VĂN HÓA VÀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG BỊ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TIÊU DIỆT NHƯ THẾ NÀO?

Huỳnh Kim Quang

 

*
*
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng, nhiều lần lên tiếng trước công luận thế giới về chính sách tiêu diệt văn hóa truyền thống Tây Tạng của Bắc Kinh.

Bạn đang xem: Trung quốc đàn áp người tây tạng

Thật vậy, TQ đã và đang thực hiện việc tiêu diệt có hệ thống di sản văn hóa của Tây Tạng với sự phá hủy các truyền thống Phật Giáo và tôn giáo, hệ thống giáo dục, làm đổ vỡ xã hội, gây cảnh vô luật pháp, bất bao dung xã hội, lòng tham không kiểm soát và sự gia tăng cao độ việc buôn bán tình dục và nạn nghiện rượu tại Tây Tạng, theo một phúc trình được đăng trên trang mạng toàn cầu www.thehindubusinessline.com cho biết.

Trong phúc trình có tên “Cultural Genocide in Tibet” đã được công bố bởi Viện Chính Sách Tây Tạng, Lobsang Sangay, Tổng Thống của Chính Phủ Tây Tạng Trung Ương, nói rằng các hành động diệt chủng đã và đang được thực hiện. Ông cho biết rằng TQ đang thực hiện việc tiêu diệt tôn giáo, ngôn ngữ, và cũng đang loại bỏ bằng sức mạnh những người du mục Tây Tạng trong khi họ tiếp tục đưa dân TQ vào Cao Nguyên Tây Tạng.

Ông ấy đã nhấn mạnh rằng theo phúc trình năm 2017 của tổ chức Freedom House, Tây Tạng là một trong những quốc gia có ít tự do nhất trên thế giới.

“Các chính sách không ngừng được thực hiện tại 4 khu vực này đã cướp đi nền văn hóa và ngôn ngữ của người dân Tây Tạng và đã làm tổn hại lối sống truyền thống của họ. Việc đưa các công nhân di dân TQ vào, được tạo điều kiện bởi đường xe lửa mới và một chính phủ có lợi cho người di dân, đang biến người dân Tây Tạng ngày càng trở thành nhóm thiểu số bị mất quyền trong mảnh đất của chính họ,” theo ông cho biết thêm.

Phúc trình của Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong

Theo phúc trình nói trên, sự thách thức nằm trong cách TQ phô bày chính họ ra trước mặt thế giới khác với những gì là các chính sách bên trong của họ. Phúc trình nói rằng trong khi TQ hành động như một Nhà Nước đa quốc gia trên trường quốc tế, họ lại hành động như một đế quốc khi họ đối đầu với các vấn đề nội bộ của chính họ.

“Sự trái ngược giữa việc tự phô diễn và những xung động mang tính đế quốc thực sự của họ là ở trọng tâm của việc TQ tiêu diệt nền văn minh Phật Giáo Tây Tạng,” theo phúc trình cho biết.

Phúc trình nói rằng TQ cũng đang cố gắng làm tràn ngập Tây Tạng với những người Hán TQ định cư và biến họ thành chủng tộc khống chế, tương tự như những gì họ đã làm tại Mãn Châu, Nội Mông và Tân Cương.

Phúc trình cũng cho biết thêm rằng TQ “đang chờ đợi sự viên tịch của Đức Đạt Lai Lạt Ma” để họ có thể chỉ định vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp tại đó.

“Trong việc gạt bỏ Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại và chuẩn bị chỉ định một vị kế tiếp trong hy vọng rằng Bắc Kinh có thể nắm được người dân Tây Tạng, chính quyền TQ đang đi trên con đường dẫn tới việc làm mất ổn định của Tây Tạng,” theo phúc trình cho hay.

Hơn 149 người Tây Tạng đã tự thiêu bởi vì sự từ chối của TQ để cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm viếng Tây Tạng. Nhưng nếu TQ dựng lên một Đức Đạt Lai Lạt Ma của chính họ thì phong trào này có thể không còn giữ được bất bạo động, theo phúc trình dự tri.

Mối quan hệ giữa Tây Tạng và TQ có một lịch sử sóng gió từ lâu như tài liệu từ www.en.wikipedia.org cho biết sau đây.

Xâm lăng thuộc địa

Sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ và trước năm 1950, khu vực tương ứng với Vùng Tự Trị Tây Tạng (TAR) ngày nay thực tế là một quốc gia độc lập. Đất nước này lúc đó đã tự phát hành tiền tệ và tem, và duy trì các mối quan hệ quốc tế. Tây Tạng tuyên bố có 3 tỉnh (Amdo, Kham và U-Tsang), nhưng chỉ kiểm soát tỉnh Kham phía tây và U-Tsang. Kể từ năm 1950, TQ biến phía đông tỉnh Kham và một phần phía tây tỉnh Kham thành Vùng Tự Trị Tây Tạng, theo www.en.wikipedia.org.

Trong thời đại Cộng Hòa Trung Hoa vào đầu thế kỷ 20 theo sau triều đại nhà Thanh, tướng Hồi Giáo người TQ kiêm thống đốc Thanh Hải là Mã Bộ Phương đã bị người Tây Tạng tố cáo thực hiện chính sách Hán hóa và Hồi Giáo hóa tại các khu vực Tây Tạng. Ép buộc cải đạo và đóng thuế nặng được báo cáo dưới sự cai trị của ông.

Sau Khi Mao Trạch Đông chiến thắng cuộc nội chiến năm 1949, mục tiêu của ông là thống nhất “5 dân tộc” khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nằm dưới sự cai trị của Đảng CSTQ. Chính phủ Tây Tạng tại thủ đô Lhasa đã cử Ngabo tới Chamdo tại tỉnh Kham, một thị trấn chiến lược gần biên giới, với lệnh giữ vững vị trí của ông trong khi quân tiếp viện đến từ Lhasa để đánh lại TQ. Vào ngày 16 tháng 10 năm 1950, tin đưa đến rằng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đang tới Chamdo và đã chiếm lấy thị trấn Riwoche mà có thể chận đường tới Lhasa. Ngabo và người của ông đã rút về một tu viện nơi mà Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đã bao vây và bắt họ. Ngabo đã viết thư về Lhasa đề nghị đầu hàng hòa bình thay vì chiến tranh. Ngabo đã chấp thuận Hiệp Ước Bảy Điểm của Mao, mà trong đó quy định rằng Tây Tạng trở thành một phần của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Tây Tạng sẽ được cho tự trị. Không được thế giới hậu thuẫn, vào tháng 8 năm 1951 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đánh điện tín cho Mao để chấp nhận hiệp ước. Các phái đoàn đã ký hiệp ước theo nguyên tắc, và tương lai của chính phủ Tây Tạng đã bị niêm phong.

Dù sự sáp nhập của Tây Tạng vào TQ được biết trong sử ký TQ như là Sự Giải Phóng Hòa Bình Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma xem đó là sự xâm lăng thuộc địa và Đại Hội Thanh Niên Tây Tạng đồng ý rằng đó cũng là một sự xâm lăng.

Cách Mạng Văn Hóa, gồm học sinh và người lao động của Đảng CSTQ, được sáng kiến bởi Mao và được thực hiện bởi Băng Đảng 4 Người từ năm 1966 tới 1976 để bảo vệ chủ nghĩa Mao như ý thức hệ dẫn đạo của TQ. Nó thực chất là cuộc đấu đá nội bộ trong đảng để loại bỏ thành phần chống lại Mao.

Các Mạng Văn Hoa đã ảnh hưởng toàn bộ TQ, và Tây Tạng cũng bị tổn hại. Hồng Vệ Binh đã tấn công thường dân, là những người bị buộc tội là kẻ phản bội chủ nghĩa cộng sản. Hơn 6,000 tu viện bị cướp bóc và tiêu diệt. Các Tăng, Ni bị buộc hoàn tục, với những người cố giữ lý tưởng tu hành thì bị bỏ tù. Tù nhân bị ép buộc lao động cực khổ, bị hành hạ và xử tử. Dù Cung Điện Potala bị đe dọa, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã can thiệp và kềm chế Hồng Vệ Binh.

Hán hóa Tây Tạng

Dự Án Chiến Lược Quốc Gia Phát Triển Miền Tây của TQ, đã được đưa ra trong thập niên 1980s sau Cách Mạng Văn Hóa, khuyến khích việc di dân người TQ từ những vùng khác của TQ vào Tây Tạng với nhiều tưởng thưởng và các điều kiện sống thoải mái. Người tự nguyện được đưa tới đó là các giáo viên, các bác sĩ và những nhà hành chánh để giúp phát triển Tây Tạng. Cho rằng lực lượng lao động không đủ phẩm chất và hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn, chính quyền TQ đã khuyến khích di dân để kích thích cạnh tranh và thay đổi Tây Tạng từ truyền thống tới kinh tế thị trường với các cải tổ kinh tế do Đặng Tiểu Bình đặt ra.

Người Tây Tạng là nhóm chủng tộc đa số tại Khu Vực Tự Trị Tây Tang, chiếm khoảng 93% dân số vào năm 2008. Các cuộc tấn công bởi người Tây Tạng vào tài sản được người Hán và người Hồi làm chủ được báo cáo là bởi vì có quá nhiều người Hán và người Hồi vào Tây Tạng.

Vào năm 1949, có khoảng từ 300 đến 400 cư dân người Hán tại thủ đô Lhasa, theo Rachel Lowry trong “Inside the Quiet Lives of China's Disappearing Tibetan Nomads” đăng trong báo Time vào ngày 3 tháng 9 năm 2015. Năm 1953, theo thống kê dân số lần đầu tiên, Lhasa có khoảng 30,000 cư dân gồm 4,000 người ăn xin, nhưng không tính 15,000 tu sĩ Phật Giáo.

Đến năm 1992, dân số thường trú tại Lhasa được ước tính gần 140,000, gồm 96,431 người Tây Tạng, 40,387 người Hán, và 2,998 người TQ theo Hồi Giáo và những người khác. Cộng thêm với số người sống tạm trú từ 60,000 tới 80,000, chủ yếu là những người hành hương và thương nhân. Đó là con số của năm 1992, nghĩa là cách nay (2020) 18 năm. Trên thực tế bây giờ còn khác nhiều.


*
Cung điện Potala, trụ sở của chính quyền Tây Tạng tại Lhassa, trước khi Trung Quốc sát nhập Tây Tạng. REUTERS
Hiện giờ, Tây Tạng bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của công an Trung Quốc. Bắc Kinh mạnh tay thúc đẩy Hán hóa Tây Tạng. Việc giảng dạy bằng ngôn ngữ Tây Tạng bị hạn chế. Vào dịp này, khách du lịch nước ngoài còn không được chính quyền Trung Quốc cho phép đến thăm Tây Tạng. Lệnh cấm này kéo dài cho đến ngày 01/04.

Từ Thượng Hải, thông tín viên wu.edu.vn Angélique Forget cho biết thêm chi tiết :

« Thường thì du khách nước ngoài muốn đến thăm Tây Tạng buộc phải xin giấy phép đặc biệt từ nhà chức trách Trung Quốc. Nhưng hiện giờ tất cả đều bị từ chối.

Trong tuần qua, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tây Tạng khẳng định việc hạn chế du khách nước ngoài đến Tây Tạng là để « bảo vệ » họ, vì độ cao, việc thiếu oxy và các điều kiện khí hậu khắc nghiệt có thể gây nguy hiểm cho du khách. Lhassa, thủ phủ của Tây Tạng, nằm ở độ cao 3.650m so với mực nước biển.

Đây không phải lần đầu tiên Tây Tạng bị đóng cửa với người nước ngoài. Hồi năm 2009, nhân dịp 50 năm cuộc nổi dậy ở Lhassa, du khách quốc tế không được phép đến Tây Tạng. Sau những cuộc nổi dậy hồi năm 2008, Tây Tạng cũng bị đóng cửa suốt gần một năm.

Hiện giờ, các phóng viên nước ngoài và các nhà ngoại giao muốn đến Tây Tạng đều phải xin phép, nhưng hầu như đều không được chính quyền đồng ý.

Việc cản trở các nhà quan sát độc lập đến Tây Tạng cho phép Bắc Kinh duy trì chính sách kiểm soát chặt chẽ vùng này, nhưng tránh được sự chỉ trích của thế giới bên ngoài ».

Xem thêm: Nê na phim - top 12+ trái tim kiêu hãnh tập 3 mới nhất 2022

Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm được điều gì tốt đẹp cho Tây Tạng ?

Bên lềkhóa họp thường niên của Quốc Hội, tuyên bố trước báo giới tại Bắc Kinh, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tây Tạng, Ngô Anh Kiệt, tuyên bố là đức « Đạt Lai Lạt Ma không làm được gì cho người dân Tây Tạng, người Tây Tạng biết ơn đảng Cộng Sản Trung Quốc vì đã mang lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc ».

Bình luận về phát ngôn trên, ông Lob
Sang Nyima, thành viên chính phủ lưu vong Tây Tạng, đặc trách về truyền thông với cộng đồng người Hoa ở châu Âu, phát biểu với đài wu.edu.vn tiếng Trung:

« Để đáp lời ông ấy, tôi chỉ muốn hỏi lại ông ấy một câu đơn giản là đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm được điều gì tốt đẹp cho người dân Tây Tạng sau khi xâm chiếm Tây Tạng ?

Dưới góc nhìn lịch sử, sau khi xâm nhập Tây Tạng, trong suốt 50 năm gần đây, họ đã giết hại toàn bộ giới tinh hoa Tây Tạng. Hồi năm 1959, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đàn áp cuộc đấu tranh đòi quyền tự do của dân tộc Tây Tạng. Từ năm 1966 đến năm 1976 (giai đoạn Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc), chính quyền Bắc Kinh đàn áp người Tây Tạng cả về thể xác và trí tuệ, để tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa Tây Tạng.

Sau này, người Tây Tạng phản kháng. Thế nhưng, Trung Quốc tiếp tục đàn áp và biến Tây Tạng thành một nhà tù khổng lồ. Mặc dù tên đầy đủ của Tây Tạng là vùng tự trị Tây Tạng, nhưng Tây Tạng hoàn toàn không có quyền tự trị.

Ngô Anh Kiệt, người có những phát ngôn nói trên, vừa là lãnh đạo vùng, vừa là đại diện của đảng Cộng Sản Trung Quốc tại vùng tự trị này, thế nhưng ông ta lại là người Trung Quốc chứ không phải người Tây Tạng.

Đó là chưa kể đến chuyện chưa từng có lãnh đạo chính nào của vùng tự trị Tây Tạng là người Tây Tạng ».


Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của wu.edu.vn: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Đăng ký
Tải ứng dụng wu.edu.vn để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

M22.037 12.21a4.872 4.872 0 0 0 1.115-3.49 4.957 4.957 0 0 0-3.208 1.66A4.636 4.636 0 0 0 18.8 13.74a4.1 4.1 0 0 0 3.237-1.53z" style="fill:#fff"/>">