Bài 10

Hoà hợp vợ chồng :Triển nở trong tình yêu

Lòng mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả,hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.(1 Cr 13,7)

Với lờicam kết: “Anh (em) nhận em (anh) làm vợ (chồng) và hứa sẽ giữ lòng chung thuỷvới em (anh) khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúcmạnh khoẻ để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em)”, đôibạn chính thức trở thành vợ chồng.

Bạn đang xem: Tình yêu cần thiết cho hôn nhân như thế nào

Lời camkết khép lại thời kỳ đính hôn, đồng thời mở ra cánh cửa cho cuộc sống hôn nhânvà gia đình.

Trongđời sống hôn nhân và gia đình, việc tiếp tục vun xới cho tình yêu lứa đôi làmột việc rất quan trọng. Gia đình có được hạnh phúc hay không, chủ yếu là dohai vợ chồng có biết chăm sóc cho tình yêu thuở ban đầu, để tình yêu ấy dần dầntrở thành ân sâu nghĩa nặng, không bao giờ tàn phai.

Thếnhưng, làm sao để tình yêu dành cho nhau mỗi ngày một thêm triển nở? Làm sao đểsống lời cam kết ngày thành hôn được thêm sâu xa hơn? Để tình nghĩa vợ chồngngày càng thêm đậm đà và bền chặt, vợ chồng cần phải:

1. Tôntrọng nhau

Trongngày thành hôn, anh chị cầm tay nhau cam kết sẽ yêu thương và tôn trọng nhaukhông chỉ một năm, hai năm, năm năm, mà là “mọi ngày suốt đời”. Yêu thương vàtôn trọng phải đi đôi với nhau. Vợ kính trọng chồng, chồng tôn trọng vợ. Cả haiquý mến, trân trọng nhau.

Trướchết, trọng kính là phải nhìn nhận nhau. Vợ không phải là người hầu hoặc nô lệcủa chồng, mà là người bạn đời. Nam và nữ khác biệt nhau, nhưng bình đẳng vớinhau vì cả hai đều là hình ảnh Thiên Chúa, được tạo dựng để trở thành trợ tácủa nhau, bổ túc cho nhau và hiệp thông với nhau.

Tiếpđến, trọng kính là phải đón nhận nhau. Gia đình Nadarét được bắt đầu bằng sựđón nhận: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng sợ đón bà Maria vợ ông về...”(Mt 1,20). Không chỉ đón nhận những ưu điểm, mà còn cả những khuyết điểm, nghĩalàø đón nhận trọn vẹn con người của nhau với quá khứ, hiện tại, cũng như tươnglai. Thuở mới quen nhau, anh chị đã khám phá ra rất nhiều cái đẹp của nhau,những cái làm cho nhau ngưỡng mộ, si mê. Khi bước vào cuộc sống gia đình, anhchị dần dần khám phá thêm nhiều điều khác. Những điều này có thể là “mặt trái”của nhau. Đón nhận nhau ở đây, trước hết là tôn trọng những khác biệt về cáchsuy nghĩ, cảm nhận... qua việc trao đổi, lắng nghe, để hiểu biết con người củanhau hơn, nhờ đó giúp nhau mỗi ngày một nên hoàn thiện.

Sự tôntrọng được diễn tả qua cách cư xử, qua lời ăn tiếng nói hằng ngày. Không phảichỉ tôn trọng nhau trong lúc thành công, thịnh vượng và mạnh khoẻ, trái lạitrong lúc gian nan, thất bại và bệnh tật lại cần phải tôn trọng và nâng đỡ nhauhơn nữa. Tránh nói với nhau bằng những lời lẽ tục tằn, thô lỗ, hoặc nói xấunhau với người thứ ba. Ngược lại, biết dành cho nhau những lời nói nhẹ nhàng âuyếm, những cử chỉ trân trọng, lịch sự, lễ độ, “tương kính như tân”.

2. Hysinh cho nhau

“Khôngcó tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạnhữu của mình” (Ga 15,13). Một trong những bằng chứng về tình yêu chân thật, đólà sự hy sinh, quên mình. Yêu nhau mà không chấp nhận hy sinh, gian khổ vì nhauvà với nhau, thì chưa phải là yêu nhau thật sự.

Trời cólúc nắng, lúc mưa. Cuộc đời mỗi người cũng vậy, có lúc thịnh lúc suy, có lúcvui lúc buồn, có lúc khỏe lúc đau. Tình yêu luôn đòi hỏi sự thuỷ chung. Nếu chỉyêu nhau lúc thịnh vượng, may mắn, mạnh khoẻ, còn khi gặp gian nan khốn khó,rủi ro, thì lìa bỏ nhau, thử hỏi như vậy có phải là yêu nhau thành thật haykhông? Khi thành thật yêu nhau, người ta phải chấp nhận thực tế đó.

“Đi đâu, chothiếp đi cùng, Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếpcam”.

Ngượclại với sự quên mình là tính ích kỷ. Kẻ ích kỷ thường độc tài, độc đoán, chỉnghĩ đến bản thân, chỉ biết đến quyền lợi của mình. Kẻ độc tài có thể bắt ngườikhác vâng theo ý mình, nhưng không dễ làm người khác yêu mình.

Hy sinhquên mình là vì hạnh phúc của vợ, của chồng, của con. Hy sinh trong những vấnđề cụ thể. Hạnh phúc gia đình được xây dựng bằng những điều nhỏ mọn, bằng nhữnghi sinh liên lỉ hằng ngày của cả đôi bên, chẳng hạn như trong việc sử dụng tiềnbạc, thời giờ, mua sắm, giải trí... Đừng chỉ quyết định theo sở thích riêng củamình, bất chấp sở thích của vợ hoặc chồng.

Khi xảyra những mâu thuẫn do bất đồng ý kiến, hy sinh có nghĩa là “một nhịn chínlành”. Dĩ nhiên có những điều không thể nhượng bộ, nhất là trong lãnh vựcluân lý hay đạo đức. Chấp nhận làmđiều xấu để làm vui lòng chồng hay vợ không phải là hy sinh quên mình, nhưng làđồng loã với cái xấu và càng làm hại người kia hơn.

Hy sinhcũng có nghĩa là tha thứ. Nhân vô thập toàn. Thánh Phaolô dạy: “Như những người được chọn của Thiên Chúa, nhữngngười thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi,nhân hậu, khiêm cung ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ chonhau nếu người này có chuyện phải oán tráùch người kia. Như Chúa đã tha thứ choanh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau”. (Cl 3,12-13)

Sự hysinh còn được biểu lộ qua việc quan tâm đến nhau, chăm sóc, lo lắng cho nhau,không quản ngại vất vả, gian khổ vì nhau, nhất là khi người bạn đời gặp thửthách, bệnh tật, khó khăn. Đây chính là lúc sống lời cam kết trung thành vớinhau ngày thành hôn.

3. Đốithoại với nhau

Đốithoại là yếu tố quan trọng giúp duy trì và củng cố hạnh phúc trong gia đình.Nhờ đối thoại, vợ chồng, cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn, giảm bớt những bấtđồng.

Đốithoại là nói và nghe. Cần nói cho nhau biết những điều mình suy nghĩ và mongước, đồng thời cần nghe những suy nghĩ và mong ướccủa người khác. Nghe không phảichỉ bằng đôi tai, mà còn bằng cả khối óc và con tim.

Nhữngchuyện quan trọng trong gia đình vợ chồng cần phải chia sẻ, bàn bạc cùng nhau.Cha ông ta có câu “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Làm việc gì cũngnên trao đổi và thống nhất trước khi hành động. Trong lúc bàn bạc, cần lắngnghe, tôn trọng ý kiến của nhau, không nên độc tài, độc đoán, áp đặt ý củamình. “Trong tất cả những gì có liên hệ đến đời sống chung trong gia đình, haivợ chồng đều có nhiệm vụ và quyền lợi bằng nhau<1>.”

Nếu thườngxuyên chia sẻ tâm tình với nhau, vợ chồng sẽ dễ dàng đi đến chỗ thống nhất trêncác lãnh vực công ăn việc làm, tổ chức đời sống, giáo dục con cái, giải trí,giao tế bạn bè, đời sống đạo đức... Nhờ đó, sẽ hiểu nhau, tin tưởng nhau và gắnbó với nhau hơn.

4. Dànhthời giờ cho nhau

Yêunhau, người ta luôn nghĩ đến nhau và muốn ở bên cạnh nhau. Tình yêu cần sự hiệndiện. Nhiều cặp vợ chồng đã đi tới chỗ đổ vỡ vì thường phải sống xa nhau hoặcquá lo công ăn việc làm, không còn để ý gì đến nhau. Bởi vậy, vợ chồng cần ưutiên dành thời giờ cho nhau, chuyện trò tâm sự với nhau, chia sẻ cho nhau nhữngniềm vui, những nỗi buồn, nói lên những suy nghĩ, những ý định của mình trongcuộc sống, cũng như nâng đỡ, an ủi, khích lệ và cổ vũ lẫn nhau.

5. Nóivới nhau những lời âu yếm

Tình yêuhai vợ chồng dành cho nhau cần được khẳng định lại mỗi ngày qua những lời nóidịu dàng, những cử chỉ âu yếm. Những lời nói đó tuy đơn sơ, nhưng lại là hươngthơm ướp đậm tình yêu. Đừng đợi đến lúc ái ân mới nói những lời yêu đương và mớitỏ những cử chỉ thân mật.

Giữa vợchồng có trăm ngàn cách để bày tỏ tình yêu: từ lời nói đơn giản nhất : “Anh yêuem” hay “em yêu anh”, đến những biểu lộ sự ân cần, lòng biết ơn, lời nóikhuyến khích, xây dựng.... Bức tranh cổ truyền Việt Nam ghi lại những mẩu đốithoại âu yếm giữa hai vợ chồng:

- Chàng ơi, trẩy sớm hay trưa?Để em gánh gạo tiễn đưa hành trình.

- Thương nàng đã đến ngày sinh
Ăn ở một mình, trông cậy vào ai!Rồi khi sinh gái sinh trai
Sớm khuya mưa nắng lấy ai bạn cùng.

6. Làmtròn bổn phận vợ chồng

Thánh
Phaolô khuyên các cặp vợ chồng: “Chồng hãylàm tròn bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyềntrên thân xác mình, nhưng là chồng; cũng vậy, chồng không có quyền trên thânxác mình, nhưng là vợ. Vợ chồng đừng từ chối nhau, trừ phi hai người đồng ýsống như vậy trong một thời gian, để chuyên lo cầu nguyện; rồi hai người lại ănở với nhau, kẻo vì hai người không tiết dục nổi mà Satan lợi dụng để cám dỗ” (1Cr 7,3-5)

Nên mộttrong thân xác là một trong những yếu tố nòng cốt của tình yêu vợ chồng. Vợchồng luôn muốn nên một với nhau, chẳng những về tâm hồn mà cả về thể xác. Họmuốn trao hiến cho nhau, hòa tan trong nhau, để đem lại hạnh phúc cho nhau.Đừng làm cho việc chăn gối thành nhàm chán và nghèo nàn, nhưng cần làm cho nónên mới mẻ và phong phú, để mỗi lần trao hiến cho nhau, cả hai đều cảm thấythoải mái và hạnh phúc. Để được hoà hợp và hạnh phúc, vợ chồng cần phải học hỏithêm về tâm sinh lý nam nữ qua các sách giáo dục hôn nhân và gia đình hoặcnhững tài liệu chuyên môn.

7. Cầunguyện với nhau và cầu nguyện cho nhau

Thiên
Chúa là Tình yêu. Chính Ngài đã thiết lập hôn nhân và gia đình. Ngài luôn muốnđồng hành với hai vợ chồng để giúp họ yêu thương nhau và xây dựng cuộc sống hônnhân và gia đình hạnh phúc như Ngài mời gọi họ. Đời sống cầu nguyện trong giađình thật cần thiết, nhất là giữa hai vợ chồng với nhau. Vì thế, phải thườngxuyên cầu nguyện với nhau và cầu nguyện cho nhau. “Đâu có hai ba người họp lạinhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” (Mt 18,20). Hạnh phúc của gia đìnhlà có Chúa hiện diện trong nhà, chia sẻ mọi biến cố vui buồn. Ngài ở giữa nhưnút dây nối kết hai vợ chồng, giúp họ lắng nghe nhau, hiểu nhau, thuỷ chung vớinhau và cùng nhau tiến bước, vượt qua mọi gian nan thử thách của cuộc sống.

4 GHI NHỚ :

1. H. Vợchồng phải làm gì để tình yêu luôn được triển nở?

T. Vợchồng cần phải:

 - Một là tôn trọnglẫn nhau.

- Hai là hy sinh cho nhau.

- Ba là đối thoại, chia sẻ tâm tình với nhau.

- Bốn là dành thời giờ cho nhau.

- Năm là nói với nhau những lời âu yếm.

- Sáu là làm tròn bổn phận vợ chồng.

- Bảy là cầu nguyện với nhau và cho nhau.

4 GỢI Ý SUY NGHĨ :

1. Chúa sinh ra người nam và người nữ khác biệt với nhauvề nhiều mặt, và Chúa lại muốn họ sống chung với nhau. Theo ý kiến của anh chịtại sao lại thế? Và vì mục đích gì?

2. Đâu là yếu tố quan trọng nhất mà anh chị cần đặc biệtquan tâm để giúp cho tình yêu của anh chị được triển nở?

4 CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, qua bí tích Hôn phối Chúa đã kết hợp hai người namvà nữ thành một gia đình duy nhất và bền vững, một cộng đoàn của sự sống vàtình yêu. Xin giúp chúng con, là những người đang được Chúa mời gọi bước vàocuộc sống hôn nhân và gia đình, biết luôn cố gắng thực thi thánh ý Chúa bằngcách từ bỏ ý riêng cùng với những đam mê, tính hư, tật xấu, để hợp tác với Chúavà với người bạn đời trong việc xây dựng gia đình ngày càng triển nở hơn trongtình yêu của Chúa. Amen.

d> Tình yêu trong đời sống hôn nhân
*
*
Thành viên
Mật khẩu

nhớ mật khẩu?|quên mật khẩu?

*
*

*

*
*

*
Giới thiệu
Chia sẻ tâm tình
Lịch Sinh Hoạt (HT)
Tư liệu phim ảnh
Hình ảnh sinh hoạt
*
*
*


*


Bài 2:TÌNH YÊU TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂNBài này, chúng ta tiếp tục xoay quanh chủ đề Tình yêu, gồm 4 phần:
*
Sự hấp dẫn giữa nam nữ là một cái gì tự nhiên, thì tình yêu cũng tự nhiên như thế, tình yêu nằm trong bản chất con người. “Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi” (Đa tình,Xuân Diệu)
Ai cũng có một khả năng chung: ĐÓ LÀ TÌNH YÊU. Hễ là người ai cũng có một ước vọng sâu xa tự đáy tâm hồn: muốn yêu và muốn được yêu.
Trong tác phẩm “Hãy làm những gì Ngài dạy”, xuất bản năm 1990, Thầy Phó tế Henry Libersat đã viết: “Trái tim con người phải yêu, bằng không nó sẽ chết. Với người không được yêu và không biết yêu, đời sống trở thành một chuỗi ngày thất vọng, với những ước mơ không thành, những tương giao dường như bế tắc..."
Thật đáng buồn vì con người thời đại có rất ít cơ hội để học biết cách yêu“. Phải học biết cách yêu:
- Thiên Chúa đã yêu con người bằng cả cuộc sống của mình (Ngôi lời đã trở thành nhục thể – Ngài đến để chúng ta được sống dồi dào hơn).
Người ta đã tốn bao công sức để nói đến tình yêu nhưng dường như nó vẫn còn là một mầu nhiệm. Thật khó mà phân tích, mà lý giải.
Còn chúng ta, điều quan trọng bây giờ không phải là dừng lại ở những định nghĩa mà là để cùng xem, cùng nhận định để thấy đâu là tình yêu đúng đắn, đâu là sai lầm và phải yêu như thế nào ?
-Tình yêu không phải chỉ là tình dục, hưởng thụ như một dụng cụ... Con người đã lạm dụng tính dục - nhân danh tình yêu ngay cả khi không yêu thương chút nào.
Tình yêu như một sức mạnh làm thay đổi cuộc đời. Tiếng gọi tình yêu đưa ta gần gũi hơn với bao nhiêu tương quan khác trong đời.
Tình yêu không dừng lại ở đôi ta mà là mở ra cho ta một con đường cả hai cùng đi: YÊU THƯƠNG HƠN - Ý NGHĨA HƠN - THIỆN HẢO HƠN
Con người có hồn và xác gắnquyện vào nhau và lệ thuộc lẫn nhau. Vì thế, mọi lời nói, cử chỉ và hành động đều diễn tả tâm tư, tình cảm hoặc nhận thức của con người, gọi chung là ngôn ngữ.
Trong tương quan với người khác, con người cần đến ngôn ngữ là phương tiện để thông tin, giao dịch. Có 7 phương thế được được phân thành :
Trong lãnh vực tình yêu, con người cũng dùng ngôn ngữ đó để diễn tả và đón nhận tình yêu. Chúng ta gọi là ngôn ngữ của tình yêu.
Tình yêu là một thực tại có thật, ai cũng có thể cảm thấy, nhưng lại không nhìn thấy và sờ mó được: Tình yêu là một thực tại vô hình chứ không phải là một thực tại thể lý. Muốn diễn tả tình yêu, con người cũng phải dùng tới phương tiện ngôn ngữ, cả ngôn ngữ bằng lời và không lời:
1.Lời nói:
bộc lộ tâm tư, tình cảm, của người nói khiến giữa người nghe và người nói thiết lập một tương quan tình cảm, tương quan tình yêu.
2.Chữ viết: là lời nói được ghi trên giấy, dành cho người ở xa (về không gian và về thời gian), ví dụ những bức thư mà những người yêu nhau gởi cho nhau.
3.Ánh mắt: con mắt là cửa sổ của linh hồn. Ánh mắt là một phương tiện tuyệt diệu để diễn tả tâm tình sâu kín bên trong. Có ánh mắt ngưỡng mộ, yêu thương, cũng có ánh mắt ghen tương, thù hận, giận hờn…
4. Cử chỉ: là thứ ngôn ngữ cụ thể diễn tả tình cảm: sự đồng tình hay phản đối của người dùng nó: một cái vẫy tay, giơ tay, một cái gật hay lắc đầu đều có ý nghĩa.
5.Tiếp xúc: hơn cả cử chỉ, sự tiếp xúc có tác dụng mạnh hơn trong thông tin giao dịch, trong truyền cảm: bắt tay, ôm vai, vỗ vai, và đặc biệt là cái hôn (hôn má, hôn trán, hôn miệng…)
6.Quà tặng: những người yêu nhau không ai mà không biết đến ngôn ngữ quà tặng: một bông hoa, một món nữ trang… đều là cách diễn tả tình yêu giữa người cho và người nhận.
7.Dấu, ký hiệu: trong tình yêu, nhiều khi người ta còn dùng tới dấu, ký hiệu để nói lên tâm tư, tình cảm của mình.
Tình yêu mà không có ngôn ngữ thì có nguy cơ bị teo dần và mai một. Muốn ngôn ngữ xứng danh là ngôn ngữ của tình yêu thì ngôn ngữ ấy phải có những đặc tính và phẩm chất sau:
Tình yêu được ví như một con đường hay một cuộc hành trình, không phải lúc nào cũng trơn tru dễ dàng. Tình yêu còn được diễn tả như một cuộc phiêu lưu, một cuộc khám phá, mà điểm dừng lý tưởng bao giờ cũng là một cuộc hôn nhân, một tổ ấm hạnh phúc.

Xem thêm: Ngày Độc Lập Phần 2 - Ngày Độc Lập: Tái Chiến


* Tình yêu là một hành trình luôn khởi hành và không có điểm kết thúc - một hành trình thường xuyên được lập lại.