Trong bối cảnh ra đời hàng loạt và cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, Marketing trở thành lựa chọn ngành hot, hội tụ những cơ hội việc làm hấp dẫn. Nhờ vậy, ngành marketing tạo ra làn sóng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng trên mọi miền cả nước. Là Fan của truyền thông, kinh doanh và bạn mong muốn đầu quân cho ngành Marketing sau khi rời khỏi cổng trường Trung học phổ thông, nhưng chưa rõ marketing gồm những chuyên ngành nàohot? Nếu bạn đang đặt ra câu hỏi này, hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây. Lại Trang sẽ bật mí cho bạn lựa chọn chuyên ngành marketing phù hợp nhất.

Bạn đang xem: Marketing gồm những chuyên ngành nào


Tìm kiếm việc làm

1. Marketing thương mại - chuyên ngành không thể bỏ qua của tín đồ tiếp thị

Nếu yêu thích marketing, Marketing thương mại là chuyên ngành học “đầu sổ” bạn sắp sửa phải đưa ra quyết định. Đây cũng là chuyên ngành marketing chủ lực được tuyển sinh tại các trường Đại học với chương trình chủ lực nghiên cứu Marketing, hành vi khách hàng và marketing tới các tổ chức và quan hệ khách hàng trong cung ứng giá trị.


Marketing thương mại -chuyên ngành không thể bỏ qua của tín đồ tiếp thị

Trong chuyên ngành này, các bạn sẽ được sẽ được học tập rèn luyện nghiệp vụ truyền thông marketing, năng lực phân tích, ra quyết định, tổ chức cách để triển khai các quyết định Marketing sản phẩm cũng như cách lên giá cho sản phẩm một cách chuẩn nhất.

Đước đào tạo chuyên sâu về cách phân tích thị trường, hành vi khách hàng, người học sau khi ra trường sẽ là những chuyên gia định hướng doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường để đảm bảo được mục tiêu cuối cùng, cũng là quan trọng nhất về mặt lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Marketing thương mại thực chất là chuyên ngành phản ánh quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động tiếp thị trong doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của phòng ban và các bộ phận liên quan trực tiếp như kinh doanh đặt ra. Trong đó, những sản phẩm này đáp ứng tốt nhất về nhu cầu không những ở nhà sản xuất, nhà thương mại - phân phối và cả những người tiêu thụ sản phẩm.

Đặc trưng nổi bật nhất của marketing thương mại so với các chuyên ngành marketing khác, đó chính là tăng cường, thúc đẩy quá trình bán buôn, bán lẻ sản phẩm thông qua các xưởng sản xuất, đại lý và cả trực tiếp với người tiêu dùng.

2. Chuyên ngành Quản trị Marketing

Chắc chắn rằng nhắc đến tên chuyên ngành bạn cũng có thể hình dung ra một phần nội dung đào tạo của chuyên ngành này. Đặc thù của ngành quản trị marketing tập trung vào công tác quản lý toàn bộ những hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Do đó, đây là chuyên ngành cho phép những nhà quản trị tương lai có thể thuật tiện “hấp thụ” những kiến thức về quản lý, xây dựng thương hiệu cũng như công cuộc tìm kiếm thị trường mục tiêu. Những người học cũng đồng thời là những chuyên gia trong việc phân tích, lên kế hoạch, triển khai và kiểm tra, đôn đốc việc thi hành chiến lược marketing.


Chuyên ngành
Quản trị Marketing

Đầu quân cho chuyên ngành này tại các trường đại học về kinh tế, những môn đặc trưng cung cấp cho bạn những tri thức cần thiết để thực hiện nghiệp vụ Marketing bao gồm: Quản trị sản phẩm, Digital marketing, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ. Đặc biệt, trong thời buổi công nghệ lên ngôi, chiến lược marketingcho thế giới mạng là môn học hấp dẫn và có tính ứng dụng rất cao.

Song không phải ai cũng sinh ra để dành cho ngành này. Trên thực tế, cũng giống như quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị Marketing đòi hỏi những người theo đuổi nó có năng lực tổng hợp tốt, có kiến thức, sự tìm hỏi, học hỏi ở nhiều mảng. Mặc dù, không phải marketing thương mại để hiểu sâu về thị trường, mỗi quan hệ giữa nhà sản xuất, các đại lý đến người mua, song bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về nó.

Dĩ nhiên, để có được điều này, việc đọc sách hay ngồi chăm chú nghe chú nghe giảng trên giảng đường chưa đủ, bạn cần phải đi thực tế và thâm nhập vào thị trường để khảo sát. Bởi lẽ, mục đích cuối cùng của chuyên ngành này chính là làm chủ và quản lý tốt được toàn bộ những hoạt động marketing.


Quản trị marketing đào tạo ra những nhà quản trị tương lai

Nếu không đủ những tri thức tổng hợp, đến kinh nghiệm thực tế. Dĩ nhiên, khá khó khăn cho bạn bước chân vào một vị trí quản trị marketing doanh nghiệp nghiệp ngay từ đâu. Những những kiến thức tổng hợp bạn đã tích lũy giúp bạn làm tốt nhiệm vụ của mình và nhanh chóng vươn lên được vị trí công việc mơ ước.

Việc làm phó phòng marketing

3. Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu

Hầu hết chúng ta đến những người mới nghe đến marketing đều mang suy nghĩ rằng, đây đích thị là ngành đào tạo ra những chuyên gia săn lùng khách hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần làm nên sức hấp dẫn của marketing mà thôi. Trên thực tế, marketing có mối liên kết khăng khít với tên tuổi của các nhãn hàng, nói chính xác hơn, đây chính là thứ vũ khí kiến tạo nên sự thăng hạng của thương hiệu. Chuyên ngành quản trị thương hiệu giúp cho người học làm được điều này.

Trong các trường đại học, chuyên ngành quản trị thương hiệu bao gồm các bộ môn nhằm cung cấp đến cho người học những kiến thức từ bậc cơ bản đến chuyên sâu về vai trò của thương hiệu, cách để quản trị thương hiệu trong doanh doanh nghiệp đặc biệt là năng lực phân tích thông tin, lập kế hoạch, tổ chức, triển khai, thực hiện các chương trình, sự kiện phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp. Một số khái niệm mà bạn sẽ phải tiếp cận và hiểu tường tận khi lựa chọn chuyên ngành này chính là nhận diện thương hiệu hay định vị thương hiệu (brand awareness).

Bản thân những người học, không ai khác chính là những người đứng ra xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu (brand identity) hay định vị này.


Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu trong marketing

Những bộ môn hỗ trợ đắc lực giúp các sinh viên chinh phục được vị trí việc làm những nhà quản trị thương hiệu tài giỏi sau ngày tốt nghiệp bao gồm: Quan hệ công chúng (Pr), Quảng cáo và khuyến mại, tổ chức sự kiện, phát triển sản phẩm mới và marketing dịch vụ…

Chuyên ngành này hướng đến việc gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trên nhiều mặt, song không phục vụ vào tiến trình phát triển doanh nghiệp trong một sớm, một chiều. Quản trị thương hiệu đánh mạnh vào quá trình xây dựng uy tín, độ tin cậy, sự thịnh vượng của doanh nghiệp từng bước một để hướng đến giá trị bền vững. Mỗi chính sách, phương pháp mà những nhà marketing thương hiệu đưa ra có thể phù hợp với một tiến trình, giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

4. Chuyên ngành Quảng cáo trong Marketing

Nằm ở vùng giao thoa giữa truyền thông và Marketing, sự phát triển và vai trò của thương hiệu biến quảng cáo trở thành chuyên ngành được hai mảng lớn “giành giật” đưa vào đào tạo. Đó là lý do vì sao, bạn cũng bắt gặp Quảng cáo đôi khi “ghép đôi với PR và nằm trong nhóm ngành được đào tạo bởi nhiều trường về truyền thông.

Song xét về tác động của quảng cáo trong kinh doanh từ phương thức tiếp cận, sáng tạo và phát triển, đây đích thị là một mảng của Marketing. Hiện tại, chuyên ngành này được đào tạo bởi nhiều trường chuyên về kinh doanh nổi bật. Đến với chuyên ngành này, người học sẽ được đào sâu những kiến thức trong lĩnh vực truyền thông đến cách thức để quảng bá một mặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp ra công chúng dựa trên những phương pháp truyền thống như tạo dựng biển hiệu, slogan, tagline, tổ chức sự kiện quảng bá đến quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông.


Chuyên ngành Quảng Cáo trong Marketing

Một số môn học các bạn không thể bỏ qua khi đi sâu vào chuyên ngành này bao gồm: Các xu hướng tiếp thị, quản trị marketing, quản trị quảng cáo, quảng cáo và xã hội…

Với sự bùng nổ kinh doanh, marketing ngày càng được ưa chuộng và trở thành ngành nghề được đào tạo tại nhiều trường đại học cũng như năng lực thu hút đông đảo sinh viên theo đuổi. Tùy vào năng lực của từng trường sẽ lựa chọn và đào tạo những chuyên ngành khác nhau.

Điều này, tạo nên màu sắc cho marketing cũng như đa dạng lựa chọn cho người yêu thích bộ môn này. Điểm mặt trên địa bàn cả nước, số lương trường đang dẫn đầu về chất lượng đào tạo các chuyên ngành của Marketing tiêu biểu có thể kể đến Đại học Thương Mại, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Rmit, Đại kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế tài chính Tp.HCM, Đại học Công nghệ Tp.HCM…Nếu bạn yêu thích trường Thương Mại, có thể đọc thêm về khoa Marketing đại học Thương Mại ở đây nhé.


Những chuyên ngành của Marketing hấp dẫn nhất!

Trên đây là toàn bộ những thông hot đi trả lời giúp bạn câu hỏi “Marketing gồm những chuyên ngành nào?”. Mong rằng, những thông tin trên đây thực sự hữu ích với tất cả các bạn - những tín đồ của marketing có thể lựa chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp.


Marketing ra làm gì


Bên cạnh những chuyên ngành trong marketing, các bạn có thể khám phá rõ hơn về cơ hội hấp dẫn của việc làm Marketing dưới đây nhé.

Ngành marketing là một ngành nghề bao gồm rất nhiều mảng, với những chức năng và nhiệm vụ rất khác nhau. Điều này khiến cho các bạn trẻ muốn bước chân vào ngành này không ít lần cảm thấy hoang mang khi muốn chọn cho mình một lĩnh vực phù hợp để theo đuổi. Hãy cùng tìm hiểu về sự khác nhau để có thể phân biệt các mảng của marketing trong nội dung dưới đây nhé.


Brand marketing

Nói đến các mảng của marketing, không thể không nói đến Brand marketing. Brand marketing sử dụng chiến lược nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ theo cách làm nổi bật thương hiệu tổng thể. Loại hình marketing này tập trung phát triển độ nhận diện và mức độ tin cậy của thương hiệu, cũng như khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm.


*
*
*
*
*
*

Growth marketing là một khái niệm mới so với tiếp thị truyền thống với cách tiếp cận tập trung vào dữ liệu. Nó cung cấp các giải pháp mà một công ty cần để đạt tăng trưởng về các khía cạnh như khách hàng, doanh thu hoặc thị phần của công ty.

Trade marketing

Một mảng khác nữa trong ngành marketing là Trade marketing. Trade marketing là chiến lược tiếp thị B2B, hay còn gọi là tiếp thị giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhằm đưa sản phẩm lên kệ hàng của các đối tác trong chuỗi cung ứng.

Điều này được thực hiện bằng cách làm cho các doanh nghiệp phân phối nhận ra giá trị sản phẩm của bạn và thuyết phục họ trở thành một đầu mối bán ra của sản phẩm đó. Tất cả các hoạt động của Trade marketing đều nhằm mục đích tăng nhu cầu về sản phẩm của các đối tác cung ứng.

Xem thêm: Ý Nghĩa Tên Nước Đại Ngu - Tên Nước 'Đại Ngu' Có Nghĩa Là Gì


Khác với đa số các mảng của marketing, Trade marketing không tập trung vào việc bán hàng tới người sử dụng cuối, mà tập trung vào các điểm cung ứng mà từ đó, giao dịch bán hàng cuối cùng được thực hiện. Bạn cần đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng trước khi họ có thể đưa ra quyết định mua chúng.

Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag Marketing bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Marketing nhé!