Tính chất công việc bắt buộc nhân viên xuất nhập khẩu thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng là người nước ngoài và các loại giấy tờ bằng tiếng Anh. Vì thế mà việc trang bị những từ vựng - thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành là vô cùng quan trọng. Nào hãy cùng tìm hiểumột số từ vựng tiếng Anh thường dùng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa bạn nhé!

*

Export

→ Xuất khẩu

Exporter

→ Người xuất khẩu (vị trí Seller)

Import

→ Nhập khẩu

Importer

→ Người nhập khẩu (vị trí Buyer)

Temporary import/re-export

→ Tạm nhập/ tái xuất

Temporary export/re-import

→ Tạm xuất/ tái nhập

Processing zone

→ Khu chế xuất

Sole Agent

→ Đại lý độc quyền

Customer

→ Khách hàng

Consumption

→ Tiêu thụ

Exclusive distributor

→ Nhà phân phối độc quyền

Manufacturer

→ Nhà sản xuất (nhà máy)

Supplier

→ Nhà cung cấp

Trader

→ Trung gian thương mại

Entrusted export/import

→ Xuất nhập khẩu ủy thác

Brokerage

→ Hoạt động trung gian

Commission based agent

→ Đại lý trung gian (thu hoa hồng)

Export/import license

→ Giấy phép xuất/nhập khẩu

Customs declaration

→ Khai báo hải quan

Customs clearance

→ Thông quan

Customs declaration form

→ Tờ khai hải quan

OEM (original equipment manufacturer)

→ Nhà sản xuất thiết bị gốc

ODM (original designs manufacturer

→ Nhà thiết kế và chế tạo theo đơn đặt hàng

Tax (tariff/duty)

→ Thuế

GST (goods and service tax)

→ Thuế giá trị gia tăng (bên nước ngoài)

VAT (value added tax)

→ Thuế giá trị gia tăng

Special consumption tax

→ Thuế tiêu thụ đặc biệt

Plant protection department (PPD)

→ Cục bảo vệ thực vật

Customs broker

→ Đại lý hải quan

Export-import process

→ Quy trình xuất nhập khẩu

Export-import procedures

→ Thủ tục xuất nhậpkhẩu

*

Warehousing

→ Hoạt động kho bãi

Inbound

→ Hàng nhập

Outbound

→ Hàng xuất

GSTP (Global system of Trade preferences)

→ Hệ thống ưu đãi thuế quan toàn cầu

Logistics-supply chain

→ Chuỗi cung ứng Logistics

Trade balance

→ Cán cân thương mại

Wholesaler

→ Nhà bán buôn

Retailer

→ Nhà bán lẻ

On-spot export/import

→ Xuất nhập khẩu tại chỗ

Border gate

→ Cửa khẩu

Non-tariff zones

→ Khu phi thuế quan

Duty-free shop

→ Cửa hàng miễn thuế

Auction

→ Đấu giá

Export import executive

→ Nhân viên xuất nhập khẩu

Bonded warehouse

→ Kho ngoại quan

International Chamber of Commercial ICC

→ Phòng thương mại quốc tế

Export-import turnover

→ Kim ngạch xuất nhập khẩu

Documentation staff(Docs)

→ Nhân viên chứng từ

Customer Service (Cus)

→ Nhân viên hỗ trợ, dịch vụ khách hàng

Operations staff (Ops)

→ Nhân viên hiện trường

Logistics coordinator

→ Nhân viên điều vận

National single window (NSW)

→ Hệ thống một cửa quốc gia

Vietnam Automated Cargo and Port Consolidated System

→ Hệ thống thông quan hàng hóa tự động

VCIS (Vietnam Customs Intelligence Information System)

→ Hệ thống quản lý hải quan thông minh


*
VCISlà hệ thống quản lý hải quan thông minh

​Nghiệp vụ xuất nhập khẩu gồm những công việc gì?

Bạn đang quan tâm vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu? Bạn là người mới chưa có kinh nghiệm và chưa được hướng dẫn các đầu mục nhân viên chứng từ, mua hàng xuất nhập khẩu cần phải làm gồm những gì? Yêu cầu nào cho công việc này như thế nào? Cùng Vina
Train tìm hiểu rõ hơn công việc nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu phải làm những gì tại bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu tiếng anh là gì


I. Công việc của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là gì?

Nhân viên chứng từ hay còn gọi là Document staff là vị trí được nhiều công ty tuyển dụng nhiều các tên gọi vi trí nhân viên chứng từ là chung nhưng khi làm việc bạn sẽ thấy chia ra nhiều mảng khác nhau như:

Chứng từ hàng sea xuất
Chứng từ hàng sea nhập
Chứng từ hàng air xuất – nhập khẩu
Nhân viên chứng từ khai báo hải quan
Chứng từ bộ phận cước – logistics
Chứng từ vị trí thanh toán quốc tếChứng từ bộ phận thủ tục hải quan giấy phép…

Đó là những vị trí các công ty kinh doanh dich vụ xuất nhập khẩu – logistics như: Coloader, Forwarder, Carriers thường tuyển dụng. Ngoài ra, vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu cũng được xem là vị trí nhân viên mua hàng (Purschasing Staff) các công ty sản xuất thương mại sẽ cần tuyển rất nhiều.

*
Công việc của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là gì?

Như vậy nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu được chia thành 2 mảng: Chứng từ làm việc trong các công ty dich vụ cước, logistics và vị trí nhân viên chứng từ làm việc trong các công ty có nhu cầu mua bán xuất nhập khẩu.

1.1. Chi tiết công việc của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu phải làm những gì?

Tùy từng vị trí và quy mô doanh nghiệp mà nhân viên chứng từ sẽ làm việc ở mức độ nào nhưng các nghiệp vụ cơ bản bạn cần phải làm được như sau:


Có kỹ năng đàm phán thương mại quốc tế, xử lý phát sinh xảy ra với lô hàng thực tếCó khả năng giao tiếp tiếng anh mức độ cơ bản: viết mail, gọi điện, đọc tài liệu tiếng anhLên được giá thành xuất nhập kho cho sản phẩmChuẩn bị chứng từ cần thiết liên quan tới hàng: giấy phép thủ tục như: bộ chứng từ xin cấp C/O, bộ chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu, hồ sơ xin cấp phép (đối với hàng yêu cầu phải có giấy phép), hồ sơ xin đăng ký chất lượng (đối với một số mặt hàng), các công văn tờ trình cho các bên có liên quan…Giao dịch với các bên dịch vụ liên quan: hãng tàu công ty, dịch vụ Forwader, care tiến độ hàng đi về đảm bảo không phát sinh thêm chi phí và rủi ro.Cập nhật thông tin văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ hàng hóaLưu trữ hồ sơ đặt hàng, mua hàng, như: thư từ giao dịch liên quan, đơn đặt hàng, bộ chứng từ, hàng mẫuBiết làm các nghiệp vụ thanh toán quốc tế: L/C, T/T, DA …Hoàn thiện các yêu cầu khác theo phân công và đặc thù của từng doanh nghiệp.
*
Khai báo hải quan là nghiệp vụ nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu cần biết

Về cơ bản công việc của nhân viên chứng từ phải làm như vậy, nhưng bạn yên tâm sẽ không phải làm hết đâu và còn tùy vào vị trí bạn làm nữa nên về cơ bản mình sẽ thể hiện những yêu cầu khi bạn làm trong từng vị trí nhân viên chứng từ như sau:

1.2. Những kỹ năng cần có của nhân viên chứng từ mua hàng xuất nhập khẩu

Nhân viên chứng từ mua hàng xuất nhập khẩu là vị trí được nhiều bạn trẻ quan tâm, nhưng trước khi ứng tuyển bạn cần bổ sung các kỹ năng cần thiết sau để làm được việc:

Kỹ năng đàm phán tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài: để làm được điều này đòi hỏi nhân viên mua hàng cần biết ngoại ngữ: tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật càng nhiều tiếng lương càng cao và có thể không cần kinh nghiệm bạn vẫn được tuyển vào.

Xem thêm: Tân bảng phong thần - tiệm bánh hoàng tử bé

Cần nắm chắc kiến thức nghiệp vụ về thương mại quốc tế: Đàm phán mua hàng theo các điều khoản trong incoterm, quản trị rủi do thương mại có thể phát sinh, làm hợp đồng ngoại thương và lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tếKỹ năng làm việc với các bên dịch vụ có liên quan: vận tải, forwarder, Carries, check giá, làm việc với nhà cung cấp, hải quanTư duy tốt và hiểu được quy trình làm hàng cơ bản, tính được giá thành nhập – xuất làm báo cáo gửi cấp trên: Bạn cần phải tư duy được khi nhập hàng ví dụ: nhập 1 lô hàng thiết bị y tế cần làm những việc gì: Tìm nhà cung cấp, đàm phán hình thức thanh toán, chuẩn bị tiền, làm hợp đồng, thuê vận chuyển về Việt Nam, hoàn thiện giấy phép nhập khẩu, kiểm tra giấy phép bên bán gửi. Hoàn thiện thủ tục nộp thuế, nhập kho, lưu chứng từ. Hoàn thiện công nợ vs các bên liên quan và tất nhiên không quên đòi nợ khách hàng. Guồng quay công việc sẽ diễn ra theo trình tự như vậy vì doanh nghiệp liên tục nhập khẩu mua bán với sản phẩm mới nên bạn phải thường xuyên cập nhật chính sách pháp luật liên quan.Biết các kỹ năng cứng về sách: soạn thảo chứng từ chuyên ngành: sale contract, Invocie, Packinglist, check Bill, Lên tờ khai hải quan, Khai VGM, xin giấy phép, phát hành Debitnote, làm báo cáo quyết toán cuối năm… những nghiệp vu này bạn biết càng nhiều thì lương càng cao.