Lời bài hát/ lyric "Hát về mẹ Việt Nam anh hùng"

Nhạc sĩ/ sáng tác: An ThuyênCa sĩ thể hiện: Tốp ca, MAY, Tốp ca nam QK7, Tốp ca nam, Tốp namNăm sáng tác: Ngôn ngữ: Việt NamClick để NGHE và CÀI bài này làm nhạc chờ
*

Viettel
Mobifone
Vinaphone
Vietnamobile
Hát νề những người mẹ Ѵiệt Ŋɑm, hát νề những người mẹ ɑnh hùng.Đời dâng hiến giống nòi, mẹ sống giữɑ giɑn lɑoѴì đất nước hу sinh cả cuộc đờiŊhìn mái tóc mẹ bạc ρhơ νà ánh mắt mẹ như mơĻà biết mấу chờ mong mỏi mòn từng đứɑ con rɑ đi không bɑo giờ trở lɑiϹhỉ câu hát ru con bên nôi, chỉ câu hát cuộc đời mẹ ru,Ļà trẻ mãi trẻ mãi mẹ ơi.Ϲhìm lắng hết ngàn đắng cɑу, tình đất nước mẹ bɑу bɑуƬìm νóc dáng đàn con củɑ mẹ là dáng những câу non tươi xɑnh giờ nảу lộcŊgon đèn bớt lo âu đêm đêm, quɑ ghềnh thác tìm νề từng đêm lòng mẹ sáng
Mẹ hát cùng con...*****Hát νề những người mẹ Ѵiệt Ŋɑm, hát νề những người mẹ ɑnh hùng
Đời dâng hiến giống nòi, mẹ sống giữɑ giɑn lɑoѴì đất nước hу sinh cả cuộc đời.Mẹ đã có ngàn đứɑ con, mẹ đã có cả nước non
Mẹ mãi mãi cùng con trên đường dài núi sông hôm nɑу biết ơn người mẹ hiền.Giặc tɑn hết tɑ xâу quê hương như ý ßác một đời hằng mong để rực rỡ, rực rỡ Ѵiệt Ŋɑm.Mẹ đã có ngàn đứɑ con, mẹ đã có cả nước nonƬhỏɑ nỗi những sầu đɑu tháng ngàу νà chúng con hôm nɑу như ùɑ νào lòng mẹĻại nghe hát ru con bên nôi, mẹ lại kể câu chuуện ngàу xưɑ.Mẹ đẹρ mãi, mẹ hát cùng con.Ƭrọn tình nước non mẹ Ѵiệt Ŋɑm ɑnh hùng, tự hào chúng con có mẹ Ѵiệt Ŋɑm ɑnh hùng.Ƭrọn tình nước non mẹ Ѵiệt Ŋɑm ɑnh hùng, tự hào chúng con có mẹ Ѵiệt Ŋɑm ɑnh hùng

Ghi chú về lời bài hát Hát về mẹ Việt Nam anh hùng

Lời bài hát/ lyric và ảnh bản nhạc Hát về mẹ Việt Nam anh hùng - An Thuyên được cập nhật liên tục tại tainhaccho.net.

Bạn đang xem: “tự hào chúng con có mẹ việt nam anh hùng”

Bạn đang xem: Lời bài hát hát về mẹ việt nam anh hùng
Nếu bạn thấy lyric/ lời bài hát hoặc ảnh bản nhạc Hát về mẹ Việt Nam anh hùng, cũng như các thông tin về tên nhạc sĩ/ tác giả; ngôn ngữ/ năm sáng tác hay ca sĩ thể hiện bài hát Hát về mẹ Việt Nam anh hùng không chính xác hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp bổ sung, gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website.Để tìm các nhạc chờ theo tên bài hát Hát về mẹ Việt Nam anh hùng và theo mạng diện thoại của bạn, click liên kết từ danh mục bên trái hoặc sử dụng công cụ tìm kiếm phí trên theo từ khóa ("Hát về mẹ Việt Nam anh hùng")Nếu bạn sử dụng thông tin về bài hát "Hát về mẹ Việt Nam anh hùng", vui lòng ghi rõ nguồn tainhaccho.net
Bạn có thể tìm kiếm trang này bằng các từ khóa sau:Lời bài hát Hát về mẹ Việt Nam anh hùng - An Thuyên, Lyric Hát về mẹ Việt Nam anh hùng, ảnh bản nhạc Hát về mẹ Việt Nam anh hùng - An Thuyên, năm sáng tác bài hát Hát về mẹ Việt Nam anh hùng, Hát về mẹ Việt Nam anh hùng lời bài hát - sáng tác An Thuyên, Hát về mẹ Việt Nam anh hùng lyric - nhạc sĩ An Thuyên Loi bai hat Hat ve me Viet Nam anh hung - an thuyen, Lyric Hat ve me Viet Nam anh hung, anh ban nhac Hat ve me Viet Nam anh hung - an thuyen, nam sang tac bai hat Hat ve me Viet Nam anh hung, Hat ve me Viet Nam anh hung loi bai hat - sang tac An Thuyên, Hat ve me Viet Nam anh hung lyric - nhac si An Thuyên

Nhạc chờ Viettel hot nhất tháng
Thuê bao đang kiếm tiền cưới vợ
Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời...
Alo người yêu em đang ngủ
Alo người yêu tớ đang ngủ
Tòng phu
Alô tôi nghe bê lô tôi nghe
Lạy phật quan âm
Cảm ơn em đã đến bên anh
Em là con thuyền cô đơn
Alo 113 xin nghe
Hành khúc Sacombank
Để cho em khóc
Thuê bao đang luyện chưởng ở Thiếu...
Xem tiếp
Chú ý: Thuê bao chưa đăng ký dv nhạc chờ sẽ được đăng ký tự động khi cài bài hát vì đăng ký nhạc chờ là điều kiện bắt buộc để cài nhạc chờ
Phí dịch vụ: 8377: 3.000đ; 8577: 5.000đ

Một sáng thu Hà Nội, giữa cuộc trò chuyện với Thiếu tướng, nhạc sỹ An Thuyên, tôi hỏi: “Trong số những ca khúc rất thành công của anh, duy nhất có một ca khúc mà tôi vẫn nhớ năm ra đời, đó là ca khúc “Hát về mẹ Việt Nam anh hùng”, được sáng tác vào năm 1994. Năm 2014, ca khúc này vừa tròn 20 tuổi. Thưa anh, đúng vậy không?”. Sau một thoáng ngỡ ngàng như để nhớ lại, nhạc sỹ An Thuyên mỉm cười xác nhận.

 

*

Sau 20 năm, ca khúc “Hát về mẹ Việt Nam anh hùng” của nhạc sỹ (NS) An Thuyên vẫn được công chúng yêu mến và trân trọng. Tôi đến gặp anh, chính là muốn được hỏi chuyện về thời điểm ca khúc này được ra đời.

Với tôi, còn có một điều không cắt nghĩa nổi là cứ mỗi lần nghe giai điệu bài hát vang lên, lắng nghe từng lời ca từ, tôi lại xúc động không kìm nổi nước mắt. Cuối năm 2008, với trách nhiệm của một nhà báo, tôi tới dự một sự kiện của Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) TP Hà Nội tổ chức tại Hội trường Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô, Ban tổ chức có mời 3 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) tới dự. Hôm đó tôi được xem tiết mục “Hát về mẹ Việt Nam anh hùng” do tốp ca nữ cựu TNXP trình bày. Các chị vừa hát vừa bước xuống hàng ghế đầu, tặng những bó hoa tươi thắm cho các Bà mẹ VNAH. Khi nghe tới câu “Chúng con như ùa vào lòng mẹ…” nước mắt tôi cứ thế tuôn trào, tôi phải mấy lần đưa tay lên lau nước mắt. Trong giai điệu thiết tha, tự hào đang ngân vang, cả người tặng hoa lẫn người nhận hoa cùng nhiều đại biểu đều rưng rưng nước mắt.

Đã tròn 20 năm, đến thời điểm này, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam cũng có một số ca khúc thể hiện chủ đề ca ngợi Bà mẹ VNAH và mỗi tác phẩm đều có những giá trị, thành công khác nhau. Nhưng nếu để chọn một ca khúc nhanh chóng đi vào lòng người, dễ phổ cập, dễ trình bày với hình thức hát tập thể, nội dung ngợi ca và tri ân sự hy sinh vô giá của người mẹ Việt Nam nhưng không nặng bi thương, thì ca khúc “Hát về mẹ VNAH” của NS An Thuyên vẫn là tác phẩm số một có được các giá trị ấy. “Trong cuộc đời sáng tác của mình, tôi rất nhớ có ba tác phẩm mà tôi đã viết ra trong nước mắt, đó là “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”, “Hát về mẹ VNAH” và “Neo đậu bến quê ””, NS An Thuyên tâm sự.

NS An Thuyên kể tiếp: Tôi được Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, khi đó là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, trực tiếp giao nhiệm vụ, gợi ý, động viên sáng tác ca khúc nhằm tri ân sự hy sinh vô cùng to lớn của các Bà mẹ VNAH, cùng với những ý kiến chỉ đạo rất nhân văn: các mẹ đã chịu đựng những mát mát quá đau thương, dễ xúc động khi nhắc tới các con mình đã hy sinh, nên làm sao bài hát mang âm hưởng thể hiện sự biết ơn của cả dân tộc đối với các mẹ nhưng không sa vào bi lụy.

Đêm hôm đó, ngồi một mình trong không gian vắng lặng, tôi hình dung hình ảnh những bà mẹ của mọi miền quê rất tảo tần, bình dị, chịu đựng gian khổ, nhưng khi Tổ quốc cần, hàng vạn người mẹ Việt Nam đã tiễn đưa chồng, con của mình lên đường chiến đấu. Rất nhiều người chồng, người con của các mẹ đã hy sinh anh dũng. Rất nhiều bà mẹ đã không được đón chồng, con trở về trong niềm vui chiến thắng của dân tộc. Tôi rưng rưng khi nhớ đến hình ảnh những người mẹ cô đơn, run rẩy và khóc một mình khi chỉ được ôm vào lòng những tấm “Giấy báo tử”. Còn nhiều bà mẹ, cứ đến bữa cơm lại bày trên mâm đủ số bát đũa cho những người con đã hy sinh, để rồi mẹ một mình ngồi thẫn thờ nhìn vào mâm cơm. Hình ảnh ấy khiến nước mắt tự nhiên cứ ứa ra, hòa trong niềm cảm xúc khó tả dâng trào trong tôi. “Hát về những người mẹ Việt Nam, hát về những người mẹ anh hùng. Đời dâng hiến giống nòi, mẹ sống giữa gian lao, vì đất nước hy sinh cả cuộc đời…”. Giai điệu bài hát nối tiếp nhau ra đời và tôi hoàn thành chỉ sau hai tiếng đồng hồ.

Hôm sau, tôi mang bài hát sang xin gặp NS Trần Hoàn, khi đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, với mong muốn được ông nghe và góp ý kiến. Sau khi nghe tôi hát, NS Trần Hoàn có những nhận xét chân tình và động viên tôi rất nhiều. Anh nhắc tôi, cứ cẩn thận xem lại, chỉnh sửa sao cho giai điệu cũng như như ca từ phải trở thành nguồn động viên chân thành, chia sẻ nỗi mất mát, hy sinh vô cùng lớn lao của những bà mẹ Việt Nam. Cố gắng hết mức rồi cho anh em tập, dàn dựng ngay cho kịp phục vụ buổi lễ đặc biệt sắp tới. Sau đó, tôi trực tiếp chọn 4 nam ca sĩ của Trường Nghệ thuật Quân đội cho tập, dàn dựng nghiêm túc.

Sự kiện đặc biệt ấy cứ ngỡ như mới đây thôi, vậy mà đã tròn 20 năm. Như trong phần ca từ tôi đã viết “Núi sông hôm nay biết ơn người mẹ hiền”, tôi luôn tâm niệm, dù lời ngợi ca nào hay biết mấy cũng không thể xứng với sự hy sinh vĩ đại của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Tết Thanh minh, con cháu đi tảo mộ từ sớm. Chân chậm, mắt mờ nên Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Nhường, thôn Nà Ít, xã Vi Hương (Bạch Thông) đành ở nhà một mình. Như những lần trước, nhớ các con, mẹ Nhường lại đem di ảnh ra lặng lẽ nhìn, giọt nước mắt khẽ lăn trên gò má hao gầy. Ba lần tiễn các con lên đường nhập ngũ, mẹ Nhường chỉ một lần được đón con về, hai người đã mãi mãi nằm xuống vì độc lập, tự do của dân tộc...


*
Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Nhường ngắm di ảnh của người con đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Nỗi đau của mẹ...

Mẹ Nhường kể: "Quê tôi ở Thái Bình. Đầu những năm 60, theo lời kêu gọi của Đảng, hai vợ chồng tôi đưa các con lên khai phá vùng kinh tế mới tại Bắc Kạn. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào giai đoạn ác liệt nhất, cũng là thời điểm các con đã trưởng thành, vợ chồng tôi động viên các con nhập ngũ bảo vệ đất nước. Mỗi lần tiễn các con lên đường, tôi chỉ dặn dò chúng nó bảo trọng, nhớ về đoàn tụ với gia đình. Nhưng chỉ có thằng hai trở về, thằng cả và thằng ba không biết giữ lời hứa, chúng đi mãi rồi"...

Mẹ Nhường tiếp lời: "Một chiều tháng 4 năm 1974, khi đi làm về, nhận được tin con trai cả hy sinh tại chiến trường miền Nam mà tôi đau như chết đi sống lại. Nỗi đau chưa nguôi được bao lâu, năm 1980 gia đình lại tiếp tục nhận được giấy báo tử của người con trai thứ ba làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Đến nay, phần mộ của người con trai cả vẫn chưa tìm thấy, còn phần mộ con trai thứ ba vẫn yên nghỉ tại tỉnh Bạc Liêu. Niềm mong mỏi lớn nhất của gia đình là tìm được phần mộ của người con trai cả để mỗi dịp lễ tết, ngày giỗ được thắp nén hương tưởng nhớ người đã khuất”.

Cách nhà mẹ Ngô Thị Nhường không xa, men theo con đường nhỏ quanh co là nhà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lan, thôn Đon Bây, xã Vi Hương. Mẹ Lan là chị dâu của mẹ Nhường. Có sự trùng hợp đến khó giải thích là cả hai mẹ đều có 03 người con nhập ngũ, con trai cả và con trai thứ ba của các mẹ đều hy sinh, phần mộ của các con trai cả vẫn chưa tìm thấy, còn phần mộ của các con trai thứ ba đều an nghỉ tại tỉnh Bạc Liêu. Chiến tranh đã lùi xa vài chục năm nhưng những mất mát, hy sinh vẫn hằn in trên khóe mắt mẹ. Trong lúc trò chuyện cùng chúng tôi, đôi khi mắt mẹ Lan đượm buồn nhìn xa xăm, chất chứa mong mỏi về những người con không trở về.

Theo lời kể của ông Ngô Quốc Cường, con trai thứ hai của mẹ Lan: "Ngày nhận được di vật của anh trai cả là chiếc ba lô bên trong có quân tư trang, mẹ tôi ôm vào lòng như ôm đứa con thân yêu ngày nào. Vượt qua nỗi đau ấy, mẹ lại tiếp tục tiễn thêm con trai lên đường nhập ngũ với mong muốn góp sức cùng đồng bào cả nước chiến đấu giành lại hòa bình cho Tổ quốc. Dù không nói nhưng tôi biết, mỗi lần đến Tết, Thanh minh hay ngày giỗ các con, mẹ vẫn chất chứa nỗi niềm riêng, đó là tình yêu thương, sự mong ngóng xót đau".

Mẹ Việt Nam Anh hùng Mông Thị Thi, xã Cẩm Giàng có 12 người con trong đó có 07 con trai, 05 con gái. Khi đất nước cần, mẹ Thi lặng lẽ tiễn ba người con lên đường. Trong số ấy, có hai người đã mãi mãi không trở về. Đó là những đau thương, mất mát to lớn của các mẹ, những người phụ nữ bình dị nhưng có trái tim và nghị lực phi thường.

Huyện Bạch Thông có 24 mẹ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng". Hiện, trên địa bàn huyện có 03 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống.


*
Đối với các con, các cháu, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lan luôn là bóng cả của gia đình.

Mẹ là bóng cả

Đang sinh sống tại Khánh Hòa nhưng dịp lễ, tết hay biết tin mẹ đau ốm là ông Ngô Quốc Cường lại về quê thăm nom, chăm sóc. Mỗi khi đoàn viên là nhà mẹ Nguyễn Thị Lan lại đầy ắp tiếng cười nói, trò chuyện của con, cháu, chắt. Ông Cường cho biết: “Trước đây khi còn khỏe, còn minh mẫn mẹ thường dạy chúng tôi phải sống sao cho tròn đạo hiếu của người con, phải luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ra ngoài xã hội là người công dân tốt. Mẹ chính là bóng cả che chở, yêu thương, bao dung suốt cuộc đời của chúng tôi”.

Còn đối anh Hoàng Văn Ất, con trai của mẹ Mông Thị Thi, tuổi thơ lớn lên trong nghèo khó nhưng anh luôn nhận được sự dạy bảo từ cha và tình yêu thương của mẹ. Dù thời điểm các anh trai hy sinh, anh Ất còn nhỏ nhưng cũng đã phần nào cảm nhận được nỗi đau mất người thân của cha mẹ. Ấy thế mà, mẹ đã tìm cách vượt qua nỗi đau ấy, cùng chồng nuôi dạy các con khôn lớn từng ngày. Đến bây giờ, chân chậm, mắt mờ nhưng mẹ vẫn luôn là tấm gương sáng để cho con cháu học tập.

"Nhiều lần, tuổi già, sức yếu và bệnh tật tưởng chừng đã quật ngã nhưng chính nghị lực của mẹ và sự chăm sóc của con cháu, gia đình, sự quan tâm của các cấp, ngành, đoàn thể đã giúp mẹ vượt qua. Tôi nể phục và yêu thương mẹ nhiều! Hy sinh, mất mát đến vậy mà mẹ vẫn vượt qua để đến bây giờ chúng tôi có được cuộc sống này, có mẹ kề bên để được phụng dưỡng và nhận từ mẹ sự bảo ban”- bà Mạc Thị Biểu, con dâu của mẹ Ngô Thị Nhường xúc động nói.

Xem thêm: Gợi ý các bài tập đốt cháy nhiều calo nhất, từ 400, gợi ý các bài tập đốt calo nhiều nhất

Dù năm tháng đi qua nhưng sự hy sinh vô cùng to lớn của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng mãi mãi được dân tộc khắc ghi. Các mẹ mãi là niềm yêu kính, tự hào của toàn thể Nhân dân Việt Nam. Xin được hát về những người mẹ Việt Nam, hát về những người mẹ anh hùng.../.