Việc hiểu về khái niệm cũng như đối chiếu, so sánh năng suất lao động và cường độ lao động, từ đó dẫn chứng ra khả năng thực thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh là những điều doanh nghiệp cần chú ý trong quá trình sản xuất thời đại 4.0.

Bạn đang xem: Cường độ lao động là gì

Thuật ngữ năng suất lao động và cường độ lao động đã được đề cập cụ thể trong quan hệ pháp luật về lao động. Đây cũng là mối quan tâm của Nhà nước, xã hội, cụ thể là đối tượng doanh nghiệp và người lao động. Vậy cường độ lao động, năng suất lao động là gì? Giữa hai khái niệm có gì khác nhau, sau đây, hãy cùng đi so sánh năng suất lao động và cường độ lao động để có đánh giá xác đáng.

*

Cường độ lao động là gì?

Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ tổn hao sức lao động của nhân lực thực hiện công việc trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.

Khi cường độ lao động tăng lên trong một đơn vị thời gian, đồng nghĩa với việc tăng mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh và mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động cũng tăng tương ứng. Tăng cường độ lao động thực chất là việc kéo dài thời gian lao động nên hao phí lao động không đổi trong một đơn vị sản phẩm.

Điều này có nghĩa, nếu cường độ lao động tăng thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra trong doanh nghiệp cũng tăng tương ứng. Giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.

Năng suất lao động là gì?

Năng suất lao động được định nghĩa là số lượng sản phẩm (hay GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc, nhằm phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả và giá trị chất lượng công việc thực hiện. Khái niệm này là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, được lượng hóa bằng mức tăng giá trị gia tăng của tất cả nguồn lực.

Có hai loại năng suất lao động là năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội.

So sánh năng suất lao động và cường độ lao động?

Từ việc tìm hiểu về khái niệm của hai thuật ngữ trên, có thể hiểu ngắn gọn rằng:

– Năng suất lao động là số lượng sản phẩm được người lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.

– Cường độ lao động là sự hao phí trí tuệ, sức lực của người lao động trong quá trình sản xuất tại một đơn vị thời gian hoặc kéo dài thời gian sản xuất, hoặc bằng cả hai cách đó.

Đi vào so sánh năng suất lao động và cường độ lao động, điểm giống nhau ở đây là: khi tăng cả năng suất lao động và cường độ lao động thì đều tạo ra nhiều sản phẩm hơn; tuy nhiên, giữa hai khái niệm này cũng tồn tại những điểm khác biệt nhất định:

– Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ được giảm xuống.

Hơn nữa, tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, cho nên đây gần như là một yếu tố có “sức sản xuất” vô hạn.

– Còn tăng cường độ lao động làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.

Hơn nữa, quyết định tăng cường độ lao động cần phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động. Cho nên, đây là yếu tố của “sức sản xuất” có giới hạn nhất định. Đánh giá thì việc tăng năng suất lao động sẽ có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế.

Giải pháp nâng cao năng suất lao động thời đại 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự đột phá của Internet và Trí tuệ nhân tạo cùng xu hướng phát triển dựa trên hệ thống kết nối số hóa – vật lí – công nghệ sinh học, đang làm thay đổi nền sản xuất, tác động mạnh mẽ đến khối doanh nghiệp. Tăng cường độ sâu vốn và công nghệ là một trong những giải pháp nổi bật được áp dụng trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.

Là quốc gia đang phát triển, việc tiếp cận những thành tựu của CMCN 4.0 là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp Việt Nam bứt phá, tận dụng các cơ hội để giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Hơn nữa, tăng cường độ sâu vốn và công nghệ là điểm mấu chốt, tỉ lệ thuận với kết quả năng suất lao động quốc gia. Tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp rất có tiềm năng, một số doanh nghiệp đã áp dụng số hóa vào sản xuất kinh doanh từ giống, canh tác, thu hoạch, phân phối tiêu dùng… Ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp giảm thiểu sức lao động và tăng năng suất lao động trong chính các ngành vốn đang sử dụng rất nhiều lao động.

Tiếp cận Nông nghiệp 4.0 là ứng dụng các thành tựu của Công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm thiểu công lao động, giảm thất thoát do thiên tai, dịch bệnh, an toàn môi trường, tiết kiệm chi phí trong từng khâu hay toàn bộ quá trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ.

Trong lĩnh vực hàng không, dịch vụ đã áp dụng ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo vào thực tế. Hàng triệu dữ liệu của động cơ máy bay đều có hệ thống phân tích và dự báo về tình hình hoạt động. Các hoạt động khác trong hệ thống như quản lí đặt chỗ, quản lí bán vé… cũng đã áp dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn (Big Data) để phục vụ khách hàng.

*

*
Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC


Năng suất lao động và cường độ lao động là những thuật ngữ quen thuộc trong quan hệ pháp luật về lao động. Đây là mối quan tâm chung của mỗi người lao động, doanh nghiệp và xã hội.

Cường độ lao động là gì? Phân biệt cường độ lao động và năng suất lao động là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Để biết thêm thông tin về vấn này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.


*

 


1.Thế nào là cường độ lao động?

Cường độ lao động (Tiếng anh là Labor intensity) là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Cường độ này cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.

Cường độ lao động tăng thì sẽ dẫn theo hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động tăng lên tương ứng, do đó giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng không đổi.

Cường độ lao động và năng suất lao động là những thuật ngữ thường nghe cùng với nhau. Thực chất chúng có mối quan và có những điểm khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin chi tiết về vấn đề này.

Cường độ lao động hiểu một cách đơn giản là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian nhất định. Điều này cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng trong quan hệ lao động.

Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động.

2. Khái niệm năng suất lao động là gì?

Cùng với việc hiểu cường độ lao động là gì, năng suất lao động là gì cũng là một khái niệm cần được tìm hiểu trong chủ đề này. Năng suất lao động được định nghĩa là số lượng sản phẩm (hay GDP) tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc.

Khái niệm năng suất lao động phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả và giá trị chất lượng và là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội được lượng hóa bằng mức tăng giá trị gia tăng của tất cả nguồn lực.

Có hai loại năng suất lao động đó là năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trên thị trường hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Chính vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao động xã hội.

3. Cách tính năng suất lao động

Một người lao động trong một ngày sản xuất ra 15 sản phẩm có tổng giá trị là 60 USD, như vậy giá trị của 1 sản phẩm là 4 USD. Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần thì giá trị 1 sản phẩm sẽ giảm đi 2 lần, là 2 USD. Đồng thời số lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên 2 lần, là 30 sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày vẫn là 60 USD.

Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần thì giá trị 1 sản phẩm vẫn giữ nguyên là 4 USD. Đồng thời số lượng sản xuất ra cũng tăng lên 1,5 lần là 22,5 sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày là 90 USD.

4. Phân biệt cường độ lao động và năng suất lao động?

Sau khi tìm hiểu về cường độ lao động là gì? Phân biệt cường độ lao động và năng suất lao động cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Bởi năng suất lao động và cường độ lao động lao động có những điểm giống nhau và khác nhau. Điểm giống nhau sẽ là cả hai đều tăng tỷ lệ thuận với kết quả lao động. Chính điều này khiến nhiều người thường nhầm lẫn giữa năng suất lao động và cường độ lao động.

Tuy nhiên hai tiêu chí này có những điểm khác nhau vì thế có thể phân biệt cường độ lao động và năng suất lao động trên một số điểm như sau:

Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống.

Hơn nữa, tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kĩ thuật, do đó, đây được coi như là một yếu tố có “sức sản xuất” vô hạn;.

Còn tăng cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ không đổi.

Việc tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động, do đó, nó là yếu tố của sức sản xuất có giới hạn nhất định. Chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

Ngoài ra giữa cường độ lao động và năng suất lao động còn khác nhau là khi tăng năng suất lao động thì làm giảm hao phí sức lao động để sản xuất ra một sản phẩm và làm giảm giá trị sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Trong khi đó tăng cường độ lao động thì hao phí lao động sản xuất ra một sản phẩm không thay đổi và không ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm.

Xem thêm: Cách xóa lịch sử tìm kiếm trên ch play nhanh nhất, xóa nhật ký tìm kiếm trên google play

Tăng năng suất lao động trong trường hợp thay đổi cách thức lao động, làm giảm nhẹ hao phí lao động còn tăng cường độ lao động thì cách thức lao động sẽ không đổi, hao phí sức lao động cũng sẽ không thay đổi. Việc tăng năng suất lao động sẽ là vô hạn còn tăng cường độ lao động là có giới hạn, bị giới hạn bởi sức khoẻ của con người.