Có lẽ những người mới tiếp xúc với văn hóa Hàn Quốc sẽ tự đặt câu hỏi vì sao người Hàn lại dùng ‘của chúng ta’ thay vì ‘của tôi’. Ví dụ để nói ‘Mẹ của tôi’ thì người Hàn lại nói ‘우리 엄마’ (mẹ của chúng tôi) thay vì ‘내 엄마’. Và còn vô vàn những trường hợp khác nữa. Vậy để hiểu sâu sắc hơn về nét Văn hóa Uri độc đáo này, bạn hãy đọc hết bài viết này nhé .

Bạn đang xem: Đoàn kết tiếng hàn là gì

*

1. Uri trong tiếng Hàn là gì?

‘Uri’ (우리) là cách nói để chỉ ‘tôi’ và ‘bạn’ hoặc đề cập nhiều người bao gồm ‘tôi’ và ‘bạn’. Trên lý thuyết Uri mang ý nghĩa là ‘chúng tôi’ hay ‘chúng ta’. Thế nhưng người Hàn cũng sử dụng biểu hiện ‘Uri’ với ý nghĩa là ‘tôi’. Chúng ta thường bắt gặp trong các trường hợp như 우리 집 (nhà chúng ta), 우리 엄마 (mẹ chúng ta), 우리 아내 (vợ chúng ta), 우리 학교 (trường chúng ta), 우리 나라 (đất nước chúng ta). Nếu dịch sát nghĩa biểu hiện này bằng tiếng Anh và sử dụng cách biểu hiện là ‘our mother’ (mẹ chúng tôi) thì sẽ khiến người nước ngoài hiểu lầm. Mặc dù nó mang ý nghĩa giống với ‘We’/’Our’ trong tiếng Anh nhưng ‘Uri’ trong trong tiếng Hàn cũng mang một ý nghĩa khác.

2. Nguồn gốc của từ ‘Uri’

Theo các chuyên gia ngôn ngữ học, ‘Uri’ xuất phát từ danh từ ‘울타리’ nghĩa là hàng rào, bờ giậu. Hàng rào giống như ranh giới phân chia bên trong và bên ngoài. Ở trong nhấn mạnh sức mạnh đoàn kết. Đồng thời thế giới bên ngoài hàng rào thì mang tính độc quyền, bài trừ. Sức mạnh đoàn kết càng mạnh mẽ thì bên ngoài tính độc quyền bài trừ càng mạnh hơn.

*

Người Hàn Quốc thường sử dụng ‘Uri’ (chúng tôi/chúng ta) thay cho ‘của tôi’ xuất phát từ văn hóa mang tính cộng đồng cao của họ. Văn hóa Uri thể hiện sự xem trọng tập thể, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, gắn bó của dân tộc Đại Hàn.

Xã hội ngày càng trở nên phức tạp và cấu tạo của xã hội cũng thay đổi. Đồng thời các nhóm và tập thể được tạo nên nhiều hơn. Từ đó tiêu chuẩn tạo nên ‘Uri’ cũng càng trở nên đa dạng. Lưu ý rằng, Uri được tạo nên từ các mối quan hệ huyết thống, đồng hương, đồng môn,.. Tức là hình thành từ mối quan hệ mang tính tình cảm như cùng quê, cùng trường,… hơn là những mối quan hệ trên lý thuyết.

3. Chủ nghĩa tập thể trong xã hội Hàn Quốc cùng với Văn hóa Uri

‘Chủ nghĩa chúng ta’ này có thể xem là công cụ để phản ánh ý thức ‘Chủ nghĩa tập thể’. Điều đó được coi là nền tảng của xã hội Hàn Quốc. Xã hội mang ‘chủ nghĩa tập thể’ nghĩa là nói đến một xã hội coi trọng gia đình, người thân hoặc những tập thể. Trong xã hội ‘chủ nghĩa tập thể’, lợi ích của tập thể được ưu tiên hơn hẳn lợi ích của cá nhân. Và mỗi người luôn coi bản thân là một phần của nhóm hơn là việc tồn tại độc lập. Vì thế, đối với người Hàn Quốc, các giá trị cộng đồng rất được coi trọng.

*

Ở đất nước này có lẽ hiếm có thứ gì thuộc về sở hữu cá nhân. Bởi lẽ người Hàn cho rằng bất cứ ai cũng có quyền trải nghiệm cảm giác được sở hữu hay thuộc về một nơi nào đó. Ví dụ, nếu cùng làm chung một công ty thì công ty của bạn cũng là công ty của tôi. Nếu cùng học chung một trường thì đó cũng được coi là trường của ‘chúng ta’.

4. Cách người Hàn Quốc sử dụng ‘Uri’

Người Hàn Quốc thường hay sử dụng ‘Uri’ khi giới thiệu về dân tộc, đất nước, người thân trong gia đình. Cách nói như vậy khiến người đối diện không có cảm giác bị bài trừ, phân biệt ‘của anh, của tôi’. Chính nét văn hóa độc đáo này khiến người nước ngoài cảm nhận được sự thân thiện của người dân Hàn Quốc mỗi khi giao tiếp. Cách nói ‘của chúng ta’ đón nhận mọi đối tượng nghe, khiến họ cảm thấy bản thân cũng giống như một thành viên trong tập thể đó. Từ đó thúc đẩy tinh thần đoàn kết, gắn bó lẫn nhau.

Cũng chính với ý nghĩa sâu sắc như vậy mà từ ‘Uri’ được người dân Hàn Quốc sử dụng rất tự nhiên và linh hoạt trong thường nhật. Ở Hàn Quốc, nếu chúng ta sử dụng ‘của tôi’ thay vì ‘của chúng ta’ khi nhắc đến gia đình, người thân hoặc những thứ thuộc sở hữu chung, chắc chắn sẽ mang lại cảm giác mất tự nhiên cho người nghe.

Cách dùng khác của ‘Uri’

Đôi khi người Hàn Quốc sử dụng ‘Uri’ không phải để nhấn mạnh tính đoàn kết, cộng đồng. Trong đời sống hàng ngày, họ còn dùng ‘Uri’ như một cách nói âu yếm đầy yêu thương.

Ví dụ: 우리 민수 오늘 수고 많았네 (Minsu của chúng ta hôm nay vất vả rồi nhỉ)

Cách dùng này giúp xóa bỏ ranh giới và gắn kết mọi người gần nhau hơn. Nhờ đó, tạo nên một môi trường thân thiện, gắn kết trong tập thể.

*

5. Một số điều cần lưu ý về Văn hóa Uri

Trong tiếng Hàn, từ ‘Uri’ mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Vì thế những người ở các khu vực ngôn ngữ khác khó có thể hiểu được một cách sâu sắc. Ví dụ, người nước ngoài khi đến Hàn Quốc sẽ cảm thấy thú vị và tò mò về việc tại sao người Hàn sử dụng cụm ‘우리 아내’, ‘우리 남편’. Nếu dịch sát nghĩa thì 2 cụm đó có nghĩa là ‘vợ của chúng ta’, ‘chồng của chúng ta’. Chính điều đó sẽ khiến họ hiểu sai về nét văn hoá ‘Uri’ độc đáo này.

Sự thật là từ thời chiến tranh người Hàn đã phải nương tựa lẫn nhau để sống sót. Vì thế, người dân xứ kim chi luôn coi trọng tập thể và gia đình hơn là những trải nghiệm riêng biệt của bản thân. Vì lẽ đó, với người Hàn, đất nước là của chung toàn thể dân tộc. Tương tự như trường học, công ty, nhà cửa,… nếu sử dụng ‘của tôi’ thì sẽ bị cho là tự phụ. Cũng như đối với vợ hay chồng, dù là của mình nhưng vẫn phải dùng ‘của chúng ta’ bởi không chỉ mình bạn có vợ/chồng.

Văn hoá Uri thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng trong đời sống của người Hàn Quốc. Dù là một nét văn hoá đã có từ thời xa xưa nhưng đến giờ vẫn giữ nguyên được bản chất chính là nhờ vào ý nghĩa sâu sắc của nó. Đây cũng chính là một trong những nét văn hoá mà người Hàn luôn tự hào và quảng bá rộng rãi với bạn bè quốc tế.

Giống như tiếng Việt, tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn là sự đúc kết những kinh nghiệm sống lâu đời; là một trong những yếu tố tạo nên văn hóa Hàn Quốc đặc trưng và riêng biệt.

Học thành ngữ, tục ngữ sẽ giúp các bạn làm bài thi Topik tốt hơn, giao tiếp thực tế thú vị hơn. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng Sunny đi chinh phục các câu thành ngữ tục ngữ tiếng Hàn nhé!


Tục ngữ, thành ngữ là tiếng Hàn gì?

Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, chúng ta đã được làm quen với khái niệm thành ngữ, tục ngữ. Theo đó:

Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.

Top 170 câu tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn thông dụng nhất 

170 câu thành ngữ Hàn Quốc, tục ngữ Hàn Quốc dưới đây cũng chính là các câu tiếng Hàn thông dụng mà các bạn có thể vận dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong các bài luyện viết tiếng Hàn để câu từ thêm phần sinh động, thú vị.

Chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn đọc các câu tục ngữ, các câu thành ngữ hay nhất bao gồm tất cả các chủ đề như những câu thành ngữ nói về tình cảm gia đình, thành ngữ tiếng Hàn về tình yêu, thành ngữ về bạn bè, thành ngữ về tình bạn, thành ngữ về sức khỏe, thành ngữ về học tập, thành ngữ về động vật, tục ngữ về tiết kiệm,…

가까운 이웃 먼 친척보다 낫다: Bán anh em xa mua láng giềng gần가는 날이 장날: Ngày đi là ngày họp chợ (xảy ra việc ngoài dự tính, ngoài kế hoạch)가는 말이 고와야 오는 말이 곱다: Lời nói đi có đẹp thì lời nói đến mới đẹp (Tương tự câu Có đi có lại mới toại lòng nhau)가뭄에 콩 나듯: Đậu mọc giữa trời hạn hán가쇠귀에 경읽기: Nước đổ đầu vịt가재는 게 편이다: Tôm cũng giống cua (Ý chỉ hoàn cảnh giống nhau)가지 많은 나무 바람 잘 날 없다: Cây nhiều cành dễ lung lay trước gió (Ý chỉ gia đình đông con luôn luôn phải lo lắng)가질수록 더 많이 갖고 싶어진다: Ăn quen bén mùi간에 붙었다 쓸개에 붙었다 한다: Dính cả vào gan, vào mật (Ý chỉ những người cơ hội, nếu mang lại lợi ích cho mình thì dù là bất cứ ai cũng quan hệ)갈수록 태산: Càng đi càng gặp thái sơn (Ý nghĩa: ngày càng trở nên khó khăn)

*

감언이설: Mật ngọt chết ruồi강 건너 불구경하듯 한다: Băng qua sông như thể xem lửa (Ý chỉ thái độ không quan tâm như thể việc của người khác, thái độ bàng quan)같은 값이면 다홍치마: Nếu cùng một giá thì ai cũng chọn váy hồng/ đỏ (Ý nghĩa: nếu cũng vậy thì chọn cái tốt, cái đẹp)개구리 올챙이 적 생각 못한다: Lúc huy hoàng vội quên thưở hàn vi개천에서 용 난다: Con rồng từ suối bay lên (Ý nghĩa: Xuất hiện nhân vật xuất chúng từ gia đình khốn khó)걷기도 전에 뛰려고 한다: Muốn chạy trước khi đi (Ý chỉ việc dễ chưa làm được đã muốn làm việc khó, không biết lượng sức mình)계란으로 바위치기: Trứng chọi đá고래 싸움에 새우 등 터진다: Do cá voi đánh nhau nên tôm vỡ cả lưng (Tương tự câu Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết)고생 끝에 낙이 온다: Hạnh phúc ở phía cuối đường hầm고양이에게 생선을 맡기다/ 적을 데려다 아군을 해치가: Cõng rắn cắn gà nhà고양이한테 생선을 맡기다: Giao cá cho mèo고진감래: Khổ tận cam lai공든 탑이 무너지랴: Tòa tháp tốn công sức xây dựng không lẽ sụp đổ sao (Ý nghĩa: điều vô lý không thể xảy ra)과부 사정은 과부가 안다: Tình cảnh quả phụ thì quả phụ mới biết구관이 명관이다: Quan cũ là minh quân (Tương tự câu Trăm hay không bằng tay quen)구렁이 담 넘어가듯 하다: Con trăn như thể trườn qua bức tường (Ý nghĩa: Xử lý việc không rõ ràng, nhân lúc người khác không biết, không trung thực)구사일생: Thập tử nhất sinh구슬이 서 말이라도 꿰어야 보배: Ngọc quý dù có 3 bao cũng phải xâu lại mới thành bảo bối굴러온 돌이 박힌 돌 뺀다 : Hòn đá lăn đến đánh bật hòn đá có sẵn (Tương tự câu Trường giang sóng sau xô sóng trước)궝 먹고 알 먹기: Ăn cả giầy ăn cả bít tất그 아버지에 그 자식: Cha nào con nấy근거없이 말하다: Ăn ốc nói mò긁어 부스럼: Gãi đúng tổ kiến lửa금강산도 식후경: Có thực mới vực được đạo금강산도 식후경: Trời đánh tránh bữa ăn기 위해 사는 것이라기보다 살기 위해 먹는다: Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn기고만장 : Khí cao vạn trượng기르던 개에게 다리 물렸다: Bị cắn vào chân bởi con chó đã nuôi (Tương tự câu Nuôi ong tay áo, Ăn cháo đá bát)기절초풍 : Hồn xiêu phách lạc꼬리가 길면 잡힌다: Nếu đuôi dài thì bị bắt (Tương tự câu Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra)꿀 먹은 벙어리: Người câm ăn mật ong꿩보다 닭: Lấy con gà thay con gà lôi (Tương tự câu Méo mó có hơn không)나무에 오르라 하고 흔드는 격: Bảo ai đó leo lên cây nhưng đứng dưới rung (Ý chỉ những người tâm địa xấu xa, gài bẫy người khác)남에 떡이 커 보인다: Đứng núi này trông núi nọ남의 떡이 더 커 보인다: Nhìn bánh tok khác to hơn (Tương tự câu Ghen ăn tức ở)

*

남의 잔치에 감 놔라 배 놔라 한다: Đặt hồng/ lê lên bàn tiệc của người khác (Tương tự câu Cứ thích chõ mũi vào việc người khác).낫 놓고 기역자도 모른다: Đặt cái liềm xuống thì không biết là chữ ㄱ (Ý chỉ người quá ngu dốt hoặc không biết chữ)낮말은 새가 듣고 밤말은 쥐가 듣는다: Tai vách mách rừng노심초사 : Lao tâm khổ tứ누울 자리 봐 가며 발 뻗어라: Nhìn vào chỗ nằm để đi và duỗi chân (Ý nghĩa: Khi làm việc gì cũng phải xem xét, lên kế hoạch)누워서 떡 먹기: Ăn bánh ttok trong lúc nằm (Tương tự câu Dễ như trở bàn tay)누워서 침 뱉기: Gậy ông đập lưng ông눈에는 눈, 이에는 이: Ăn miếng trả miếng다 된 밥에 재 뿌리기: Rắc tàn tro vào nồi cơm chín rồi (Ý nghĩa: Tự nhiên làm hỏng việc đã tốt)단도직입 : Đơn phương độc mã도둑은 도둑이 잡게 해라 (도둑이 모처럼 임자 만나다): Kẻ cắp gặp bà già도둑이 제 발 저리다: Kẻ trộm thấy tê chân (Tương tự câu Có tật giật mình)도토리 키 재기: Hạt dẻ còn so cao thấp (Ý nghĩa: đã chẳng ra gì còn so với nhau)돌다리도 두들겨 보고 건너라: Dù là cầu đá thì cũng gõ thử hãy bước qua (Tương tự câu Cẩn tắc vô áy náy)동고동락 : Đồng cam cộng khổ동문서답 : Hỏi đông đáp tây동병상련 : Đồng bệnh tương lân동분서주 : Chạy đông chạy tây동상이몽 : Đồng sàng dị mộng될성부른 나무는 떡잎부터 알아본다 : Cây tốt tươi thì có thể nhận biết từ lúc lá mầm (Tương tự câu Anh hùng xuất thiếu niên)두문불출 : An phận thủ thường뒷물이 맊아야 아랫물이 맊다: Người trên đúng mực kẻ dưới mới nghiêm등잔 밑이 어둡다 : Dưới chân đèn lại tối (Ý nghĩa: Không biết rõ việc xảy ra gần mình)땅 짚고 헤엄치기: Chống tay lên đất để bơi (Ý nghĩa: Việc quá dễ dàng)떡 본 김에 제사 지낸다 : Nhân tiện thấy bánh tok thì làm lễ luôn (Ý nghĩa: Làm một cách gọn, đơn giản nhân tiện cơ hội đến)떡 줄 사람은 생각도 않는데 김칫국부터 마신다: Người ta chưa cho bánh gạo mà đã nghĩ đến uống canh Kim Chi (Ý nghĩa: Người ta chưa cho mà đã chờ đợi để nhận)뚝배가 보다 장맛이다: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn뜻이 있는 곳에 길이 있다: Có chí thì nên마치 눈먼 고양이가 생선을 만나듯이: Mèo mù vớ cá rán말 한마디로 천냥 빚을 갚는다 : Trả được món nợ ngàn vàng bằng một lời nói (Ý chỉ những người biết cách ăn nói, có thể giải quyết việc khó bằng lời nói)맞은 놈은 펴고 자고 때린 놈은 오그리고 잔다 : Kẻ bị đánh thì nằm duỗi ra ngủ, kẻ đánh thì nằm ngủ co ro모난 돌이 정 맞는다 : Hòn đá góc cạnh bị đục (Ý chỉ những người thích thể hiện dễ bị ghét, bị công kích)모든 난관 앞에 선봉적으로 책임을 맡다: Đứng mũi chịu sào모로 가도 서울만 가면 된다 : Cho dù đi đâu chỉ cần đến Seoul là được (Ý nghĩa: Để đạt được mục đích, bất chấp thủ đoạn)모로 던져도 마름쇠: Chắc như đinh đóng cột

*

모르면 약이요 아는 게 병: Không biết thì là thuốc, biết thì là bệnh (Ý nghĩa: Không biết thì thấy thoải mái, biết rồi càng bất an)목마른 사람이 우물 판다: Người khát nước thì đi đào giếng몸은 떨어져 있으나 마음은 가까이 있다: Người xa nhưng lòng không xa무궁무진 : Vô cùng vô tận무쇠도 갈면 바늘 된다: Có công mài sắt có ngày nên kim물에 빠지면 지푸라기라도 잡는다: Nếu bị ngã xuống nước, cho dù là cọng rơm cũng phải bắt lấy (Tương tự câu Có bệnh thì phải vái tứ phương)물에 빠진 놈 건져 놓으니 보따리 내놓으라 한다: Vớt thằng chết đuối lên lại bị bảo rằng đưa hành lý đây (Tương tự câu Lấy oán báo ơn)믿는 도끼에 발등 찍힌다: Cái rìu mình tin tưởng lại bổ vào mu bàn chân (Ý nghĩa: Bị bội tín bởi người mình tin tưởng)밑 빠진 독에 물 붓기: Đổ nước vào chum không đáy (Ý nghĩa: Tốn nhiều sức vào việc vô ích)바늘 가는 데 실 간다: Kim đi đâu, chỉ theo đó (Ý nghĩa: Ai đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, như hình với bóng)바늘 도둑이 소도둑 된다 : Kẻ trộm kim sẽ trở thành kẻ trộm bò (Ý nghĩa: Cho dù là lỗi nhỏ, nếu không sửa chữa thì sẽ làm lỗi lớ)바늘도둑 소도둑: Ăn cắp quen tay바다 밑에서 손을 더듬어 바늘을 찾다: Mò kim đáy biển바다는 메워도 사람의 욕심은 못 채운다: Biển có thể lấp nhưng lòng tham con người thì không)바람이 모여 폭풍으로 변한다: Góp gió thành bão반신반의: Bán tín bán nghi발 없는 말이 천리 간다: Lời nói không có cánh đi ngàn dặm (Tương tự câu Tin lành đồn gần tin giữ đồn xa)발밑에 물이 차다: Nước đến chân mới nhảy배보다 배꼽이 더 크다 : Rốn to hơn bụng (Ý nghĩa: Cái đáng phải to thì lại nhỏ)백번 듣는 것보다 한 번 보는 것이 낮다: Trăm nghe không bằng một thấy백지장도 맞들면 낫다: Ngay cả tờ giấy trắng cùng nhau khiêng sẽ tốt hơn (Ý nghĩa: Nếu 2 người hợp sức lại thì tốt hơn 1)벼는 익을수록 고개를 숙인다: Lúa càng chín càng rủ bông (Ý nghĩa: Càng là người biết nhiều càng khiêm tốn)벼룩이 간을 내어 먹는다: Lấy gan rệp để ăn (Ý nghĩa: Lấy từ người yếu hèn để hưởng lợi)부지런한 자의 계획은 성공하게 마련이다: Kế hoạch của người chăm chỉ đương nhiên là thành công.부화뇌동 : Gió chiều nào theo chiều ấy분명한. 명백한: Tiền có đồng, cá có con불가사의 : Bất khả tư nghị불난 집에 부채질한다: Quạt thêm vào nhà đang cháy (Tương tự câu Đổ thêm dầu vào lửa)불운은 몰려서 온다: Họa vô đơn chí불평부당 : Bình đẳng công tâm비 온 뒤에 땅이 굳어진다: Sau cơn mưa trời lại sáng빈 수레가 요란하다: Thùng rỗng kêu to사공이 많으면 배가 산으로 간다 : Đẽo cày giữa đường사공이 많으면 배가 산으로 간다: Lắm thấy nhiều ma상부상조 : Tương phùng tương trợ

*

새웅지마 : Tái ông thất mã서당 개 삼 년이면 풍월을 읊는다 : Con chó nếu ở trường 3 năm cũng có thể ngâm thơ ( Ý nghĩa: Ngay cả người vô học, học nhiều cũng biết mức độ nào đó)서로 맞장구치면서 치켜세우다: Kẻ tung người hứng선견지명 : Thần cơ diệu toán세 살 버릇 여든 간다: Thói quen 3 tuổi theo đến tận 80 (Tương tự câu Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời)소 잃고 외양간 고친다: Mất bò mới lo làm chuồng소탐대실 : Tham bát bỏ mâm시간은 돈이다 (시간은 금이다 ): Thời gian là vàng시작이 반이다: Sự khởi đầu là một nửa chặng đường신중하지 못한 사람을 이르는 말. 난잡하게 사는 사람: Mèo mả gà đồng심사숙고 : Tận tâm kiệt lực싼 게 비지떡: Tiền nào của nấy쓸모없는 일을 하다. 사족을 달다: Vẽ rắn thêm chân아는 길도 물어 가라: Dù có là con đường mình biết thì cứ hỏi mới đi (Ý nghĩa: Việc mình giỏi cũng phải cẩn thận)아닌 밤중에 홍두깨: Việc bất ngờ xảy ra ngoài suy nghĩ아닌때 굴뚝에 연기나랴: Không có lửa làm sao có khói아전인수 : Tát nước vào ruộng nhà앞문에서 호랑이를 막고, 뒷문에서 이리를 맞이하다 (보이지 않게 해지고 반역하는): Tiền môn cự hổ, hậu môn tiến lang얌전한 고양이가 부뚜막에 먼저 올라간다: Con mèo hiền thì leo lên chái bếp trước)양측이 거의 엇비슷한. 용호상박의 형세: Kẻ tám lạng người nửa cân어르고 빰치기: Vừa đánh vừa xoa여자는 어릴적에 아바지를 따르고, 출가하면 남편 이 따르며, 남편이 죽으면 아들을 따른다: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.여행은 시야를 넓혀준다. 여행을 통하여 배우는 것이많다: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn열 번 찍어 안 넘어가는 나무 없다: Không có cây nào chặt mười lần mà ko đổ (Tương tự câu Kiên trì là mẹ của thành công, Có công mài sắt có ngày nên kim)예방이 가장 좋은 치료이다: Phòng bệnh hơn chữa bệnh옷이 날개다: Quần áo là đôi cánh (Ý nghĩa: Mọi người sẽ đánh giá bạn qua vẻ bề ngoài của bạn)원송이도 나무에서 떨어질때: Sông có khúc người có lúc원숭이도 나무에서 떨어진다: Thậm chí loài khỉ cũng có thể bị ngã khỏi cây유명무실 : Hữu danh vô thực이론은 실제 상황이 따라야 한다: Học đi đôi với hành인이 동행하면 그중한 사람은 반드시 다른 사람의 스승이 된다: Tam nhân đồng hành tất hữu ngã일석이초: Nhất cử lưỡng tiện/ Một mũi tên trúng hai đích일은 적게 하고 많이 먹는다: Ăn thật làm giả임기응변 : Tùy cơ ứng biến자신의 생각으로 남을 헤아리다/ 주관적으로 남을 판단하다: Suy bụng ta ra bụng người

*

전대에 진 빚 때문에 당대에 고생을 감수해야 하다: Tiền oan nghiệp chướng전무후무 : Vô tiền khoáng hậu전화위복 : Chuyển họa thành phúc종로에서 빰 맞고 한강에 가서 화풀이 한다: Giận cá chém thớt좋은 약은 입에 쓰다: Thuốc đắng giã tật좌충우돌 : Tả xung hữu đột주제넘게 많은 것을 요구하는 사람을 나타냄: Ăn mày đòi xôi gấc천우신조 : Quý nhân phù trợ칼 든 놈은 칼로 망한다: Chơi dao có ngày đứt tay타는 불에 부채질하다: Đổ thêm dầu vào lửa타는듯이 덥다 (찌는 더위): Nóng như lửa đốt티끌 모아 태산: Kiến tha lâu đầy tổ피는 물보다 진하다: Một giọt máu đào hơn ao nước lã필요는 발명의 어머니: Cái khó ló cái khôn하나를 주면 열을 달라고 한다: Được đằng chân lân đằng đầu하늘에 별 따기: Khó như hái sao trên trời하룻강아지 범 무서운 줄 모른다: Chó con thì không biết sợ hổ (Tương tương tự câu Điếc không sợ súng)하지 않느니 보다는 늦어도 하는 편이 낫다: Chậm còn hơn không호랑이 꿀에 가야 호랑이새끼를 잡는다: Có vào hang cọp mới bắt được cọp힘에 겹도록 물건을짊어지고 있는: Tay xách nách mang.

Xem thêm: Những Câu Nói Tuyệt Vọng Nhất Cho Bạn, Danh Ngôn Tuyệt Vọng

Trên đây là tổng hợp 170 câu tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn thông dụng nhất mà Sunny muốn giới thiệu cho các bạn. Hy vọng những câu thành ngữ hay nhất này sẽ giúp bạn tăng gia vị cho câu chuyện trở nên phong phú và thú vị hơn.