Phố đi bộ Nguyễn Huệ là một trong những địa điểm được yêu thích nhất của Sài Gòn. Suốt 4 mùa, nơi này luôn đông đúc, nhộn nhịp và có nhiều hoạt động thú vị. Vì là phố đi bộ nên vào cuối tuần, những người đến đây phải gửi xe thì mới vào được con phố. Bài viết dưới đây của Viet Fun Travel sẽ chia sẻ với du khách một số chỗ gửi xe phố đi bộ Nguyễn Huệ để tiện lợi hơn trong việc vui chơi, tham quan.

Bạn đang xem: Gửi xe ở phố đi bộ

Bài viết cùng chủ đề: Sự kiện phố đi bộ Nguyễn Huệ - phố đi bộ hôm nay có gì vui?

1. Những ngày nào phải gửi xe để vào phố đi bộ Nguyễn Huệ?

Phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm trên đường Nguyễn Huệ, thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Con phố này nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, ngay gần bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn nổi tiếng. Du khách đi bộ trên phố Nguyễn Huệ là có thể ra tới bến Bạch Đằng hóng gió và ngắm những con tàu đi lại trên sông.

Có độ dài 670m, rộng 64m, phố đi bộ Nguyễn Huệ được xem là điểm nhấn đầy nổi bật trong bức tranh toàn cảnh của Sài Gòn. Hầu như tất cả khách du lịch trong và ngoài nước đến Sài Gòn tham quan đều ghé thăm phố đi bộ Nguyễn Huệ. Thêm vào đó, người dân địa phương và các tỉnh lân cận Sài Gòn cũng rất yêu thích con phố này, thường xuyên đến vui chơi, dạo mát, tạo nên khung cảnh đông vui đầy sinh động.

*
Phố đi bộ Nguyễn Huệ cấm xe từ 19h – 23h thứ 7 và Chủ nhật mỗi tuần

Tuy nhiên, phố đi bộ Nguyễn Huệ không chỉ là một điểm tham quan. Đây còn là con đường lưu thông sầm uất của quận 1, nối giữa UBND thành phố Hồ Chí Minh với bến Bạch Đằng. Do đó, vào các ngày trong tuần, xe cộ vẫn được lưu thông tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Chỉ có từ 19h – 23h mỗi tối thứ 7 và Chủ nhật, xe cộ mới bị cấm đi vào đường Nguyễn Huệ để nơi này trở thành phố đi bộ thực sự, phục vụ người dân và du khách tham quan.

*

2. Những điểm gửi xe để vào phố đi bộ Nguyễn Huệ

Có rất nhiều địa điểm gửi xe xung quanh phố đi bộ Nguyễn Huệ mà du khách có thể lựa chọn. Có bãi xe nằm gần, có nơi nằm xa hơn. Nhiều người thích gửi gần để không phải đi bộ lâu, một số người khác lại thích gửi xe xa một chút để đi bộ ngắm cảnh Sài Gòn và dạo chơi luôn. Dưới đây là một số địa điểm gửi xe ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1 mà Viet Fun Travel tổng hợp được:

- Góc đường Hồ Tùng Mậu – Huỳnh Thúc Kháng.

- Ngã ba Hồ Tùng Mậu – Tôn Thất Thiệp (hướng ra phố đi bộ).

- Hầm Lucky Plaza.

- Sau nhà hát thành phố, bên cạnh Circle K.

- Cổng chính Bitexco (bãi tự phát).

- Vincom Đồng Khởi.

- Parkson Lê Thánh Tôn.

- Biện viện Nhi đồng 2.

*
Có nhiều điểm giữ xe xung quanh phố đi bộ Nguyễn Huệ

- Bãi giữ xe bến xe bus đường thủy Bạch Đằng.

- Bãi giữ xe công viên Tao Đàn.

- Bãi giữ xe công viên 23/9 (đoạn gần Nguyễn Trãi).

- Bãi giữ xe sân khấu Sen Hồng, gửi dưới hầm.

- Chân cầu Calmette.

- Bãi giữ xe Diamond Plaza.

- Bãi giữ xe trường ĐH Kinh Tế TPHCM.

- Trường Hàn Thuyên.

- Nhà văn hóa Thanh Niên.

- Uỷ ban nhân dân Quận 1.

Ngoài ra, còn có một số bãi xe tự phát. Giá cả của các bãi giữ xe khác nhau, có nơi chỉ 5.000đ/ xe, có nơi 20.000đ. Vào các dịp lễ, Tết, giá giữ xe tại các địa điểm càng tăng cao. Mỗi bãi giữ xe cũng có giờ giấc lấy xe khác nhau, vì thế du khách khi gửi xe nên lưu ý hỏi giờ để tránh bị trễ giờ lấy xe.

3. Những lưu ý khi gửi xe để vào phố đi bộ Nguyễn Huệ

- Du khách nên lên lịch trình trước các địa điểm muốn tham quan. Đa phần khách du lịch sẽ đi phố Nguyễn Huệ cùng với các địa điểm nổi tiếng khác của Sài Gòn như nhà thờ Đức Bà, hồ Con Rùa, công viên 23/9... Việc lên lịch trình trước sẽ giúp du khách chọn được địa điểm gửi xe phù hợp.

*
Du khách nên lên lịch trình tham quan để chọn được địa điểm gửi xe thích hợp khi vào phố đi bộ Nguyễn Huệ

- Du khách nên hỏi giá trước khi gửi để tránh bị chặt chém hoặc nên chọn các bãi xe có niêm yết giá.

- Du khách nên hỏi giờ đóng cửa của bãi giữ xe. Một số bãi chỉ giữ tới 22h, một số bãi lại giữ 24/24.

- Vào các dịp Tết Nguyên đán, số lượng điểm giữ xe để vào phố đi bộ Nguyễn Huệ tăng lên vì chính quyền lập thêm điểm giữ xe do các thanh niên xung phong phụ trách. Giá giữ xe ở các điểm này rẻ hơn các bãi giữ xe tự phát.

*

4. Ngoài phố đi bộ Nguyễn Huệ, Sài Gòn còn phố đi bộ nào nữa không?

Trước kia, Sài Gòn chỉ có một phố đi bộ duy nhất là Nguyễn Huệ. Sau đó, thấy nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và khách du lịch rất cao, phố đi bộ Nguyễn Huệ không đủ đáp ứng nên chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã lập ra con phố đi bộ thứ 2. Vào năm 2017, phố đi bộ Bùi Viện chính thức đi vào hoạt động, trở thành phố đi bộ thứ 2 của Sài Gòn.

*
Bùi Viện là phố đi bộ thứ 2 của Sài Gòn

Khác với phố đi bộ Nguyễn Huệ chỉ cấm xe từ 19h – 23h thứ 7 và Chủ nhật, phố đi bộ Bùi Viện hoạt động từ 19h – 2h sáng hôm sau thứ 7 và Chủ nhật. Đây còn được gọi là phố Tây với rất nhiều hàng quán, bar pub dọc hai bên đường. Vì thế, để đảm bảo không gian cho việc đi bộ, chính quyền đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh chỉ được phép bán trên toàn bộ phần vỉa hè, không được bày xuống dưới lòng đường.

Phố đi bộ Bùi Viện là địa điểm để tổ chức các hoạt động nghệ thuật đường phố, phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Nơi này sầm uất và đông vui không kém gì phố đi bộ Nguyễn Huệ, thậm chí lượng khách nước ngoài còn đông hơn. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai con phố là vào dịp Tết Nguyên đán, chỉ có phố Nguyễn Huệ trở thành đường hoa.

*

*
Phố đi bộ Bùi Viện đông đúc không kém phố đi bộ Nguyễn Huệ, thậm chí còn có nhiều khách du lịch nước ngoài hơn

Thêm vào đó, phố đi bộ Bùi Viện được xem là con phố ăn nhậu thâu đêm của Sài Gòn với âm nhạc xập xình, các dịch vụ massage, làm đẹp và nhiều hoạt động mang tính dân gian của Việt Nam để phục vụ du lịch. Nhìn chung, phố đi bộ Nguyễn Huệ vẫn rộng rãi, thoáng mát và đại chúng hơn.

Vào các dịp lễ Tết, cả 2 con phố đi bộ này đều đông đúc, thậm chí có thể tắc đường suốt nhiều giờ đồng hồ. Các đặc sản ăn uống của phố đi bộ Bùi Viện khác với Nguyễn Huệ. Nơi này chủ yếu là bia, các món sinh tố, kem, các món ăn đường phố của nước ngoài, đồ nướng, phở, hủ tiếu, bún... Rất nhiều món ăn ngon miệng và đặc sắc mà du khách có thể thưởng thức với mức giá khá phải chăng.

Ban ngày, phố đi bộ Bùi Viện cũng giống như Nguyễn Huệ, là con đường lưu thông xe cộ. Con phố này còn là nơi tập trung rất nhiều dịch vụ lữ hành, du lịch, các công ty tour, khách sạn... Vì thế, du khách có thể dành 1 ngày để khám phá Bùi Viện và 1 ngày để trải nghiệm phố đi bộ Nguyễn Huệ nếu như không có nhiều thời gian tại Sài Gòn.

-> Tham khảo, đặt một số Tour Sài Gòn chất lượng, giá tốt do Viet Fun Travel tổ chức.

Còn khi có nhiều thời gian hơn, chắc hẳn du khách sẽ cần nhiều hơn 1 ngày để khám phá hai con phố độc đáo này. Mỗi con phố có một đặc trưng riêng nên sẽ đem đến cho du khách những cảm xúc khác biệt và những ấn tượng khó phai. Tất cả làm nên một bức tranh sinh động, nhiều màu sắc và đầy hấp dẫn về Sài Gòn đông vui và hoa lệ.

*
Vài nét về 4 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc
*
Bật mí những điều thú vị chỉ có ở thành phố Dubai
*
Top những thành phố giàu nhất Việt Nam hiện nay
*
Thứ Tự Top 4 Thành Phố Lớn Nhất Việt Nam Hiện Nay
*
Giới Thiệu Tổng Quan Về Tỉnh Đồng Tháp? 3 Thành Phố Của Đồng Tháp Là Gì?
*
Danh Sách 3 Thành Phố Lớn Nhất Việt Nam Hiện Nay
*
Tìm Hiểu Thông Tin Các Thành Phố An Toàn Nhất Thế Giới
*
Kinh Nghiệm Học Tiếng Hàn Cho Người Mới Bắt Đầu Cực Chuẩn
*
Điểm danh 10 thành phố đẹp nhất thế giới ai cũng muốn đến 1 lần
»»»
TIN TỨC
Có thể bạn chưa biết những điểm gửi xe phố đi bộ Hà Nội
*

Để phục vụ người dân đến tham quan và vui chơi vào những dịp cuối tuần lễ Tết, UBND TP Hà Nội đã thành lập 78 điểm gửi xe phố đi bộ Hà Nội với diện tích 17.380 m2. Bạn có thể tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.

1. Các tuyến phố đi bộ là các tuyến phố nào?

Các tuyến phố đi bộ ở Hà Nội bao gồm: Phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai Lê Thạch, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Khay, Lê Thái Tổ (một nửa đường phía Hồ Hoàn Kiếm đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Lò Sũ, Hàng Dầu (đoạn từ ngã tư Lò Sũ – Hàng Dầu đến Đinh Tiên Hoàng), khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trần Nguyên Hãn (từ Đinh Tiên Hoàng đền Lý Thái Tổ), Lương Văn Can (đoạn từ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), Bảo Khánh (đoạn từ ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ), Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Tràng Tiền). 

Thời gian các tuyến phố đi bộ hoạt động: Vào mùa hè: Từ 19h30 tới 24h, vào mùa đông: Từ 18h30 tới 24h các ngày T6, T7 và Chủ nhật. Trong khoảng thời gian này, những tuyến phố đi bộ này sẽ cấm các phương tiện hoạt động.

*
Gửi xe phố đi bộ Hà Nội

2. Các điểm gửi xe phố đi bộ Hà Nội

Hiện nay sở Xây dựng Hà Nội đã lên phương án bố trí 78 gửi xe phố đi bộ Hà Nội để trông giữ ô tô, xe đạp, xe máy có diện tích 17.380 m2 với sức chứa 87 xe du lịch, xe chở khách, hơn 600 xe ô tô con, hơn 2.700 xe đạp, xe máy.

Với mỗi địa điểm trông giữ xe đều có biển báo: “Nơi trông giữ (xe đạp, xe máy, ô tô) phục vụ các tuyến phố đi bộ”. Có bảng niêm yết phí trông giữ theo quy định.

Đối với xe du lịch, xe khách trên 25 chỗ: gửi ô tô phố đi bộ Hà Nội bao gồm các điểm Trần Khánh Dư (sát tường rào Bảo tàng lịch sử), điểm đỗ xe Trần Quang Khải (bãi đá), điểm đỗ xe Phùng Hưng cụt (Lê Văn Linh – Phan Đình Phùng).

*
Gửi xe ô tô phố đi bộ Hà Nội

Click ngay: Các quán bánh cuốn ở Hà Nội ngon

Đối với xe con gồm 18 điểm gửi xe ô tô phố đi bộ Hà Nội: trong đó có 15 điểm dự kiến tại tuyến phố: Lý Thái Tổ (đoạn từ Lò Sũ đến Lê Lai), Ngô Quyền (từ số 16 đến 22 và từ Lê lai đến Lê Thạch), Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng (trước số 34-38), 6 Quang Trung (từ Hai Bà Trung đến Tràng Thi), Lê Phụng Hiểu (vườn hoa Diên Hồng), 8 Cổ Tân (vườn hoa Cổ Tân), Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật (bãi đỗ xe cao tầng), Phùng Hưng (vỉa hè và lòng đường), Bát Đàn, Nhà Thờ, Hàng Trống, trên hè tại số 5 Quang Trung…

Hiện tại sở Xây dựng đang tiếp tục đề xuất thêm 3 điểm tại Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Ngô Quyền – Tông Đản), Bà Triệu (đoạn từ Tràng Thi đến Trần Hưng Đạo), Tông Đản (đoạn từ Lý Đạo Thành đến Tràng Tiền).

Gửi xe phố đi bộ Hà Nội đối với xe máy và xe đạp gồm: 57 điểm trông giữ trong đó phố Hai Bà Trưng có 15 điểm, Lý Thái Tổ có 5 điểm, Ngô Quyền có 8 điểm, Quang Trung có 4 điểm, Lê Phụng Hiểu có 1 điểm. 24 điểm bổ sung mới gồm: Ngô Quyền có 4 điểm, Lý Thái Tổ có 4 điểm, Hai Bà Trưng có 10 điểm, Bà Triệu có 1 điểm, Quang Trung có 1 điểm, Hàng Bài có 2 điểm, Hàng Gai có 2 điểm.

*
Gửi xe ở phố đi bộ Hà Nội

3. Cần lưu ý gì khi gửi xe ở phố đi bộ Hà Nội

Cần đi sớm vào những dịp cuối tuần để có thể gửi xe được ở điểm trông giữ xe do Ủy ban phường quy định bởi ở đây có bảng giá niêm yết. Hạn chế gửi xe ở những điểm tự phát, giá cả sẽ bị đắt hơn gấp nhiều lần. Tốt nhất bạn cần hỏi và trao đổi giá trước khi gửi xe.

Kiểm tra xe thật kỹ trước khi ra khỏi khu vực gửi xe: những ngày lễ Tết số lượng xe cộ rất đông, hãy nhớ đặc điểm của chiếc xe, biển số và vị trí để xe, điều giúp cho bạn sau khi vui chơi xong có thể tìm đúng xe của mình nhanh nhất.

Chắc chắc một điều là phải khóa an toàn và cẩn thận, đồng thời bạn phải lưu ý mang tiền, các giấy tờ quan trọng theo người. Không nên để các giấy tờ cá nhân trong cốp, tránh trường hợp bị móc mất. Ở cốp chỉ nên để mũ bảo hiểm, áo mưa, mũ nón để phòng trời mưa thôi.

Xem thêm: Công viên du lịch suối tiên mới nhất năm 2023, công viên suối tiên

Trên đây là một số lưu ý khi gửi xe phố đi bộ Hà Nội. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.