Di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Bạn đang xem: Danh lam thắng cảnh di tích lịch sử việt nam

Khoản 1 Điều 28 Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định các tiêu chí xác định di tích lịch sử - văn hóa như sau:

Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.

Một số di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, có thể kể đến như:

+ Khu di tích Pác Bó Cao Bằng: Pác Bó còn ghi dấu ấn khi là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống và làm việc trong một khoảng thời gian khá dài sau những năm bôn ba khắp nước ngoài.

+ Hồ Gươm Hà Nội: một biểu tượng đặc trưng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung, gắn liền với câu chuyện vua Lê Lợi trả gươm cho rùa vàng.

+ Đền Phù Đổng (đền Gióng): Đền được xây dựng tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. đây là nơi thờ vị Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Theo tương truyền, nơi xây dựng đền Thượng (đền Phù Đổng) trước đây chính là nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên đê sông Đuống.

+ Di tích Đền Hùng Phú Thọ: Đền Hùng là một khu di tích lịch sử của Việt Nam, một quần thể đền chùa thờ phụng các vị Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Đền được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ. Và câu thơ: “Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”. Là một câu nhắc nhở về truyền thống uống nhớ nguồn của dân tộc ta từ bao đời.

Danh lam thắng cảnh

Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Khoản 2 Điều 28 Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định các tiêu chí xác định danh lam thắng cảnh như sau:

Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:

- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;

- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng:

+ Vịnh Hạ Long là một trong những danh lam thắng cảnh Việt Nam được UNESCO công nhận. Nơi đây được biết đến với vùng nước màu ngọc lục bảo, hàng trăm hòn đảo đá vôi và vô số hang động khổng lồ.

+ Thánh địa Mỹ Sơn là một danh lam thắng cảnh Việt Nam nổi tiếng được UNESCO công nhận. Có thể bạn chưa biết nhưng đây là một trong những kiến trúc còn sót lại của nền văn minh Champa cổ đại cách đây hơn 1,600 năm.

+ Chùa Thiên Mụ – Huế: Ngôi chùa không chỉ được coi là biểu tượng trong các bài thơ lãng mạn hay những bài hát trữ tình mà còn được coi là ngôi chùa linh thiêng và đẹp nhất. Không dừng lại ở đó, chùa Thiên Mụ hiện là ngôi chùa cao nhất Việt Nam và là một trong những danh lam thắng cảnh ở Việt Nam với cấu trúc 7 tầng nằm ở bờ bắc sông Hương.

Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1601 dưới thời cai trị của các vị lãnh chúa Nguyễn. Ngôi chùa ban đầu được xây dựng rất đơn giản, nhưng theo thời gian, nó đã được phát triển lại và mở rộng với các cấu trúc thiết kế phức tạp hơn.

+ Cù Lao Chàm – Quảng Nam: Cù Lao Chàm bao gồm 8 hòn đảo nhỏ cách bãi biển Cửa Đại – Hội An 148 km, một trong số đó đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trên các đảo của Cù Lao Chàm, có rất nhiều cổ vật chứng minh sự tồn tại của nền văn minh Chăm và người Việt trong quá khứ.

+ Phong Nha Kẻ Bàng – Quảng Bình: Phong Nha Kẻ Bàng được tạo thành từ hàng trăm hệ thống hang động, nhưng lớn nhất và đáng chú ý nhất chính là Hang Sơn Đoòng. Là một trong những hang động lớn nhất thế giới, hang Sơn Đoòng là một trong những cảnh đẹp nhất trên thế giới được UNESCO công nhận với vẻ đẹp tuyệt vời giữa nước và đá vôi tạo ra những hình thù kỳ lạ.

Xin chào công ty, tôi tên Hương. Tôi muốn biết các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của Việt Nam được quy định như thế nào? Các tiêu chí của di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh là gì? Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh gồm những loại nào? Mỗi loại được quy định ra sao? Mong công ty giải đáp những thắc mắc này giúp tôi với ạ. Tôi xin cám ơn!
*
Nội dung chính

Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì? 

Tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định về các khái niệm này như sau:

"<...> 2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 3. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học."

Di tích lịch sử văn hóa cần có những tiêu chí nào?

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009, quy định về vấn đề này như sau:

Di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.

Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được quy định như thế nào trong Luật Di sản văn hóa?

Danh lam thắng cảnh cần có những tiêu chí nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001, danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:

- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;

- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh gồm những loại nào? Mỗi loại được quy định ra sao?

Tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định về xếp hạng của các di tích như sau:

(1) Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:

- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;

- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.

(2) Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.

Xem thêm: Web đăng tin tuyển dụng miễn phí hiện nay, gợi ý 15 website

(3) Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;

- Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.