Phoebe Trần, cô gái nổi tiếng trong các chương trình trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh của VTV đã có những chia sẻ về công việc và cuộc sống của mình.


Dù không phải là một nhân vật hiện tượng đình đám với truyền thông nhưng Phoebe Trần (Trần Mai Phương), nữ MC của một trong những chương trình dạy học và trao đổi kinh nghiệm tiếng Anh chất lượng nhất nhì Việt Nam hiện tại trên VTV - IELTS Face-off vẫn đủ sức khiến cho những ai đã từng gặp hay xem cô dẫn một lần là sẽ nhớ mãi không quên. Phoebe không chỉ có ngữ điệu tiếng Anh chuẩn như người bản xứ mà ngay cả vốn kiến thức, học thuật cũng như đời sống đều rất dày dặn. Vì lý do đó, khung giờ phát sóng chương trình có Phoebe làm host luôn được rất được chờ đợi.

Bạn đang xem: Phoebe trần là ai


*

Phoebe Trần, gương mặt MC quen thuộc trên kênh sóng VTV7 với chương trình trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh IELTS Face-off.


Phoebe Trần là một “cô bé Hà Nội” chính hiệu nhưng khi lên 4 tuổi đã cùng gia đình sang nước ngoài, cụ thể là Mỹ, Canada và Thụy Sĩ sinh sống. Phoebe đi học ở nhiều nước với nhiều tấm bằng chứng nhận nhưng sau đó đã trở về Việt Nam năm 2012 và sống tại quê hương từ đó đến bây giờ. Hiện tại, ngoài dẫn chương trình thì Phoebe còn làm kinh doanh và nhiều công việc khác liên quan đến văn hóa, giáo dục.

Nữ MC luôn tự hào nói với mọi người rằng, mình là một phụ nữ “chuẩn Việt”, “đặc Việt” mặc dù khi mới gặp thường bị rất nhiều người nhầm tưởng là Việt kiều. Tất cả có lẽ là vì ngoại hình với làn da nâu rám hơi khác biệt so với phần đa con gái Việt cùng phong thái kiểu tự nhiên và có chút gì đó rất “Tây”. Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất ở Phoebe chính là khả năng “bắn” tiếng Anh như gió cùng lối dẫn chuyện vô cùng chuyên nghiệp, duyên dáng. Chính điều này đã khiến cho Phoebe trở nên quá vừa vặn với một chương trình truyền hình về tiếng Anh trên sóng quốc dân đến nỗi khó ai có thể thay thế được.

Trong một cuộc trò chuyện ngắn, Phoebe đã có những tâm sự về cuộc sống, công việc và những điều nhỏ bé nhưng không kém phần thú vị trong cuộc sống của chính mình.



Phoebe đã tạo được thương hiệu của bản thân trong chuỗi chương trình tiếng Anh của VTV.


Là người Việt nhưng lại thường xuyên gặp rắc rối với ngôn ngữ mẹ đẻ

Việc sống ở nước ngoài quá lâu năm đã khiến cho 4 năm đầu đời học tiếng mẹ đẻ của Phoebe trở nên hơi “lãng phí” một chút khi về sau này cô hầu như chỉ sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, khi về Việt Nam thì thói quen đó lại mang đến cho Phoebe khá nhiều phiền phức và cô phải mất khoảng thời gian khá dài để sửa đổi.

Chào Phoebe, cơ duyên nào đưa bạn đến với vai trò host của IELTS Face-off trên VTV7 thế?

Vào năm 2015, lúc đó mình sống cùng một số người bạn làm trong ngành truyền hình. Mình có nghe 2 anh Thái Dũng và Thắng Lê đang rục rịch lên ý tưởng và chuẩn bị cho một chương trình truyền hình trên kênh VTV7 khi ấy cũng chỉ vừa mới được thành lập. Mình đã rất hớn hở đùa rằng “cho em tham gia với” rồi cũng gửi sản phẩm đi duyệt thật. Về sau chẳng hiểu thế nào lại được chọn làm MC, đúng là có duyên quá.



Nhiều người nói đó là do bạn có chỉ số EQ (cảm xúc) cao thì mới có thể trò chuyện tự tin với nhiều tuýp nhân vật như vậy, vì mỗi người trong số họ đều có cá tính và đến từ những lĩnh vực khác nhau. Điều đó có đúng không?

Thật ra mình nghĩ rằng mỗi con người đều có những câu chuyện riêng của họ nhưng chung quy lại đều có mối lo lắng và quan tâm. Khi ta nói chuyện về những yếu tố rất “con người” đó, thì chức vụ, sự nổi tiếng, hay thành tựu của những vị khách đó không còn là vấn đề đáng lo cho người phỏng vấn nữa.

“EQ cao” là chắc là cụm từ marketing của chương trình đưa ra. Mình nghĩ ai cũng có sự nhạy bén trong việc hiểu cảm xúc của người khác, chỉ có điều chúng ta có sẵn sàng đối diện và trao đổi về những cảm xúc “nhạy cảm” hay “khó nói” hay không. Mình thì không có “filter” (bộ lọc) lắm, nghĩa là cảm xúc gì cũng có thể chia sẻ, tiếp nhận, và nói chuyện được.

Làm thế nào mà bạn dẫn dắt các khách mời bộc lộ quan điểm, cảm xúc của họ bằng tiếng Anh?

Tiếng Anh dễ chia sẻ hơn tiếng Việt, mình nghĩ vậy. Thực ra để nói xúc tích bằng tiếng Việt khó lắm – mình chắc có thể sẽ trả lời bài phỏng vấn này hay hơn nếu mình dùng tiếng Anh. Ngày xưa hồi làm phóng sự Tết mình nghĩ ra đủ cái tên để thể hiện không khí Tết khi đề xuất: Tết ấm no, hạnh phúc, nhiều tình thương. Xong thì có một chị trong phòng, chỉ trong 1 giây có thể thốt lên “Tết sung túc”. Mình choáng luôn vì tiếng Việt của chị ấy phong phú quá, còn mình thì hơi bị hạn hẹp.



Việc dùng tiếng Anh với Phoebe luôn dễ hơn tiếng Việt, ít nhất là trong việc bày tỏ những ý tưởng trong công việc.


Vậy có khi nào bạn gặp rắc rối khi tiếng Anh chính là thói quen không, ví dụ như việc bị lẫn lộn Anh – Việt trong khi trò chuyện chẳng hạn. Đây cũng là lỗi mà khá nhiều người nói lưu loát tiếng Anh mắc phải đấy!

Ồ mình đã từng gặp rất nhiều “sự việc” liên quan đến vấn đề này rồi. Mình hơi ăn gian hơn những người khác là không phải học tiếng Anh. Thực ra đây không hẳn là lợi thế vì nhiều khi tiếng Việt tiếng Anh lẫn lộn nhau người đối diện nghe mình không thoải mái.

Đã từng có khách hàng nghe mình nói chuyện khoảng 3 phút, chưa có nội dung gì, dừng mình lại và nói: “Em nói Việt ra Việt, Anh ra Anh – Em nói thế này chị không hiểu gì”. Sau đó mình đề xuất: “Vậy em nói tiếng Anh” – và tất nhiên là đối tác từ chối lời đề nghị này, đồng thời cũng bước luôn ra khỏi phòng. Thỏa thuận đó cũng không thực hiện được và mình quyết định phải đầu tư vào việc “học lại” tiếng mẹ đẻ.

Mình thấy nhiều lớn tuổi Việt cảm thấy không được tôn trọng khi nghe lẫn lộn Việt Anh như vậy. Người trẻ thì họ không quá bị ác cảm với việc này vì bản thân họ rất hiểu những gì mình đang muốn truyền đạt.



Trải nghiệm bị khách từ chối do nói chuyện lẫn Anh - Việt khiến Phoebe quyết tâm học lại tiếng mẹ đẻ. Và bây giờ thì cô đã có thể hoàn toàn tự tin về ngôn ngữ của mình rồi.


Sống ở nước ngoài nhưng lại là cô gái “đặc Việt”

Có khoảng thời gian sống cả ở Việt Nam và nước ngoài, không biết bạn thấy điểm khác biệt giữa phụ nữ ở hai nơi là gì vậy?

Mình rất hâm mộ các chị lãnh đạo trong các công ty, các cơ quan. Mình thấy nhiều phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài rất thành công – họ chăm chỉ, nhạy cảm với văn hóa nơi sở tại, và uyển chuyển trong giao tiếp. Bản thân mình thấy phụ nữ Việt chỉ cần tự tin, thực hiện thành công công cuộc “chống tự ti” và “thèm chồng tương lai” thì mình nghĩ mọi người sẽ hạnh phúc hơn.

Nhiều người có nhận xét bạn là mẫu phụ nữ siêu hiện đại, phong cách có nét gì đó rất “Tây” nữa. Nhưng đó là những gì người khác nhìn vào, còn lại không biết quan điểm sống và cách thể hiện của bạn thật sự là như thế nào ạ?

Mình là người Việt và “đặc Việt” luôn ý. Nhiều bạn của mình nói mình có tiềm năng trở thành “Hanoi mum” (Bà mẹ Hà Nội). Họ nói thế này có lẽ vì mình suy nghĩ rất mở, nhưng cũng khá là khắt khe trong một số thứ. Ví dụ: mình khá dễ tính với mọi người, nhưng không thích sự xuề xòa trong công việc, mình không quá thích trẻ con nhưng cũng có thể vui chơi với các em nhỏ (trong một khoảng thời gian nhất định), mình thích những ngày se lạnh mà không có một bóng người nhưng cũng quẩy hết mức trong lúc đô thị lên đèn.

Thực ra bây giờ mình nghĩ “Tây” và “Việt” không còn sự khác biệt quá lớn nữa rồi. Ngày xưa “Tây” là những người đi đây đi đó, và “Việt” là những người chưa có trải nghiệm nhiều ngoài Việt Nam. Nhưng bây giờ, ai cũng có thể trải nghiệm và thấm thía những cái “Tây”, và sau đó thì quay lại để gìn giữ những cái “Việt” trong lịch sử và văn hóa của bản thân.


Theo mình biết thì hình như bạn chưa kết hôn. Ở Việt Nam, ngoài 30 tuổi mà chưa lấy chồng thì sẽ bị coi là “ế”, không biết bạn có chút sốt ruột nào không?

À, mình đã tham gia vào công tác “chống ế” nhiều năm nay. Giải pháp “chống ế” không nhất thiết phải là lấy chồng mà là việc mọi người thoải mái và hạnh phúc với bản thân và cuộc sống hiện tại. Khi mình thấy mình tuyệt vời thì mình sẽ tự tin phải đến 80% về chất “phụ nữ” trong con người mình. Tất nhiên, con số chưa phải 100% nên đôi lúc mình vẫn muốn có người bầu bạn bên cạnh - nhưng mong muốn thoáng qua thì nó sẽ khá thi vị, còn sốt ruột thì lại làm mình không vui.

Mình cũng mong các bác phụ huynh không hối những cô nàng hiện đại ngày nay lấy chồng. “Hỏi thăm” nhưng không “hối” là việc các gia đình nên làm. Một số ví dụ về những câu hỏi này như:

“Bao giờ lấy chồng?” là hối. “Con cảm thấy hợp với những người như thế nào?” là hỏi thăm.

“Con kén quá” là hối. “Con thấy tìm được những người hợp với mình khó không? Vì sao khó?” là hỏi thăm.

Sự hỗ trợ tốt nhất của gia đình là đưa ra động viên tinh thần, và không nên hỏi những câu không có câu trả lời, và hối giục những cái thuộc về duyên số.


Sống với cái “gu” khác lạ và khiếu hài hước tiềm ẩn không phải ai cũng nhận ra

Người ta vẫn nói về những phụ nữ có “gu” như là về thẩm mỹ, thời trang, âm nhạc… Bạn có thấy mình có “gu” trong lĩnh vực nào không?

Mình có “gu” trong việc chọn cua ngon. Mình tự tin rằng, ngoài đầu bếp và người bán cua, không ai đam mê và giỏi chọn cua, bóc cua như mình. Điều đó là chắc chắn luôn á! (Cười)

Còn thời trang, thẩm mỹ, thì mình vẫn là “trẻ mới lớn” thôi. Tất nhiên lúc nào cũng muốn mình đẹp – nhưng vẫn còn phải học hỏi nhiều từ những người có thiên phú về nhận thức và điều chỉnh cái đẹp hơn nữa.


Xem chương trình rồi ngắm ảnh bạn ngoài đời lúc nào cũng thấy bạn giàu năng lượng lắm. Làm thế nào bạn có thể giữ được style đó mọi lúc mọi nơi vậy?

Về bí quyết thì chẳng có gì nhiều đâu. Mình chỉ luôn cố gắng ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, hiểu rõ được sức khỏe tâm lý của mình và tập mang lại niềm vui đến cho những người xung quanh. Mình nghĩ mỗi người cần biết những tình huống nào khiến tâm lý của mình bị lung lay, những yếu tố kích thích gì khiến cảm xúc của mình không tốt. Khi tâm lý không ổn và cảm xúc không tốt thì không nên đưa ra các quyết định, cũng như phản ứng – mà nên chờ để mình phân tích và phản ứng sáng suốt hơn.

Mình cũng nghĩ nên đối xử với bản thân, người thân như khách hàng – mình bao giờ cũng cố tạo ra năng lượng tích cực cho khách hàng thì tại sao mình lại khắt khe và xấu tính với bản thân, người thân. Thay vào đó, hãy thân thiện nhất có thể với những người ở xung quanh mình.


Nếu được thay đổi điều gì đó về mình, bạn muốn làm thứ nào khác biệt?

Nếu được thay đổi thì mình muốn mình nhạy cảm hơn với chuông báo thức. Để tỉnh giấc, mình cần có cả 1 “làng” chuông báo thức. Hằng ngày, mỗi sáng mình đều phải nhờ đến tận 5 cái chuông với những giai điệu khác nhau thì mới có thể dậy nổi. Từ bé đến lớn mình đều như vậy.

Và câu hỏi cuối cùng, nếu còn lâu lâu nữa mới kết hôn thì bạn sẽ tạo dấu ấn tuổi thanh xuân của mình bằng những dự định gì tiếp theo?

Mình vẫn đang theo đuổi kinh doanh và giáo dục. Ước mong lớn lao của mình là có thể góp một phần sức lực nhỏ bé giúp người Việt có thể tự tin giao tiếp hơn với thế giới. Mình khá “ambitious” (tham vọng) và mình không ngại chia sẻ về điều đó.

Kỷ luật - một từ nghe có vẻ chẳng vui chút nào - lại là bí quyết giúp host của IELTS Face-Off Phoebe Trần luôn xuất hiện với vẻ rạng rỡ dù sau bao vấp ngã.
*

Phoebe Trần (Trần Mai Phương) hẳn là hình mẫu phụ nữ độc lập và thành đạt lý tưởng. Chị là host của IELTS Face-Off, là cố vấn chiến lược cho tổ chức giáo dục Crimson Education, biết bốn ngôn ngữ (Anh, Việt, Nhật, Trung). Thêm vào đó, vây quanh Phoebe luôn là sự tích cực, trong cách nói, trong cách dẫn dắt và trong những bức hình với nụ cười tươi trên môi.

Một người luôn hạnh phúc thì có lúc nào buồn không? Chúng tôi gặp Phoebe Trần để hiểu rằng người luôn cười thì cũng là người bình thường: có vấp ngã, có buồn bã. Nhưng bí quyết để vượt qua nỗi sầu và đi đến thành công trong mọi chuyện, với Phoebe, chỉ có một - đó là tính kỷ luật.


Một Phoebe nói tiếng Anh thì không có gì lạ, nhưng một Phoebe nói tiếng Việt thì có. Đã bao giờ Phoebe gặp khó khăn trong giao tiếp tiếng Việt chưa?

Mình từng học tiếng Việt từ nhỏ, nhưng lại qua Canada khá sớm. Có lẽ vì vậy nên mình rất sợ tiếng Việt của bản thân, bởi nó giống hệt một đứa trẻ 10 tuổi đang nói chuyện trong nhà.

Chẳng hạn có đôi khi mình dùng ‘cái mồm’ thay ‘cái miệng’, hay dùng chữ ‘ấy’.

*
Là người làm ngành giáo dục mà tiếng Việt không trôi chảy cũng mang lại nhiều nỗi đau lắm. Mình đã từng gặp những ca tư vấn cho phụ huynh mà họ chủ động kết thúc cuộc trò chuyện chỉ vì mình nói không tốt.

Mình nghĩ đây là khó khăn chung của những bạn mới học tiếng nước ngoài. Tốc độ nói không theo kịp tốc độ nghĩ, và lại khó khăn trong cả việc tìm từ nữa. Cách giải quyết chỉ có tập luyện thôi. Mình đã đặt mục tiêu để việc nói tiếng Việt không còn là nỗi đau, và tập rất chăm.


Thành tích về ngôn ngữ của Phoebe là vô cùng đáng nể, có câu chuyện gì đằng sau nó không?

Ngày xưa mình có thời gian ở Singapore và quen một anh người yêu mà tiếng Hoa không giỏi. Thời ấy cứ yêu là muốn… hơn người ta, thế là lao đầu vào học tiếng Hoa.

Thời Đại học, việc phải học môn ngôn ngữ khác là tín chỉ mình cần hoàn thành. Mình đã dự định sẽ học tiếng Pháp, nhưng ngó nghiêng khắp nơi thì lớp tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha đều đã đủ người rồi. Thế là mình bén duyên với tiếng Nhật.


Người ta bảo có 8 loại trí thông minh. Hẳn Phoebe thuộc loại thông minh ngôn ngữ?

Phoebe nghĩ là đúng. Mình đã từng gặp vô số người đã bỏ rất nhiều công sức và tiền bạc cho việc học ngôn ngữ nhưng vẫn rất khó khăn. Còn bản thân mình lại thấy chuyện này khá dễ dàng.

Có thể nhiều người thấy học ngôn ngữ mệt không phải vì ngôn ngữ đấy chán, mà vì họ không tìm thấy mục đích sử dụng, hoặc không thấy sự thành công trong việc luyện tập. Về mặt gen, chúng ta đều có thể học được ngôn ngữ mới.

*
Nhưng việc học ngôn ngữ cũng giống chuyện học bất kỳ thứ gì khác trong đời thôi. Tất cả nằm ở tính kỷ luật.

Ngày xưa, lúc học tiếng Nhật, một ngày mình ‘cày’ phim Nhật đến mười mấy tiếng đồng hồ. Thời tiểu học mình cũng sợ tiếng Anh, nhưng qua Canada một thời gian, vì phải liên tục nói tiếng Anh với mọi người nên mình chẳng còn sợ hãi gì nữa.

Việc học ngôn ngữ thật ra chỉ cần ba yếu tố: tập nói, tập đọc, tập viết. Tìm đối tượng khác để luyện cùng là một điều rất quan trọng, nhưng giờ đã có khá nhiều công cụ để thực hiện điều ấy trên Internet.


Phoebe từng chia sẻ rằng bạn không thích quan niệm “good enough” (tốt vừa đủ) mà nên đặt mục tiêu cao hơn cho bản thân. Quan điểm này đến giờ vẫn còn đúng chứ?

Đến giờ mình vẫn nghĩ thế, tuy vẫn nhận về một số phản đối. Có người bảo tôi là một người phụ nữ chỉ mong muốn làm một người mẹ tốt, việc gì tôi phải làm thêm những việc khác để “be the best” (thành phiên bản tuyệt nhất của mình). Nhưng đã có rất nhiều phụ nữ vừa là mẹ, nhưng cũng làm được nhiều thứ khác trong xã hội đấy thôi.

Chúng ta sinh ra trên đời để làm xã hội này đẹp đẽ hơn, làm sao có thể làm được điều đó khi ta vẫn chưa cố gắng để trở thành phiên bản tốt hơn của mình.


Vậy Phoebe sẽ làm gì khi không đạt được mục tiêu “tốt hơn nữa” mà bản thân đề ra?

*
Nhắc đến vấn đề này mình lại nhớ đến câu chuyện của Adolf Merckle - một tỉ phú người Đức quyết định tự vẫn khi thua lỗ trong cuộc suy thoái kinh tế ở năm 2009. Nhìn một cách khách quan, ông ấy vẫn còn hàng triệu đô sau khi thua lỗ. Nhưng ông không thể chịu nổi cú sốc và chọn cách ra đi.

Bài học ở đây là chắc chắn chúng ta sẽ trải qua vấp ngã. Nhưng có hai yếu tố khi đối mặt với hố đen cuộc đời: vấn đề mà chúng ta gặp phải và khả năng chịu đựng khổ đau của chúng ta.

Vậy nên mục tiêu là tập cách để đi qua vấp ngã mà không thấy đau khổ.


Đâu là cách bạn nhận diện ‘vấn đề’ và ‘mình đang tự làm khổ mình’?

Mình luôn có một bộ gồm hai câu hỏi khi gặp một chuyện gì đó. Một là “Mình có đang tốt không?”, hai là “Mình có bí bức, không lối thoát không?”.

Hỏi xong hai câu ấy, mình sẽ bắt đầu truy ra những vấn đề bản thân đang mắc phải.

Mình từng kinh doanh, và cũng từng vấp ngã. Sau khi biết rằng vẫn có thể đủ ăn đủ mặc dù đang rắc rối trong kinh doanh, mình bắt đầu truy ra từng vấn đề bản thân đang mắc phải. Không đủ tài chính, mô hình kinh doanh không phát triển dù đã thử rất nhiều cách, hoặc chỉ đơn giản là bây giờ chưa phải thời điểm thích hợp cho nó. Đó là lý do mình quyết định ngừng lại.

*
Những suy nghĩ như “Ôi không có công việc này thì tôi sẽ bị nhìn nhận thế này, thế kia” đều chỉ là vấn đề về cảm xúc. Mình không thể để cảm xúc chi phối những quyết định quan trọng với bản thân được.


Phoebe có vẻ là một người rất tích cực, làm cách nào để bạn luôn vui vẻ trong mọi chuyện?

Thật ra để vui cũng cần… kỷ luật đấy.

Mình khởi đầu với việc tập nhìn nhận những năng lượng tiêu cực trước, có thế mới hiểu năng lượng tích cực là gì.

Mỗi lần mình đi chơi với mẹ, mẹ mình sẽ hay than thở. Ban đầu mình cũng bực chứ. Nhưng khi mình nhận diện được đó là năng lượng tiêu cực, mình tập chuyển hóa chúng. Mình thử thêm chữ “ism” vào câu than thở của mẹ. Thế là mỗi lần mẹ tính than, mình sẽ hỏi “Hôm nay mẹ lại định úi-giời-ism à?”. Và hai mẹ con phá lên cười.

Phoebe nghĩ mỗi vấn đề tiêu cực thực ra đều là những câu chuyện hay để kể lại. Mình có thể chọn cho câu chuyện đó một nhân dạng mới, để nó vui vẻ hơn. Như câu chuyện kinh doanh thất bại của mình, thật ra nó cũng là vấn đề của việc trẻ tuổi và… tự tin thái quá ấy mà. Nhưng khi còn trẻ, thỉnh thoảng thái quá, ngu ngốc một chút cũng hay chứ sao!

Phoebe giữ sự vui vẻ bởi mình biết nó giúp mình khỏe mạnh hơn. Chẳng hạn mùa dịch này, thật sự mình vẫn có một đời sống khá ổn và ý nghĩa.


IELTS Face-Off đã trải qua rất nhiều mùa, và càng có nhiều host trẻ tuổi hơn xuất hiện. Phoebe có bao giờ nhìn bản thân với lớp trẻ và nhận ra mình không đuổi kịp đương thời không?

*

Mình từng gặp Jim Tanenbaum, một sound producer từng làm cho phim Avatar, đã tám mươi mấy tuổi. Ở tuổi ấy, ông vẫn dạy học ở Đại học. Mình từng hỏi rằng dạy cho lớp trẻ có chán không. Ông bảo có những người khiến mình thấy chán, nhưng cũng có những người rất giỏi. Nhiều người trong số họ đã trở thành đồng nghiệp của ông.

Jim bảo, làm việc với những người như thế mang cho ông cảm giác mình luôn có thể làm tốt hơn.

Học hỏi không ngừng và nhìn về cuộc cạnh tranh giữa những thế hệ như một cơ hội để bản thân tốt hơn nữa, đó là bài học mình luôn nhớ về.

Xem thêm: Các Cách Lấy Link Bài Viết Trên Facebook Trên Điện Thoại, Máy Tính

Cambly là nền tảng học tiếng Anh trực tuyến duy nhất kết nối 1-1 học viên và gia sư bản xứ. Tuỳ theo mục đích học của từng cá nhân, bạn có thể chọn thời gian học trong ngày, bao nhiêu ngày trong tuần và thời gian cho toàn khoá. Học viên cũng hoàn toàn có thể yêu cầu/chọn lựa cho từng lớp học với các tiêu chí Gia sư bạn muốn học cùng, ngữ điệu của gia sư, nội dung buổi học hay thời gian học cụ thể.Nhập mã Haveasip50 để nhận ngay ưu đãi giảm 50% khoá học 12 tháng trên Cambly.