏi trang thi của người học và gửi đến cho giám thị gác thi.
*

Phần mềm Edu
Now theo dõi và cảnh cáo khi người học vi phạm quy chế thi trực tuyến.


2.4 Sử dụng thiết bị công nghệ thông minh

Các thiết bị thông minh đang dần được sử dụng nhiều trong lớp, giúp tăng độ tương tác với người học và tính trực quan của bài giảng, các công cụ thường gặp là:


*

Màn hình tương tác thông minh cho phép người dạy vẽ, viết, chèn tệp tin, hình ảnh,… để minh họa cho bài giảng.


2.5 Ứng dụng lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin

Ứng dụng công nghệ trong dạy học như lưu trữ dữ liệu và chia sẻ thông tin giúp tạo một kho tài liệu chung cho cả lớp. Ở đây, người dạy có thể tải lên tài liệu, bài giảng, ghi hình bài giảng,… Các nền tảng thường dùng là:

Google Drive: Nền tảng cho phép người dùng tải tệp lên, sắp xếp dưới dạng các thư mục và có thể tìm kiếm dễ dàng thông qua việc nhập tên tài liệu trên thanh tìm kiếm.

Ngoài ra, nền tảng cho phép thiết lập chế độ chia sẻ, người dùng có thể chọn chia sẻ cho những email cố định, chia sẻ cho một tổ chức hoặc cho bất cứ ai có được đường link.

One
Drive:
Đây là một nền tảng lưu trữ của Microsoft, cho phép người dùng máy vi tính tải và đồng bộ các tệp tin trong máy lên điện toán đám mây.Free
Commander:
Ứng dụng cho phép đồng bộ dữ liệu máy tính và quản lý dễ dàng dưới dạng cây, hỗ trợ cho nhiều dạng file khác nhau, đặc biệt xử lý tốt file nén.

Trên đây là những ứng dụng thường gặp của việc sử dụng công nghệ trong lớp học. Tiếp theo, hãy cùng điểm qua một số thuận lợi và khó khăn của xu hướng này nhé!

3. Thuận lợi khi sử dụng công nghệ trong dạy học

Công nghệ cho phép người dạy xây dựng bài giảng và quản lý lớp học tốt hơn, nhờ đó đạt được những thuận lợi như:

3.1 Thu hút sự chú ý của người học

Bài giảng sẽ được thiết kế trực quan và sinh động hơn, nhờ đó người học có thể dễ dàng liên hệ với thực tế và bị cuốn hút vào bài học. Qua đó, người học sẽ chủ động hình dung và ghi nhớ nội dung bài, đồng thời tham gia tương tác, xây dựng bài, giúp hiểu bài học tốt hơn.

3.2. Tăng sự tương tác giữa người dạy và người học

Người dạy và người học không còn chỉ gặp được nhau trong những buổi học trên lớp mà có thể trao đổi qua diễn đàn, nhóm lớp,… Khi bài giảng trên lớp được thiết kế thú vị sẽ giúp người học thường xuyên tương tác hơn, từ đó người dạy cũng có thể truyền tải tốt hơn.

3.3. Phù hợp với nhiều phong cách học tập

Việc ứng dụng công nghệ sẽ hỗ trợ những nhóm người học đặc biệt có thể học bằng nhiều phương thức khác nhau mà không còn bị gói gọn trong việc học văn bản từ sách giáo khoa.

Ví dụ: 

Phong cách học bằng thị giác: Những bài giảng có tính trực quan và thu hút thị giác sẽ giúp nhóm người này ghi nhớ lâu hơn, nhờ đó có thể hiểu và sử dụng kiến thức hiệu quả hơn.Phong cách học bằng xúc giác: Học bằng xúc giác có nghĩa là tiếp thu kiến thức nhanh hơn nếu được thực hành, hiện nay đã có công cụ găng tay xúc giác có thể hỗ trợ nhóm người này, nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi.

Dù vậy, người học có thể ghi nhớ tốt hơn thông qua việc thao tác trên màn hình tương tác thông minh, giúp hiểu được hình dạng và cách vật thể vận hành qua các khối hình 3D.

Phong cách học bằng thính giác: Người học bằng thính giác sẽ ghi nhớ tốt hơn nếu được nghe nội dung học lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy tính năng ghi màn hình lại buổi học rất có ích cho nhóm này, họ có thể nghe và nghiền ngẫm đến khi hiểu được nội dung bài.

Nhìn chung, công nghệ có thể tích hợp nhiều tính năng và tạo ra các cách tiếp cận mới, linh hoạt và cá nhân hóa hơn, những công nghệ này vẫn sẽ phát triển trong tương lai.

Một ví dụ về công nghệ tích hợp nhiều tính năng là nền tảng my
View
Board, nền tảng hỗ trợ cung cấp video, hình ảnh, GIF,… để người học có thể hình dung tốt hơn các thao tác, hình dạng thực tế. Đồng thời cho phép xây dựng các khối hình 3D và xoay được theo nhiều góc độ để người học quan sát rõ ràng, trực quan hơn. Ngoài ra, người dạy còn có thể thiết kế trò chơi để tăng hứng thú của người học.

Bạn có thể hình dung rõ hơn về khả năng thu hút người học của nền tảng my
View
Board qua video dưới đây.

Giới thiệu giải pháp phần mềm giáo dục my
View
Board

3.4. Khuyến khích khả năng hợp tác trao đổi, chia sẻ kiến thức/kinh nghiệm

Với công nghệ, người học và người dạy có thể cùng tham gia các diễn đàn, nhóm, lớp học tập để cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Ngoài ra, người học có thể trả phí để tìm hiểu những kiến thức mới từ các khóa học trực tuyến, những buổi workshop trực tuyến trong nước và thế giới,…

3.5. Giúp việc dạy và học không bị gián đoạn do các yếu tố như dịch bệnh, thời tiết.

Hiện nay, dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều cơ sở giáo dục buộc phải nghỉ học, dẫn đến gián đoạn trong việc dạy và học. Trong hoàn cảnh đó, hình thức học trực tuyến đã dần được ưu tiên để có thể tiếp tục hoạt động giảng dạy, theo đó việc ứng dụng công nghệ cũng ngày càng tăng mạnh.


4. Khó khăn khi sử dụng công nghệ trong dạy học

Các công nghệ ứng dụng trong giáo dục hiện nay đang phát triển không ngừng, điều này cũng gây ra một số sức ép như:

4.1. Nhiều người dạy gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ để thiết kế bài giảng

Người dạy sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để quen và sử dụng công nghệ mới thành thạo, đặc biệt là những ai ít tiếp xúc với công nghệ. Vì vậy, để thuận tiện thì cơ sở giáo dục nên lựa chọn những thiết bị và phần mềm đơn giản, dễ sử dụng để người dạy có thể tập trung hơn trong việc giảng dạy.

4.2. Yêu cầu người dạy cần có sự sáng tạo

Người dạy cần có sự sáng tạo để sắp xếp thứ tự giảng dạy sao cho thú vị và thiết kế bài giảng sinh động để thu hút được sự chú ý của người học. Ngoài ra người dạy còn cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu công nghệ và ứng dụng vào bài giảng, cho nên sẽ mất nhiều thời gian để chuẩn bị bài hơn cách học truyền thống.


4.3. Quản lý học sinh tập trung trong giờ học

Sử dụng công nghệ trong dạy học bằng hình thức học trực tuyến gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của người học vì nhiều người dạy vẫn sử dụng cách giảng dạy một chiều từ lớp học truyền thống, gây nhàm chán. Ngoài ra, người học không bị theo dõi sát sao như ở lớp sẽ dễ bị phân tâm bởi mạng xã hội, Tiktok, You
Tube,…


Như vậy, cơ sở giáo dục cần xây dựng mô hình giảng dạy sao cho khắc phục được những khó khăn của việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục. Để làm được điều đó, trước tiên cần giúp người dạy đạt được những kỹ năng dưới đây.

5. 4 kỹ năng người dạy cần trang bị khi sử dụng công nghệ trong dạy học

Để nắm được lợi thế trong xu hướng sử dụng công nghệ trong dạy học hiện nay, người dạy cần dành thời gian để tìm hiểu và phát triển những kỹ năng như:

Kỹ năng thành thạo tin học văn phòng: Người dạy cần soạn bài giảng, giáo án, bài tập,… trên những phần mềm soạn thảo. Vì vậy để nâng cao năng suất làm việc, người dạy cần học được các thao tác thường dùng của tối thiểu 3 ứng dụng là Word, Excel và Power
Point.Kỹ năng tìm kiếm thông tin: Mạng Internet chứa rất nhiều thông tin, tuy nhiên không phải thông tin nào cũng đúng và phục vụ được mục đích tìm kiếm. Vì vậy, người dạy cần trang bị các kinh nghiệm về việc xác định nguồn thông tin tin cậy, xác định chủ đề, nội dung tìm kiếm và từ khóa tìm kiếm hiệu quả nhất.Kỹ năng ứng dụng thiết bị công nghệ vào giảng dạy: Người dạy cần làm quen với các thiết bị công nghệ mới trong phòng học như màn hình tương tác thông minh, máy chiếu,… để có thể thuận tiện sử dụng và truyền tải tốt nội dung bài học.

Xem thêm: Cách Xuất File Pdf Trong Cad Sang Pdf Và Word Chuẩn Xác!, Cách Xuất File Cad Sang Pdf Đơn Giản

Khả năng sáng tạo: Để tạo ra những bài giảng thú vị thì cần có sự sáng tạo của bản thân người dạy, cho nên có thể nâng cao khả năng này bằng cách tham khảo thêm từ nguồn Internet, tham khảo ý kiến người khác,…

Hy vọng thông qua bài viết, người đọc đã nắm được những ứng dụng chính của việc sử dụng công nghệ trong dạy học. Qua đó có thể tìm cho mình một phương hướng để cải tiến chất lượng giảng dạy, đón đầu và giành được nhiều lợi thế từ xu hướng này.