(Danvan.vn) Việt Nam có 54 thành phần dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Bạn đang xem: 54 dân tộc ở việt nam


Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng tộc người. Một trong những đặc trưng chung tạo nên phẩm chất con người và văn hóa Việt Nam là lòng yêu nước, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên, cộng đồng làng xóm và đức tính nhân hậu, vị tha của mỗi con người.

54 dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Môn - Khơ-me, Nam Đảo, Tạng Miến,Hán,Ka Đai.

I.Nhóm văn hoá ngôn ngữ
NamÁ:

1. Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chứt. Đồng bào sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh cá. Trong đời sống tâm linh có tục thờ cùng ông bà tổ tiên và các nghề thủ công truyền thống phát triển ở trình độ cao.

2. Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y. Đồng bào cư trú tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái.... Các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày Thái nói ngôn ngữ Nam Á, ở nhà sàn, cấy lúa nước kết hợp với làm nương rẫy, biết lợi dụng địa hình thung lũng, sáng tạo ra chiếc cối giã gạo, con quay cùng hệ thống mương, phai, lái, lín đưa nước về ruộng. Các nghề thủ công khá phát triển như: Rèn, dệt với các sản phẩm đẹp và tinh tế. Họ có quan niệm chung về vũ trụ, con người và những vị thần. Bên cạnh đó, mỗi tộc người lại có những bản sắc riêng, được biểu hiện thông qua trang phục, nhà cửa, tập quán ăn uống, phong tục, lối sống và nếp sống tộc người.

3. Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao có 3 dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn.

Các tộc người thuộc nhóm này và các nhóm ngôn ngữ Tạng Miến; Ka Đai cư trú tập trung đông ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu. Làng bản của họ được xây dựng trên các triền núi cao hay lưng chừng núi. Một số các tộc người như La Chí, Cống, Si La và một vài nhóm Dao dựng làng ven các con sông, con suối. Tuỳ theo thế đất, đồng bào dựng nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất.

Đồng bào giỏi canh tác ngô, lúa nếp, lúa tẻ và các loại rau, đậu trên nương rẫy và ruộng bậc thang, đồng thời phát triển các nghề thủ công như rèn, dệt vải, đan lát. Đặc biệt phụ nữ vùng cao rất giỏi dệt vải, thêu thùa, làm ra những bộ trang phục độc đáo cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Chợ phiên là nơi thể hiện rõ bản sắc văn hoá vùng cao, phô diễn toàn bộ đời sống kinh tế từ văn hoá ẩm thực, văn hoá mặc, nghệ thuật thêu thùa, in hoa, biểu diễn âm nhạc, múa khèn... mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người.

4. Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me có 21 dân tộc: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’rê, Kháng, Khơ Me, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Mnông, Ơ Đu, Mạ, Rơ Măm, Tà ôi, Xơ Đăng, Xtiêng. Đồng bào cư trú rải rác ở khu vực Tây Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ. Đời sống kinh tế chủ yếu canh tác nương rẫy theo phương pháp chọc lỗ tra hạt. Kiến trúc nhà rông, nhà dài Tây Nguyên, chùa của dân tộc Khơ me; nghề thủ công đan lát và lễ hội văn hoá cộng đồng là những nét văn hoá độc đáo của cư dân Môn - Khơ Me.

II.Nhóm văn hoá ngôn ngữ
Nam
Đảo:

5. Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc: Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru. Đồng bào cư trú tập trung trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên và dải đất ven biển miền Trung; Văn hoá Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ.

III. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Hán Tạng:

6. Nhóm ngôn ngữ Hán có 3 dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu. Đồng bào cư trú trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, văn hoá Hán mang đậm nét phụ hệ.

7. Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến có 6 dân tộc: Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La.

8. Ngoài 3 nhóm văn hoá ngôn ngữ trên còn có một sốngôn ngữ khác được gọi lànhóm ngôn ngữ Ka Đai có 4 dân tộc: La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.

Có thể nói văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa các giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em, trong đó có những tộc người bản địa sống trên lãnh thổ Việt Nam, có những dân tộc di cư từ nơi khác đến; có những dân tộc chỉ có số lượng vài trăm người, có những dân tộc có hàng triệu người, nhưng các dân tộc luôn coi nhau như anh em một nhà, thương yêu đùm bọc lẫn nhau chung sức xây dựng bảo vệ Tổ quốc như lời Bác Hồ đã căn dặn trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số:“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai, Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự chủ của chúng ta”.

Xem thêm: Cách Đánh Dấu Trang Trong Foxit Reader, Cách Tạo Bookmark Trong Foxit Reader

Trang tin điện tử Dân vận xin giới thiệu những nét khái quát về 54 dân tộc Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cả dân tộc. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, lịch sử hình thành, phát triển các dân tộc gắn với lịch sử hình thành, phát triển đất nước Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển các dân tộc không thể tách rời lịch sử hình thành, phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong đó bao gồm cả dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số.
*

Các kết quả nghiên cứu khoa học liên ngành cho thấy từ thời sơ sử, Việt Nam là nơi tụ cư của nhiều thành phần cư dân, thuộc các bộ lạc khác nhau. Các cư dân đó là chủ nhân của văn minh nông nghiệp (kinh tế sản xuất, trồng trọt chăn nuôi, đánh cá, làm thủ công…), thoát dần cuộc sống săn bắt, hái lượm (kinh tế chiếm đoạt…) tiến tới cuộc sống định cư. Kết quả khảo cổ học cho thấy, ở các khu vực khác nhau trên đất nước ta xuất hiện các nền văn hóa tiền sử, phản ánh tính đa dạng, thống nhất của các nhóm cư dân buổi đầu của lịch sử dân tộc.
*

Trên cơ sở đấu tranh, thích ứng với tự nhiên và chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài để sinh tồn, những cư dân khác nhau về nguồn gốc, tiếng nói, tập quán và văn hóa -tiền thân của nhiều thành phần dân tộc hiện nay (trong đó có dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số) đã ý thức quần tụ nhau lại, cố kết trong một cộng đồng dân tộc quốc gia. Từ xa xưa, các dòng người từ nhiều hướng: từ phía bắc xuống, từ phía nam lên, từ phía tây sang (và có thể từ phía đông qua đường biển) đã di cư đến, quần tụ và định cư thành tổ tiên của nhiều dân tộc hiện nay. Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác đến.
*

Những đợt di cư nói trên kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thậm chí có bộ phận dân cư còn chuyển đến nước ta sau năm 1945. Ðây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự phân bố dân cư vừa mang tính phân tán, vừa mang tính xen kẽ rất đặc trưng và đa dạng ở Việt Nam. Do những hạn chế về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển các dân tộc Việt Nam thời xa xưa (trong đó có các dân tộc thiểu số) không được ghi chép lại trên hệ thống văn bản mà chủ yếu là qua các truyền thuyết. Căn cứ trên các tư liệu văn học dân gian, đồng thời dựa trên các cứ liệu khảo cổ học về sau này, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, từ thời thượng cổ, Việt Nam đã là nơi tụ cư của nhiều thành phần cư dân thuộc các bộ lạc, bộ tộc khác nhau.
*

*

Các dân tộc thiểu số hiện nay sinh sống khắp các vùng miền của cả nước nhưng chủ yếu vẫn ở các vùng miền núi cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa và tập trung chủ yếu ở một số tỉnh khu vực miền núi phía bắc (khoảng 6,7 triệu người), Tây Nguyên (khoảng 2 triệu người), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung (1,9 triệu người), Tây Nam Bộ (1,4 triệu người); dân số còn lại sinh sống rải rác ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Một số dân tộc, như: Khmer, Chăm, Hoa sinh sống tập trung ở vùng đồng bằng và các đô thị (Trung Bộ và Nam Bộ...), các dân tộc thiểu số còn lại sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi có địa hình phức tạp, hiểm trở, chia cắt; giao thông đi lại rất khó khăn; chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai thường hay xảy ra, gây hậu quả lớn (hạn hán, bão, lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, lốc xoáy, mưa đá, rét hại, xâm nhập mặn...).
Đây cũng là vùng kinh tế-xã hội có xuất phát điểm thấp, đời sống vật chất và tinh thần còn có khoảng cách so với mặt bằng chung của cả nước. Trong các dân tộc nước ta hiện nay có nhóm thiểu số đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự phân hóa xã hội ngày càng khốc liệt, chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng, các giá trị văn hóa truyền thống có xu hướng mai một nhanh chóng, chất lượng nguồn nhân lực thấp, dẫn đến các dân tộc ít có khả năng tiếp cận những lợi thế của sự phát triển khoa học-công nghệ. Các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, lôi kéo đồng bào vào các hoạt động chống đối, gây mất an ninh, trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Những vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục tác động ảnh hưởng không tốt đến đời sống của cộng đồng các dân tộc, đe dọa sự phát triển bền vững của các vùng dân tộc nước ta.
Các dân tộc cư trú trên lãnh thổ nước ta tuy có nguồn gốc khác nhau, nhưng trải qua quá trình lịch sử, dựa vào nhau để đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống kẻ thù bên ngoài, tồn tại và phát triển, những cư dân khác nhau cả về nguồn gốc, tiếng nói và văn hóa đã quần tụ lại, hình thành nên khối liên kết bền vững, tạo nên truyền thống đoàn kết được hun đúc qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước… Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân giành chính quyền năm 1945. Với đường lối, quan điểm, chính sách đúng đắn, sáng tạo của Đảng, 54 dân tộc nước ta đã phát huy truyền thống đoàn kết từng bước giành độc lập dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, thống nhất đất nước và xây dựng nước ta theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Về văn hóa, suốt gần một nghìn năm đô hộ, các triều đại phong kiến phương Bắc dùng đủ mọi âm mưu thâm độc nhằm đồng hóa dân tộc ta, thế nhưng, nhờ cốt lõi đã được hội tụ vững chắc của nền văn minh sông Hồng, sông Mã, sông Lô, sông Cầu…, nhờ truyền thống đoàn kết, ý chí quật cường, dân tộc Việt Nam không những không bị đồng hóa mà còn ngày càng lớn mạnh trên mọi mặt, phát triển kinh tế-xã hội và tạo nên bản sắc đa sắc tộc Việt Nam.

Những tác động của quy luật phát triển không đồng đều do lịch sử

Cách mạng tháng Tám thành công cùng với việc xây dựng một nhà nước mới của giai cấp công nông đã xóa bỏ sự không đồng đều về mặt chính trị. Các dân tộc ở nước ta đều có quyền bình đẳng về mặt pháp luật. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau về hoàn cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa nên quyền bình đẳng thực sự trên thực tế vẫn còn nhiều khoảng cách và sự chênh lệch này đang có xu hướng mở rộng.

Những tác động của quy luật phát triển không đồng đều do lịch sử

Tính kế thừa truyền thống lịch sử ở mỗi một dân tộc cũng khác nhau, thể hiện qua sự phát triển xã hội không đồng đều. Có dân tộc đã từng bước vào ngưỡng cửa của văn minh, đã từng có nhà nước, chữ viết; lại có dân tộc chưa bước tới ngưỡng cửa văn minh, chưa có chữ viết hoặc đang hình thành nên chữ viết. Hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử cũng góp phần làm cho sự phát triển không đồng đều.

Những tác động của quy luật phát triển không đồng đều do lịch sử

Cùng chung một mái nhà Việt Nam nhưng có dân tộc đến trước có dân tộc đến sau. Sự hòa hợp những cảnh ngộ khác nhau đó đã tạo nên những hương thơm quả ngọt, nhưng không phải là không còn những di sản cần khắc phục. Ngược lại cũng có những dân tộc vốn nguyên khối nhưng lại theo những cung cách tách biệt, càng đi càng xa mãi và hình thành nên những sắc thái mới.

Những tác động của quy luật phát triển không đồng đều do lịch sử

Tuy cùng chung một cơ sở là nền văn minh trồng lúa nhưng có dân tộc chú trọng thâm canh, hai năm, ba mùa thu hoạch, có dân tộc lại quảng canh, du canh với phương thức làm rẫy, năm một mùa. Các dân tộc có cuộc sống định cư, tương đối ổn định cho nên điều kiện phát triển và tốc độ tiến bộ cũng nhanh hơn các dân tộc còn ở trình độ du canh. Những ảnh hưởng của kinh tế hàng hóa đối với các dân tộc này cũng giới hạn ở nhiều mức độ khác nhau.

Những tác động của quy luật phát triển không đồng đều do lịch sử

Đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ phát triển mọi mặt còn thấp kém cũng làm cho nhiều dân tộc mất quyền bình đẳng trong việc tiếp thu những phúc lợi là thành quả của một cuộc sống văn minh. Tình trạng mù chữ làm cho con người không nhận thức rõ khả năng của mình và đánh mất khả năng tận dụng những cơ hội trong việc chuyển giao kỹ thuật. Sự hưởng thụ văn hóa tất nhiên bị nhiều hạn chế do không có những phương tiện như đài thu thanh, vô tuyến truyền hình. Những trung tâm thông tin và triển lãm không có vốn đầu tư để duy trì những hoạt động cơ bản, tối thiểu.

Những tác động của quy luật phát triển không đồng đều do lịch sử

Quy luật này cũng có những tác động ngay trong nội bộ của mỗi dân tộc, thí dụ như người Kinh, người Khmer, người Hoa… sống ở nơi đô thị, trình độ phát triển kinh tế-văn hóa cũng có khác với những người Khmer, người Kinh, người Hoa sống ở nông thôn. Chỉ nói riêng trường hợp người Khmer sống ở vùng ven biển từ Trà Vinh, Sóc Trăng đến Kiên Giang cũng có những khoảng cách chênh lệch so với người Khmer ở vùng biên giới Châu Đốc, Hà Tiên.

Những tác động của quy luật phát triển không đồng đều do lịch sử

Đây cũng chưa hẳn là mối quan hệ giữa vùng trung tâm là Trà Vinh-Sóc Trăng với vùng ngoại vi là Châu Đốc-Hà Tiên, mà còn có nhiều mối dây liên hệ ràng buộc khác. Nhận thức rõ sự tác động của quy luật này để khi tiến hành chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chúng ta phải lưu ý đến sự sinh động của thực tiễn khác nhau ở từng dân tộc, từng vùng sinh thái nhân văn, hoặc phải kết hợp cả hai đối với các dân tộc.

Sự cộng cư đan xen cài răng lược

Ngay buổi bình minh của lịch sử, từ thời dựng nước, sử sách xưa đã ghi chép, người Việt cổ (người Kinh) là người Lạc và người Âu. Khảo cổ học đã đưa ra ánh sáng khoa học những di tích đồng đại, gần kề sát nhau, như nhóm di tích gò Mả Đống và di tích thuộc giai đoạn Gò Bông, ở Sơn Tây nhưng cũng không thể nào đoán định nhóm di tích nào thuộc người Lạc Việt hay Âu Việt.

Sự cộng cư đan xen cài răng lược

Trống đồng Đông Sơn cũng vậy, biểu tượng đầy tự hào của nền văn minh Đông Sơn, là thành quả sáng tạo của nhiều tộc người. Trải qua các thời kỳ lịch sử, những hiện tượng di dân, tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm đã làm cho các dân tộc càng xích lại gần nhau. Tình trạng này vẫn còn tiếp diễn cho đến tận ngày nay. Trong một số địa bàn nhất định có hiện tượng các dân tộc sống tập trung thành từng thôn, từng xóm ấp. Trong giới hạn quản lý hành chính, ở cấp huyện và tỉnh trong cả nước đều có sự cư trú của các dân tộc đan xen nhau. Ngay cả thủ đô Hà Nội cũng có sự cư trú tập trung của nhiều người dân tộc.

Sự cộng cư đan xen cài răng lược

Thực trạng nêu trên thật ra cũng là một quy luật của bản sắc văn hóa Việt Nam. Khi vận dụng nguyên tắc này cần phải thấy những hậu quả tác động của hai mặt dương tính và âm tính. Tính cộng cư đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của văn hóa, xã hội dân tộc. Việc sống gần nhau qua những cuộc hôn nhân xóa được những ngăn cách của chế độ ngoại hôn, việc trao đổi tình cảm lẫn nhau khiến con người trở nên khăng khít, tạo tiền đề thuận lợi cho những giao hoán văn hóa, tiếp kiến văn hóa.

Sự cộng cư đan xen cài răng lược

Tuy vậy, những mầm mống của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, dân tộc lớn không phải đã chịu rút lui vào quá khứ; vì trong quá trình phát triển vẫn còn xảy ra những hiện tượng làm mai một truyền thống văn hóa dân tộc, lai căng, biến hoá dẫn đến mai một văn hóa. Sự giao lưu văn hóa không thể đơn giản như một người ốm nặng đến nhận thuốc ở một bác sĩ nổi tiếng, sau khi đã được khám kỹ càng.

Sự cộng cư đan xen cài răng lược

Đói ăn rau, đau uống thuốc, nhưng thật ra ngay cả trong trường hợp éo le này việc nhận thuốc cũng chưa hẳn là việc giản đơn. Cùng chung sống với nhau, giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất làm phong phú thêm chất lượng cuộc sống của mỗi tộc người, đem lại lợi ích chung là sự phát triển toàn diện. Tuy vậy những va chạm về kinh tế là điều không thể tránh khỏi.

Sự cộng cư đan xen cài răng lược

Trước đây với phương thức sở hữu tập thể, trong hợp tác xã áp dụng cung cách thiểu số phục tùng đa số cũng đã gây nên một số mặc cảm ở các dân tộc ít người, vì là thiểu số nên có mặc cảm bị chèn ép. Tình trạng lấn chiếm đất đai do những hoạt động của công cuộc phát triển kinh tế cũng đã gây những ảnh hưởng xấu đến sự thống nhất của tinh thần đoàn kết dân tộc.

Sự cộng cư đan xen cài răng lược

Về ngôn ngữ giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh, phổ biến hiện tượng sử dụng song ngữ, nhiều nơi có hiện tượng đa ngữ. Thực tế đó có ưu điểm là tạo nên một cộng đồng liên minh đa dân tộc, bảo đảm cho trách nhiệm và hành động thống nhất. Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn tồn tại tình trạng cùng chung sống với nhau nhưng không chịu tìm hiểu, tôn trọng phong tục tập quán của nhau, dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.

Sự cộng cư đan xen cài răng lược

Thí dụ trong phạm vi cả nước thì người Tày so với người Việt (Kinh) là dân tộc thiểu số, nhưng trong khu vực cư trú tập trung của người Tày ở một số vùng Đông Bắc thì người Việt lại thuộc dân tộc thiểu số… Người Ê đê cư trú tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, nhưng đó là những vùng dân tộc lịch sử, chứ không phải là vùng kinh tế-văn hóa. Chủ nghĩa dân tộc ở các địa phương không có cơ sở lý luận và thực tiễn để tồn tại nhưng do những sơ hở trong việc chỉ đạo về mặt lý luận cũng như công tác quán triệt chính sách dân tộc đã có nơi có những biểu hiện vô ý thức, lúc này hay lúc khác do chủ quan đã dẫn đến sự hiểu lầm gây nên những kích động dân tộc không đáng có.

Sự cộng cư đan xen cài răng lược

Trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chumg quy luật này cũng có tác động đến cơ cấu dân số ở các vùng dân tộc. Chính ưu điểm của quy luật này đã dẫn đến tỷ lệ của người Kinh (Việt) ở các vùng dân tộc đang tăng nhanh. Vùng Tây Bắc, Việt Bắc tỷ lệ người Kinh đã tăng từ 40%-50%, ở Tây Nguyên từ 60%-80%. Trước xu thế không thể đảo ngược này trong sự phát triển kinh tế-xã hội vùng các dân tộc, chúng ta cần có sự lý giải đúng về mặt lý luận.

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Khái niệm văn hóa có rất nhiều định nghĩa, sau Thế chiến thứ hai - một thời kỳ ồn ào, xáo động của các nhà văn hóa học, nhiều người đã nhận ra rằng cách tiếp cận hệ thống về văn hóa có nhiều ưu điểm hơn cả. Văn hóa là cả một hệ thống tổng thể quy định con đường sống của một dân tộc. Hệ thống này bao gồm toàn bộ những gì thuộc về tư duy, triết học, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật văn học...;

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

những gì thuộc về cơ tầng của xã hội như hôn nhân, gia đình, thân tộc, thích tộc, vai trò của cá nhân trong cộng đồng...; những gì thuộc về môi trường sinh thái, tài nguyên tái tạo và không tái tạo bảo đảm cho cuộc sống của một dân tộc. Tiểu hệ thống thứ nhất trước đây vẫn quen được gọi là văn hóa vật chất, nhưng nội hàm chưa đủ nên có nhà nghiên cứu lại thay bằng thuật ngữ văn hóa bảo đảm đời sống ăn, ở, mặc, trang sức, đi lại...

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Có người còn nêu thêm về vấn đề chất lượng thể hiện qua tuổi thọ, sức khỏe dồi dào, dinh dưỡng đầy đủ. Tiểu hệ thống thứ hai quen được gọi là văn hóa tinh thần, nhưng trong thời đại khoa học, kỹ thuật ngày nay, để có tri thức, sự hiểu biết thì cần phải được giáo dục, đào tạo và có các phương tiện thiết bị công nghệ, thông tin hiện đại.

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Tiểu hệ thống thứ ba thường được xét dưới dạng cấu trúc hoàn chỉnh. Bên cạnh đó còn có cả vấn đề chức năng, vì không có chức năng thì cấu trúc không thể vận hành. Thân tộc, bản thân những quan hệ này là một hệ thống, khi đưa vào xử lý những vấn đề tổng thể nó sẽ trở thành những tiểu hệ hay chi nhánh, tùy góc độ phân tích, lý giải. Cấu trúc chùa chiền dù có bị phá hủy do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan, nhưng một khi những chức năng vận hành của chúng còn tồn tại thì nhân dân vẫn cứ xây lại.

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Sự phát triển của kinh tế-xã hội đi liền với nạn ô nhiễm, hủy diệt môi trường được nhận thức như một hành động phi đạo đức, vô văn hóa. Sự hài hòa cân bằng với môi trường sinh thái vốn là một trong những đặc điểm của các nền văn hóa phương Đông. Cách tiếp cận này được cả thế giới công nhận.

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Cho đến nay, vẫn còn một số người ngộ nhận cho rằng văn hóa các dân tộc ở một số vùng là văn hóa nguyên thủy. Trong một thời gian dài, với cách tiếp cận theo lối sơ đồ hóa cứng nhắc, không ít người thường lấy các chỉ số phát triển của xã hội để đo trình độ phát triển của văn hóa. Xã hội loài người trên con đường tiến hóa, phát triển thường đi thấp đến cao. Đánh giá văn hóa theo các tiêu chí xã hội mới đúng, nhưng chưa đủ, do đó vẫn có nhiều trường hợp phạm phải sai lầm.

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Nếu văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc thì không thể lấy trình độ phát triển xã hội cao hay thấp mà định chuẩn. Người Kinh (Việt) và một số dân tộc theo phụ hệ nên khi dùng thuật ngữ "cưới chồng" là có hàm ý mỉa mai, châm biếm. Tình trạng này cũng tương tự như đối với một số dân tộc theo mẫu hệ như Ê đê, Chăm..., sử dụng thuật ngữ "lấy vợ". Ta không thể so sánh cung cách này lạc hậu hơn cung cách kia và ngược lại.

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Một vị thuốc gia truyền của dân tộc là sự kết tinh bao đời của dân tộc đó, cần phải được sưu tầm, phổ biến vì nó là tài sản chung của nhân loại. Truyện Kiều là một sản phẩm của xã hội phong kiến, nhưng không phải vì thế mà nó không có chỗ đứng cao trong nền văn hóa Việt Nam tiên tiến. Dân tộc này thích dùng sữa và những chế phẩm từ sữa, dân tộc khác lại không ưa sữa, nhưng không thể căn cứ vào sự khác nhau đó mà đánh giá mức độ tiến bộ của mỗi dân tộc.

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Tinh hoa văn hóa là sự kết tinh qua một quá trình thử nghiệm khốc liệt. Chúng có cuộc sống độc lập, nhiều khi tồn tại bên ngoài hình thái kinh tế-xã hội đương đại. Lưu ý đến yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa từng vùng là nhằm bảo vệ và phát triển tinh hoa văn hóa của các dân tộc.

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Việc phát triển phải dựa trên sự bảo vệ các cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của những tiểu hệ thống trong tổng thể hệ thống kinh tế, văn hóa, xã hội. Phát hiện, sưu tầm, nghiên cứu, tổng kết tinh hoa văn hóa ở các dân tộc chính là khích lệ nhân dân các dân tộc vững tin vào sự đóng góp cho kho tàng chung của văn hóa Việt Nam.

Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc

Đã đến lúc chúng ta phải xác định tác động hai chiều, đưa khoa học công nghệ và ánh sáng văn hóa xã hội đến cơ sở, từ cái chung đến cái riêng và ngược lại từ cái riêng đến cái chung để biến văn hóa thành một động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng dân tộc.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Kinh tế-xã hội và văn hóa dân tộc nằm trong tổng thể của nền kinh tế-xã hội, văn hóa Việt Nam, có liên quan mật thiết đến cái chung của kinh tế-xã hội và văn hóa thế giới. Về mặt lịch đại nó là quá trình tích hợp, kết tinh mang tính kế thừa của truyền thống lịch sử. Trên các trống đồng Đông Sơn có đúc những hoa văn trang trí hình thuyền.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Ngày nay ở nhiều dân tộc vẫn còn những hội đua thuyền trên ao đầm, trên sông, ven biển hoặc cách điệu hóa ở các vùng Tây Nam bộ. Các dân tộc trong khi trở về nguồn đều soi lòng vào quá khứ để tìm hiểu nguồn gốc, từ đó tạo dựng niềm tin vững chắc vào tương lai. Do có những điều kiện hình thành, phát triển khác nhau cho nên tính lịch sử cũng có những tác động không giống nhau lên tâm lý mỗi dân tộc.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Cấu trúc các trung tâm văn hóa, tín ngưỡng ở mỗi dân tộc có những khác biệt, thí dụ có dân tộc lấy nhà rông, lại có dân tộc lấy đình, lấy chùa... làm trung tâm văn hóa. Trong phát triển kinh tế, xã hội, thời gian xã hội ở mỗi dân tộc cũng khác nhau. Có dân tộc tính theo mùa rẫy, cha truyền con nối theo lối đơn tuyến, có dân tộc tính theo chu kỳ nông lịch hằng năm;

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

có dân tộc theo những chu kỳ phức hợp vừa dựa vào dương lịch lại vừa dựa vào chu kỳ của nông lịch trong khi xử lý những sự kiện trong cuộc sống riêng tư. Ngoài ra, quan hệ xã hội, thân tộc cũng chỉ ra sự khác biệt về thời gian xã hội giữa các dân tộc. Trong mối tương quan đồng đại, có người theo thuyết địa - văn hóa phân các vùng văn hóa theo bảng vàng kinh tế. Tính độc lập của văn hóa đã cho thấy thông qua quan điểm phân vùng dựa vào đặc điểm kinh tế là không chính xác.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Vùng miền núi và trung du Bắc bộ là vùng kinh tế I, nhưng về mặt văn hóa lại là ba vùng: Tây Bắc, Việt Bắc và trung tâm. Vùng Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế III nhưng về mặt văn hóa lại là hai vùng: Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Giữa hai vùng này, tỉnh Hà Tĩnh không có dân tộc thiểu số cư trú.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Vùng đồng bằng duyên hải miền trung là vùng kinh tế IV, nhưng về mặt văn hóa lại là hai vùng: Trung Trung bộ và kinh tế, văn hóa dân tộc Chăm. Vùng Tây Nguyên là vùng kinh tế V, nhưng có thể phân ba vùng, vì xen giữa hai khối cư dân có gốc nguồn Nam Á là khối cư dân có gốc nguồn Nam Đảo nằm ở trung tâm. Còn vùng văn hóa Khmer thật ra bao gồm cả hai vùng kinh tế VI và VII.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Trong phạm vi của mỗi vùng kinh tế văn hóa đã nêu, trong mối tương quan đồng đại cũng bao gồm nhiều nền kinh tế văn hóa của các tộc người, không hề có tính chất đơn thuần. Vùng Việt Bắc, ngoài văn hóa Việt còn có văn hóa Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Lô Lô... Vùng văn hóa Khmer ngoài người Khmer, còn có văn hóa Việt, STiêng, Chăm, Hoa… Sự kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa giữa các dân tộc tạo nên bộ mặt đặc trưng cho từng vùng kinh tế-xã hội.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Nhìn rộng ra khu vực lịch sử-dân tộc Đông Nam Á trong mối quan hệ với các nước láng giềng như Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma và với các dân tộc ở khu vực miền nam Trung Quốc, cho thấy biên giới quốc gia không trùng với biên giới dân tộc. Hiện tượng nhiều dân tộc cư trú ở nhiều vùng thuộc các quốc gia khác nhau không phải là hiếm. Người Khmer ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, nhưng ở Campuchia lại là dân tộc đa số, người Thái ở Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự nếu so với Thái Lan và Lào.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Với sự thông thoáng của các mối giao lưu quốc tế hiện nay, một hiện tượng mới đã nảy sinh làm phong phú thêm nhận thức lý luận. Đó là trường hợp người Việt không biết tiếng Việt, người Mông chỉ biết tiếng Anh, người Thái chỉ biết tiếng Pháp... Trước đây thường có quan niệm rằng, dân tộc nào không nói được tiếng mẹ đẻ coi như đã đánh mất bản sắc văn hóa của mình.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Thực tế cho thấy, bộ phận những dân tộc tha hương này để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, khi ở xa nơi quê cha đất tổ, họ đã lưu giữ lại nhiều phong tục, tập quán cổ truyền, trân trọng truyền thống xa xưa, bảo vệ những tín ngưỡng lâu đời. Trong sự hòa đồng chung, họ vẫn giữ lấy cái riêng, cái ta, cái mình…, để tạo nên sự gắn bó dân tộc. Vai trò của văn hóa như là một động lực trong sự phát triển kinh tế-xã hội, là một điều cần được nghiên cứu, đúc kết.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Các dân tộc ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng lớn, bao gồm đồng bằng, ven biển, miền núi, biên giới, hải đảo, trong đó vùng các dân tộc thiểu số đã chiếm ¾ diện tích cả nước. Ngoài một số ít các dân tộc thiểu số phân bố ở miền trung du, đồng bằng, ven biển và đô thị lớn, các dân tộc thiểu số cư trú thành cộng đồng, đan xen với dân tộc Kinh ở 54 tỉnh, thành phố, 503 huyện, 5.468 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới (tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia).

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền trung. Đây là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản giá trị, có hệ sinh thái động, thực vật đa dạng, diện tích rừng 14.415.381ha, là đầu nguồn sinh thủy, gắn với các công trình thủy điện quốc gia, vừa cung cấp điện, vừa cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt cho vùng hạ du và khu vực đồng bằng.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Khu vực miền núi, nơi cư trú các dân tộc thiểu số có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Từ xưa đến nay vùng miền núi, biên giới, hải đảo luôn được xác định là phên dậu quốc gia. Địa thế xung yếu, hiểm trở cùng lòng yêu quê hương đất nước của đồng bào các dân tộc thiểu số đã xác lập vị thế vùng miền núi, dân tộc trở thành nơi tụ nghĩa đấu tranh, giải phóng, là chỗ dựa vững chắc trong lúc vận nước gian nan.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Rừng núi đã từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Trong giai đoạn hiện nay, các vùng biên giới là thành lũy vững chắc của Tổ quốc, là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, chống âm mưu xâm nhập, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Từ khi giành được độc lập dân tộc (1945) và thống nhất đất nước (1975) đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự ưu tiên, hỗ trợ to lớn cho các dân tộc trong cả nước, nhất là các nhóm dân tộc sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các dân tộc có dân số ít... để thực hiện xuyên suốt, nhất quán nguyên tắc: “Các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”.

Quan hệ ba chiều giữa kinh tế-văn hóa dân tộc với lịch đại và đồng đại

Các dân tộc nước ta từ miền xuôi đến vùng núi cùng chung sức một lòng đoàn kết xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Những thành quả đó cần tiếp tục phát huy, nghiên cứu các chính sách đối với các vùng dân tộc sao cho ngày càng phù hợp, hiệu quả hơn, giải quyết kịp thời những khó khăn trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế-xã hội vùng các dân tộc trong thời đại công nghiệp, công nghệ đang phát triển như vũ bão trên toàn thế giới.
TS Lò Giàng Páo Là người dân tộc Lô Lô, Tiến sĩ Lò Giàng Páo đã có gần 40 năm nghiên cứu, công tác trong lĩnh vực dân tộc ở các cơ quan: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Vụ Văn hóa Dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc; Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc…

Tổng Biên tập: Lê Quốc Minh