Thị trường chứng khoán là nơi các hoạt động phát hành, mua bán, giao dịch chứng khoán được diễn ra. Dựa theo thời hạn luân chuyển vốn, có 2 loại chính của thị trường chứng khoán đó là thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp. Đây đều là những khái niệm căn bản nhất khi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường chứng khoán mà bất cứ nhà đầu tư nào muốn tham gia vào thị trường này cần nắm vững. Trong bài viết này hãy cùng Take Profit tìm hiểu tổng quan kiến thức về thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp, qua đó giúp nhà đầu tư mới nắm được thị trường chứng khoán sơ cấp là gì, thị trường chứng khoán thứ cấp là gì cũng như đặc điểm thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp như thế nào?

Thị trường chứng khoán sơ cấp

Để tìm hiểu thị trường chứng khoán sơ cấp là gì chúng ta sẽ bắt đầu với khái niệm thị trường chứng khoán sơ cấp, sau đó là đặc điểm thị trường chứng khoán sơ cấp, vai trò của thị trường chứng khoán sơ cấp, tiếp đó là chủ thể phát hành, phương thức phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng như thế nào?

Thị trường chứng khoán sơ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán sơ cấp hay còn gọi là thị trường phát hành hoặc thị trường cấp một, là nơi các loại chứng khoán lần đầu tiên được phát hành bởi các doanh nghiệp sau đó được bán ra thị trường với mục đích chính là huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho các doanh nghiệp hoặc cho chính phủ. 

Tại đây nhà phát hành chứng khoán có vai trò là người cần huy động vốn, còn người mua chứng khoán có vai trò là nhà đầu tư.

Bạn đang xem: Thị trường sơ cấp và thứ cấp ở việt nam

Đặc điểm thị trường chứng khoán sơ cấp

Một trong những đặc điểm thị trường chứng khoán sơ cấp cơ bản nhất đó là thị trường này không hoạt động liên tục, mà chỉ khi các doanh nghiệp phát sinh nhu cầu huy động vốn.

Giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp là cố định và được quyết định bởi nhà phát hành. Giá này sẽ được in ngay trên mã chứng khoán. Nhà đầu tư sẽ được mua trực tiếp cổ phiếu từ công ty phát hành. 

Ngân hàng sẽ đóng vai trò là chủ thể trung gian giữa các hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp.

Vai trò của thị trường chứng khoán sơ cấp

Thị trường chứng khoán sơ cấp có chức năng cung cấp hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Không chỉ huy động được nguồn vốn tiết kiệm từ nhỏ đến lớn của các hộ dân cư mà thị trường chứng khoán sơ cấp còn thu hút nguồn vốn to lớn từ các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong và ngoài nước và cả chính phủ. Từ đó tạo thành một nguồn vốn khổng lồ phục vụ hiệu quả cho nền kinh tế. Đây chính là chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán sơ cấp.

Hoạt động của thị trường chứng khoán sơ cấp cũng giúp tăng trực tiếp nguồn vốn cho nhà phát hành chứng khoán nhờ vào việc bán chứng khoán cho các nhà đầu tư. 

Qua đó có thể thấy thị trường chứng khoán sơ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tiền từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần sử dụng đồng thời thúc đẩy các khoản tiền tiết kiệm chuyển sang dạng đầu tư.

 

=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng của Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư dành cho các tài khoản mở mới trong tháng 6/2023. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://takeprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu

*

Chủ thể phát hành

Chủ thể phát hành hay nhà phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp chính là các doanh nghiệp, hoặc Chính phủ, hay chính quyền của các địa phương. Chính phủ hay chính quyền của các địa phương tham gia thị trường này với mục tiêu bán các trái phiếu để có nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách, hoặc huy động vốn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng hay hoạt động phúc lợi cộng đồng. Còn các doanh nghiệp tham gia thị trường này với nhu cầu huy động vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc bán các loại cổ phiếu và trái phiếu tự phát hành.

Chủ thể phát hành sẽ được nhận trực tiếp số tiền thu được sau khi bán được chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp. 

Phương thức phát hành

Phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp bao gồm 2 phương thức chính là: phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. 

Phát hành riêng lẻ: Là phương thức chào bán chứng khoán trong một phạm vi nhất định các nhà đầu tư với những điều kiện hạn chế và không được mở rộng ra toàn công chúng.

Phát hành ra công chúng: Là phương thức chào bán chứng khoán mở rộng ra toàn công chúng với những điều kiện và thời gian như nhau.

Chào bán chứng khoán ra công chúng

Thị trường chứng khoán thứ cấp

Về thị trường chứng khoán thứ cấp chúng ta cũng tìm hiểu lần lượt từ khái niệm thị trường thứ cấp là gì, đặc điểm của thị trường chứng khoán thứ cấp, vai trò của thị trường chứng khoán thứ cấp và cơ cấu của thị trường này ra sao:

Thị trường chứng khoán thứ cấp là gì

Thị trường chứng khoán thứ cấp là nơi các loại chứng khoán phát hành lần đầu tại thị trường chứng khoán sơ cấp sẽ được mua đi bán lại bởi các nhà đầu tư khác nhau trên thị trường chứng khoán. 

Đặc điểm của thị trường chứng khoán thứ cấp

Thị trường chứng khoán thứ cấp có đặc điểm là thị trường hoạt động liên tục thông qua các phiên giao dịch.

Các khoản thu từ bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán thứ cấp thuộc về các nhà đầu tư chứ không phải tổ chức phát hành.

Việc mua đi bán lại chứng khoán trên thị trường chứng khoán thứ cấp có thể nhằm phục vụ nhu cầu cất giữ tài chính, hoặc kỳ vọng thu được lợi nhuận từ mua bán chênh lệch giá, hay để nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm thông qua cổ tức, trái tức,...

Hoạt động của thị trường chứng khoán thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán đã được phát hành mà không làm tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán thứ cấp là không cố định mà phụ thuộc vào cung và cầu của loại chứng khoán được giao dịch. Các nhà đầu tư không được mua trực tiếp cổ phiếu từ công ty phát hành mà mua bán trao đổi lại với các nhà đầu tư khác trên thị trường.

Vai trò của thị trường chứng khoán thứ cấp

Thị trường chứng khoán thứ cấp có vai trò tạo điều kiện thuận lợi để việc mua bán lại những chứng khoán từ thị trường chứng khoán sơ cấp diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Thông qua thị trường chứng khoán thứ cấp, các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao hơn sau mỗi lần giao dịch, từ đó dễ tạo được sức hút với các nhà đầu tư. 

Ngoài ra, thị trường chứng khoán thứ cấp cũng là nơi định lại giá bán của các loại chứng khoán mà các tổ chức phát hành đã bán ra ở thị trường chứng khoán sơ cấp.

Nhờ những chức năng trên mà thị trường chứng khoán thứ cấp mặc dù không trực tiếp làm tăng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhưng vẫn giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển thị trường tài chính.

Cơ cấu trường chứng khoán thứ cấp

Các công ty môi giới là chủ thể trung gian thông qua mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán thứ cấp.

Thị trường chứng khoán thứ cấp có thể được tổ chức theo 2 cách: Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. 

Thị trường tập trung: Là nơi giao dịch các loại chứng khoán đã niêm yết được tổ chức một cách chặt chẽ.

Thị trường phi tập trung (OTC): Là nơi giao dịch các loại chứng khoán chưa niêm yết. 

 

*

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp có mối quan hệ nội tại. Trong đó, thị trường chứng khoán sơ cấp là cơ sở, tạo ra chứng khoán để lưu thông trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Còn thị trường chứng khoán thứ cấp là động lực để cả hai thị trường cùng hoạt động được hiệu quả.

Việc phân biệt giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp chỉ có tính chất tương đối. Thực tế rất khó để phân định được rõ ràng đâu là thị trường chứng khoán sơ cấp và đâu là thị trường chứng khoán thứ cấp. Bởi lẽ giao dịch của thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp diễn ra cùng nhau trên thị trường chứng khoán. Mặc dù vậy, việc phân định hai cấp thị trường đóng góp ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, đảm bảo sự vận hành ổn định của thị trường chứng khoán.

 

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là hai thị trường cùng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân. Sự khác biệt giữa hai thị trường này nằm ở quy trình huy động vốn. Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp những kiến thức nền tảng về thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp, hy vọng sẽ hữu ích cho quý bạn đọc để nắm vững thị trường hơn, làm tiền đề cho việc đầu tư chứng khoán hiệu quả.

 

Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, kiến thức về thị trường chính là nền tảng của việc đầu tư. Nhà đầu tư thông minh sẽ luôn học hỏi để nắm được cách mà thị trường hoạt động. Việc hiểu được cách vận hành và mối liên kết giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp giúp nhà đầu tư tự tin hơn trong việc lên kế hoạch đầu tư của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, sự liên kết và thực trạng của 2 loại thị trường chứng khoán này ở Việt Nam trong bài viết này.


Đặc điểm cơ bản của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán sơ cấp (Primary market) là nơi diễn ra giao dịch mua, bán các loại cổ phiếu mới phát hành. Thị trường này còn có tên gọi khác là thị trường phát hành, thị trường cấp một.

Các công ty có nhu cầu huy động vốn sẽ bán ra thị trường số cổ phần nhất định, mục đích nhằm tạo ra nguồn vốn cho công ty.

Sau khi giao dịch thành công, vốn của người mua sẽ được chuyển đến nhà phát hành. Nói cách khác, nhà phát hành huy động vốn bằng việc bán các loại chứng khoán mới phát hành cho các nhà đầu tư.

Ví dụ:Một công ty cần có thêm vốn để mở rộng kinh doanh, và phát triển dịch vụ. Thế nên, công ty quyết định bán ra 30% cổ phần (quyền sở hữu công ty). Con số 30% cổ phần này sẽ được bán ra dưới cái tên chứng khoán mới phát hành. Hoạt động mua, bán giữa nhà đầu tư và công ty được xem là giao dịch chứng khoán trên thị trường sơ cấp.

Thị trường thứ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán thứ cấp (Secondary market) là nơi mua, bán các loại chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Thị trường chứng khoán thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các cổ phiếu đã phát hành. Đây là nơi giao dịch giữa các chứng khoán đã phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại tùy thuộc vào mục đích riêng như tích lũy, đầu cơ,…

Sau khi các công ty bán chứng khoán mới phát hành. Loại chứng khoán này thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư và không còn là chứng khoán mới phát hành nữa.

Ví dụ:

Nhà đầu tư mua 30% chứng khoán do công ty A phát hành. Sau một thời gian, giá chứng khoán của A tăng mạnh. Nhà đầu tư quyết định bán cho một nhà đầu tư khác để lấy tiền chênh lệch.

Giao dịch buôn bán này được thực hiện thông qua trung gian là một công ty chứng khoán. Giao dịch này không tạo thêm vốn cho công ty vì 30% chứng khoán này do nhà đầu tư sở hữu. Việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư được diễn ra trên thị trường thứ cấp.

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Sự liên kết chặt chẽ giữa 2 loại thị trường

TTCK sơ cấp giữ một vị trí quan trọng trong sự vận hành của thị trường. Đây là cơ sở và tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của thị trường thứ cấp. Vì đó là nơi cung cấp chứng khoán như một dạng hàng hóa cho thị trường thứ cấp hoạt động.

Như vậy, nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có thị trường thứ cấp.

Cũng giữ một vị trí quan trọng không kém trong sự vận hành của thị trường. TTCK thứ cấp chính là động lực và điều kiện để thị trường cơ sở có thể phát triển.

Vậy nên, cả 2 loại thị trường đều không thể hoạt động nếu thiếu nhau. Mối liên kết chặt chẽ này được thể hiện qua các điều sau:

Thị trường thứ cấp làm tăng sự ưa chuộng của các nhà đầu tư đối với chứng khoán. Cùng với đó giúp họ giảm rủi ro. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng sàng lọc, lựa chọn và thay đổi danh mục đầu tư.Trên cơ sở đó, doanh nghiệp giảm được chi phí huy động và sử dụng vốn, làm tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp.Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty. Điều này giúp xác định giá cả của chứng khoán dựa vào giá trị công ty trên thị trường sơ cấp.Từ việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấp danh mục chi phí vốn với từng mức độ rủi ro khác nhau. Tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành, cũng như các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở.

Thực tế về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thị trường sơ cấp còn là một điều xa lạ đối với đa số nhà đầu tư. Do đó thị trường này hoạt động ít sôi nổi và người tham gia chủ yếu là các nhà quản lý.

Ngược lại, thị trường thứ cấp thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường. Đặc biệt là trong năm 2020 và 2021, lượng lớn tiền nhàn rỗi đổ vào TTCK, nơi mà nhà đầu tư có thể kiếm được tiền trong mùa dịch. Những năm gần đây, TTCK Việt Nam có những bước tiến đáng kể. Các nhà đầu tư F0 mở tài khoản, tham gia vào thị trường trong năm 2021 lên đến 956,081 tài khoản. Con số này giúp nâng lũy kế số tài khoản chứng khoán trong nước lên đến 3,68 triệu đơn vị. Đây là một tín hiệu tốt với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xem thêm: Cách tính nhẩm nhanh cho học sinh lớp 1, cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm trong 5 bước

Kết luận

*

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành thị trường. Cả 2 có mối liên kết chặt chẽ với nhau và cùng nhau tồn tại. Mặc dù TTCK Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế. Tuy nhiên cũng đã có những bước tiến rõ rệt trong giai đoạn năm 2020 – 2021. Tiềm năng sẽ còn tiến xa hơn, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường.