Sức khỏe tinh thần là điều đáng được quan tâm, nếu không bạn có nguy cơ mắc một số bệnh tâm lý và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Hiện nay, khá nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc rối loạn đa nhân cách. Vậy căn bệnh này có những triệu chứng như thế nào, người bệnh nên theo dõi và điều trị theo phác đồ ra sao?

1. Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì?

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nhiều về chứng rối loạn đa nhân cách, tuy nhiên hầu hết các bạn đều chưa thực sự hiểu và quan tâm về căn bệnh tâm lý này. Bệnh còn được biết đến với tên gọi quốc tế là Dissociative Identity Disorder, viết tắt là DID.

Bạn đang xem: Người đa nhân cách là gì

*

Rối loạn đa nhân cách là vấn đề tâm lý thường gặp

Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy dường như mình đang bị tách biệt với mọi người xung quanh, mọi kết nối về cảm xúc, suy nghĩ hay hành động đột nhiên bị ngắt. Trong một số thời điểm, người bệnh gần như đánh mất nhận thức về bản thân mình. Thay vào đó, họ có xu hướng đồng nhất hóa bản thân với những người khác. Đây là một trong những dạng bệnh tâm lý khá phức tạp mà bạn không thể chủ quan.

Đúng với tên gọi của bệnh, khi bị rối loạn đa nhân cách, bệnh nhân sẽ có nhiều nhân cách khác nhau. Có người được phát hiện ra mình có 3 - 4 nhân cách, thậm chí nhiều người có tới 15 - 20 nhân cách,…

Số liệu thống kê đã chỉ ra rằng tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Phần lớn những người đa nhân cách đã từng trải qua sang chấn tâm lý cực kỳ nghiêm trọng trong quá khứ. Để có thể bản thân, người bệnh có xu hướng thoát khỏi những ký ức buồn, đau đớn và sống bằng nhân cách khác.

Thực tế, khá nhiều bệnh nhân cũng không phát hiện ra những mảng nhân cách khác của mình, họ chỉ được nghe thông qua lời kể từ người thân, bạn bè xung quanh. Điều này khiến việc phát hiện, điều trị bệnh gặp một số khó khăn.

*

Một số bệnh nhân được chẩn đoán bị trầm cảm

2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng rối loạn đa nhân cách

Người được chẩn đoán mắc bệnh tâm lý không nên chủ quan, bỏ qua việc chữa trị bệnh. Nếu không điều trị, sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của họ có thể chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Tốt nhất, chúng ta nên chủ động tìm hiểu các dấu hiệu thường gặp của bệnh rối loạn đa nhân cách để điều trị kịp thời.

Thông thường, người mắc bệnh sẽ có nhiều nhân cách khác biệt nhau, chúng không phải tính cách hoàn chỉnh mà chỉ xuất hiện rời rạc trong một số tình huống. Nếu bạn phát hiện người thân có những nét tính cách khác biệt, hành động không nhất quán trong cuộc sống thì hãy theo dõi sát sao nhé. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng của hội chứng rối loạn nhân cách.

Đặc biệt, bệnh nhân không nhớ về những biểu hiện của mình khi ở một nhân cách khác. Như vậy, bản thân người mắc bệnh sẽ không biết mình bị rối loạn đa nhân cách. Để có thể phát hiện các triệu chứng bất thường, họ cần nhờ tới sự giúp đỡ của người thân, bạn bè xung quanh.

*

Rối loạn đa nhân cách là chứng bệnh tâm lý rất phức tạp

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có nguy cơ mắc mắc phải một số vấn đề tâm lý khác, ví dụ như bị trầm cảm, cảm xúc thay đổi rất nhanh,… Một số người thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng và bị ám ảnh với một số sang chấn tâm lý đã từng xảy ra.

3. Phân biệt hội chứng rối loạn đa cách với các vấn đề tâm lý khác

Trên thực tế, chúng ta rất dễ nhầm lẫn hội chứng rối loạn đa nhân cách với một số vấn đề tâm lý khác và điều trị theo phác đồ chưa thực sự phù hợp. Đặc biệt, các triệu chứng tâm thần phân liệt khác giống với chứng rối loạn nhân cách. Vậy bạn cần dựa vào đặc điểm nào để có thể xác định chính xác vấn đề mình đang gặp phải?

Nếu như người rối loạn nhân cách có nhiều nét nhân cách khác nhau, đồng thời có khoảng trống trong kí ức thì bệnh nhân tâm thần phân liệt lại ngược lại. Họ không có nhiều nhân cách và ít xuất hiện khoảng trống trong ký ức. Người bị tâm thần phân liệt thường rơi vào trạng thái ảo giác, họ nhìn, nghe thấy những điều không hề có trong thực tế. Thậm chí, một số bệnh nhân còn phải đối mặt với chứng hoang tưởng, họ đắm chìm trong những suy nghĩ không thực tế.

Chúng ta nên dựa vào những đặc điểm, biểu hiện kể trên để phân biệt các vấn đề tâm lý khác nhau, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

4. Phương pháp chẩn đoán hội chứng rối loạn đa nhân cách

Không thể phủ nhận rằng rối loạn đa nhân cách là vấn đề tâm lý khá phức tạp, chính vì thế các bác sĩ thường mất nhiều thời gian để phát hiện ra căn bệnh này. Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ thường quan tâm tới một số vấn đề. Đó là:

*

Bệnh nhân cần được trị liệu tâm lý

Bệnh nhân có những nhân cách khác nhau hay không? Khi mắc bệnh, trong những tình huống khác nhau, người bệnh sẽ bộc lộ nhân cách khác biệt. Đây là cơ sở giúp chúng ta xác định rõ một người có đang bị rối loạn nhân cách không.

Bệnh nhân có quên một số sự kiện trong cuộc sống không? Như đã phân tích ở trên, bệnh nhân thường có khoảng trống trong ký ức khi nhân cách khác xuất hiện và điều khiển hành vi của họ.

Bệnh nhân đã từng trải qua sang chấn tâm lý trong quá khứ hay không? Đa phần người bệnh rối loạn đa nhân cách từng đối mặt với sang chấn nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tâm lý khiến họ muốn thoát khỏi nhân cách thật khi nhớ lại, gặp lại trường hợp tương tự.

5. Kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân rối loạn đa nhân cách

Khi phát hiện vấn đề tâm lý kể trên, chúng ta nên chủ động đi điều trị để tinh thần trở nên thoải mái hơn, cuộc sống quay trở lại bình thường. Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân tiến hành trị liệu tâm lý và kết hợp sử dụng thuốc. Tùy tình trạng của người rối loạn đa nhân cách, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ thích hợp nhất.

Trong đó, trị liệu tâm lý là phương án được ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên bệnh nhân phải thực sự kiên trì để nhận được kết quả khả quan. Khi điều trị, bác sĩ tâm lý sẽ dành thời gian để trò chuyện với bệnh nhân, từ đó hiểu hơn về cảm xúc, suy nghĩ cũng như những hành vi của họ. Sau một thời gian điều trị, người bệnh dần biết cách kiểm soát cảm xúc và cách hành xử của mình.

Một số bệnh nhân được chỉ định kết hợp giữa trị liệu tâm lý với điều trị thuốc, ví dụ như thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu… Tùy vào triệu chứng của bệnh nhân, họ sẽ được kê đơn thuốc thích hợp.

Như vậy rối loạn đa nhân cách là vấn đề tâm lý khá nghiêm trọng, bệnh nhân cần được theo dõi, điều trị sớm. Các bạn nên đi khám để được điều trị theo phác đồ riêng, phù hợp với tình hình tâm lý hiện tại nhé!

Rối loạn đa nhân cách – cái tên nói lên tất cả. Nhiều nhân cách tồn tại bên trong một cơ thể. Nhưng nếu tìm hiểu về rối loạn này bạn sẽ phát hiện ra nhiều cái thú vị hơn nữa. Bạn sẽ phát hiện ra những điều kì diệu cơ thể mình làm được. Tuy nhiên đã gọi là rối loạn thì chắc hẳn sẽ có bất thường ảnh hưởng lên cuộc sống của bạn. Trước khi tìm hiểu về đa nhân cách có một khái niệm quan trọng bạn nên biết.


1. Phân ly là gì?

Trong Tâm thần học, phân ly được xem là một cơ chế bảo vệ vô thức cơ thể khỏi bị tổn thương. Đó là trạng thái mất đi những suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, hành động hoặc ý thức về bản thân người đó. Tôi là ai? tôi đang ở đâu? Thường rối loạn này hay gặp ở những người bị sang chấn tâm lý.

Một người sống sót sau khi trải qua một tai nạn thảm khốc, bị hành hung, là nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp… có thể mất đi kí ức về sự kiện đó. Họ không thể nhớ về địa điểm, hoàn cảnh, những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy. Đó chính là cách cơ thể tự bảo vệ mình khỏi những thương tổn quá lớn.

2. Các thể bệnh trong rối loạn phân ly

*
*
*
*
*


Đa nhân cách ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người rất khác nhau. Mà đa phần là những rắc rối, có thể rất nhỏ nhưng cũng có thể là rất lớn. Các nhân cách ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân, gia đình nhiều hơn là công việc của họ.

Một ví dụ để bạn dễ hình dung về người bệnh đa nhân cách :

Một phụ nữ 33 tuổi, đã có chồng. Khi khám tâm thần, cô nói mình thường xuyên mất trí nhớ trong 12 năm đầu đời. Cô cảm giác “cuộc sống của mình bắt đầu từ năm 12 tuổi”. Cô thường được nghe người khác nói mình chơi đàn piano rất hay nhưng cô không ý thức được mình có thể làm điều đó. Chồng cô nói rằng cô rất hay quên các hoạt động hay khi nói chuyện với anh. Anh ta để ý, rất nhiều lần cô nói chuyện như một đứa trẻ nói giọng miền Nam. Đôi khi lại giận dữ và dễ bị khiêu khích. Trong khi đó, vợ anh ta lại chẳng thể nhớ những lúc này.

Trong lúc khám, khi được bác sĩ hỏi nhiều hơn về cuộc sống gần đây của mình, một giọng nói giống như trẻ con xuất hiện. “Tôi chỉ không muốn bị khóa trong tủ” với sự giận dữ, cáu kỉnh và quan tâm nhiều đến tình dục. Tìm hiểu về sự thay đổi nhanh chóng của “cô gái có giọng nói của đứa trẻ” này. Người ta biết đến quá khứ hỗn loạn trong 12 năm đầu đời của cô. Cô bị lạm dụng thể chất và tình dục, bị bạo hành về cảm xúc bởi bố mẹ và các anh chị mình.

(trích dẫn từ Kaplan & Sadocks Synopsis of Psychiatry behavioral Sciences/clinical psychiatry, trang 460)

Rối loạn nhận dạng phân ly có thể rất dễ nhầm lẫn với những rối loạn khác. Do đó nên gặp các bác sĩ chuyên khoa Tâm Thần. Để được chẩn đoán sớm và can thiệp điều trị phù hợp.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương


Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế You
Med chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.


American Psychiatric Association (2013) Diagnostic and statistical manual of mental disorders, fifth edition, American Psychiatric Publishing, pp. 292 – 298.

Xem thêm:

KAPLAN & SADOCK’S (2015) Synopsis of psychiatry behavioral Sciences/clinical psychiatry, Wolters Kluwer, pp 460.