Mùa hoa anh đào đến, không chỉ làm say đắm cả thế giới. Dường như ý nghĩa hoa anh đào Nhật Bản mang nhiều điều thiêng liêng hơn cả. Riêng mình thì đã phải lòng hoa anh đào từ lâu. Hãy cùng khám phá xem, quốc hoa của Nhật Bản có ý nghĩa gì. Liệu những điều này có khiến bạn xao xuyến về nơi đây không nhé..

Bạn đang xem: Ý nghĩa hoa anh đào nhật bản


*

Loài hoa thuộc chi Mận, Mơ. Có cây thân gỗ, chiều cao có thể lên đến 10 – 15m. Tán rộng từ 5-10m. Hoa nhiều màu sắc như: màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm.
*

Hoa nở rộ nhất vào mùa xuân, nhưng hoa chỉ nở khoảng từ 7-14 ngày thôi. Và khi hoa nở, cũng là khi bắt đầu một mùa mới, một sự khởi đầu và thành công của đất nước Nhật Bản xinh đẹp.
*
Dù là màu hồng phấn, hay hồng đậm. Cũng vẫn mang nét đặc trưng riêng biệt chỉ Nhật Bản mới có
Nói ý nghĩa hoa anh đào Nhật Bản như tuổi thanh xuân, bởi lẽ đối với người Nhật. Hoa anh đào giống như bản chất ngắn ngủi của cuộc sống. Không nhanh héo như hoa hồng, cũng không bấu víu vào bầu hoa khi rụng xuống. Mà chỉ cần một cơn gió thoảng qua, cánh hoa sẽ bay mất. Loài hoa này nở rồi tàn, chẳng khác nào tuổi thanh xuân của con người. Qua đi rồi là sẽ không lấy lại được.
*

Nếu có người nói ý nghĩa hoa anh đào Nhật bản như tuổi thanh xuân. Thì cũng có những ý kiến lại nói lên rằng đây là biểu tượng của sức sống mãnh liệt.
*

Bởi hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình. Và nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành cả một mảng. Bạn sẽ thấy nó có phần rực rỡ, nhưng cũng mong manh. Và chính sự mong manh và rực rỡ đấy đã đem lại một thông điệp. “dù hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên. Và không bao giờ được đầu hàng trước số phận”
Dù xuất hiện ở các nước Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc và thậm chí ở cả tại Mỹ… Nhưng dường như người ta vẫn nhớ đến Nhật Bản đầu tiên, có lẽ đó chính là vì vẻ đẹp đặc trưng của nơi đây.
Khi tới Nhật, nếu tìm hiểu, bạn sẽ thấy có đến tận hơn 200 loài hoa được phát hiện. Từ loài cây dại mọc trên núi, cho đến những giống cây được chăm sóc tỉ mỉ. Có loại màu trắng, có loài màu hồng đậm. Nhưng nhiều và đẹp nhất vẫn là anh đào có màu hồng phấn.
*
Hoa anh đào ở các thành phố khác không có mùi hương như ở Nhật. Ngay kể cả Macon - Mỹ, với tên gọi thủ đô của hoa anh đào cũng không thể sánh bằng với hoa ở Nhật Bản.
Vào những ngày cuối tháng 3 – đầu tháng 4. Nhiều thành phố lớn ở Nhật Bản hồng rực bởi màu sắc của hoa anh đào. Lan tỏa ra khắp phố phường, báo hiệu lại một mùa hoa anh đào đang nở rộ.
Lễ hội hoa anh đào cũng là một dịp để mọi người tụ tập lại để ngắm hoa. Tại Tokyo, những người dân còn tổ chức đi dã ngoại. Ngồi dưới những tán cây anh đào, uống rượu Sake, nhấm nháp đồ ăn. Vui vẻ nói chuyện..

Đức tính tốt đẹp – một trong những ý nghĩa hoa anh đào Nhật Bản

Hoa anh đào không những mang vẻ đẹp của sự thanh cao, thuần khiết. Mà còn tượng trưng cho những tính tốt đẹp của người Nhật nữa. Bởi hoa chỉ đẹp khi được cùng nhau nở rộ trên những tán cây rộng lớn. Và đó cũng chính là đức tính khiêm nhường và đoàn kết nổi tiếng của con người Nhật Bản.


*
Nếu núi Phú Sĩ được nhắc đến như biểu tượng của Nhật Bản
Thì hoa anh đào sẽ được mệnh danh là Quốc Hoa của nơi đây.

Nhật Bản tặng hoa anh đào cho các nước khác như một cách để thể hiện mong muốn sự hòa bình. Trong đời sống hàng ngày, người dân cũng sử dụng hoa anh đào như một món ăn thường nhật. Hoa anh đào muối, Wagashi hoa anh đào, hay đến cả mỳ lạnh được làm từ hoa anh đào,… Cuộc sống người dân nơi đây luôn có sự hiện diện của hoa.

Hãy cùng xem, ngoài mỳ lạnh, Wagashi, hay anh đào muối. Còn những món ăn nào được làm từ hoa anh đào nữa không nhé?


Sự khiêm nhường trong giao tiếp cũng là một trong những ý nghĩa hoa anh đào Nhật Bản. Truyền thống cũng như những điều thú vị về văn hóa Nhật Bản.


Tuy mỏng manh, nhưng lại mang những ý nghĩa ẩn chứa đặc biệt. Không chỉ mang lại vẻ đẹp khiến mọi người xao xuyến, mà còn ẩn mình trong những hàm ý. Biểu hiện những đức tính tốt đẹp, cũng như là nét văn hóa đáng tự hào của người dân xứ sở mặt trời mọc. Hãy săn những tour du lịch Nhật Bản vào mùa xuân. Để thưởng thức vẻ đẹp của nơi đây nhé.


Gắn liền với hình ảnh “đất nước mặt trời mọc”, hoa anh đào được xem là biểu tượng cho vẻ đẹp và tinh thần Nhật Bản. Người Nhật có một câu nói rất nổi tiếng “Nếu là hoa, xin là hoa anh đào. Nếu là người, xin là người võ đạo”. Vậy tại sao hoa anh đào lại được yêu thích và trân trọng đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa hoa anh đào qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

*


Hoa anh đào là gì? Tìm hiểu nguồn gốc của hoa anh đào

Trước khi tìm hiểu ý nghĩa hoa anh đào, hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu về hoa anh đào Nhật Bản. Hoa anh đào có tên khoa học là Prunnus cerasoides D. Don, thuộc họ Hoa hồng (Rosacea). Tên hoa anh đào tiếng anh là Cherry blossom, tên tiếng nhật là Sakura.

Nguồn gốc của loài hoa này là từ Nhật Bản, nên đất nước mặt trời mọc này còn có tên gọi khác là “Xứ sở hoa anh đào”. Ngày nay, loài hoa này đã được phân bố rộng ở nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Do có đặc trưng khí hậu giống với Nhật Bản, nên loài hoa này cũng được trồng ở rất nhiều nơi của Hàn Quốc. Tại Việt Nam, anh đào phân bố chủ yếu ở những tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đặc biệt nổi tiếng là hoa anh đào Đà Lạt, chúng còn được gọi bằng nhiều tên khác như mai anh đào, anh đào, mai dại,… Vì có đặc điểm khá tương đồng nên nhiều người thường hay nhầm lẫn những bông hoa anh đào với hình ảnh hoa đào ta.

Người Nhật thích hoa anh đào từ khi nào?

Có nhiều ghi chép rằng người Nhật yêu hoa anh đào, và vào thời cổ đại, một nữ thần được ví như hoa anh đào đã xuất hiện ở Kojiki. Trong Manyoshu, nhiều loài hoa anh đào được vẽ rõ ràng là “loài hoa tượng trưng cho mùa xuân”, và có thể thấy rằng vào thời đại Nara, khi Manyoshu được dệt kim, cảm giác yêu hoa anh đào đã được định hình trong trái tim người Nhật.

Phong ngắm hoa anh đào dần thay đổi sau thời Heian. Người ta nói rằng chính Hoàng đế Saga, vị hoàng đế thời Heian, người đầu tiên nhìn thấy hoa anh đào. Việc ngắm hoa anh đào do hoàng đế tài trợ được tổ chức hàng năm là một trong những lý do khiến văn hóa ngắm hoa anh đào lan rộng từ tầng lớp quý tộc sang bình dân.

Hoa anh đào và lễ hội Hanami

Vào khoảng tháng 3 – tháng 5, thời điểm Nhật Bản bước vào mùa hoa anh đào, các lễ hội hoa anh đào cũng được tổ chức trong khoảng thời gian này. Đây là một lễ hội truyền thống diễn ra rộng khắp đất nước này, và có tên gọi là “Hanami”.

*

Tên gọi này được ghép từ hai từ “hana” có nghĩa là hoa tức chỉ hoa anh đào, còn “mi” tức là “ngắm”, kết hợp lại thành tên “Hanami” với ý nghĩa là lễ hội ngắm hoa. Lễ hội Hanami có lịch sử từ rất lâu đời, người dân Nhật Bản có rất nhiều hoạt động trong lễ hội như ngồi thuyền ngắm anh đào, tổ chức tiệc trà, picnic và thưởng thức các món ăn ẩm thực độc đáo,… Lễ hội này đã thu hút vô số khách du lịch ở khắp nơi trên thế giới. Địa điểm ngắm hoa đẹp nhất là ở Tokyo, Osaka và Kyoto.

Ý nghĩa hoa anh đào trong đời sống tinh thần của người Nhật

Hoa anh đào tượng trưng cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt

Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận.

Với Nhật Bản, sức sống trước hết chính là tinh thần võ sĩ đạo, thể hiện ngay khi họ đứng trước cái chết. Trong chiến tranh, những võ sĩ của xứ sở mặt trời mọc không bao giờ run sợ trước cái chết, mỗi khi thua trận, họ liền tự kết liễu để không khai ra đồng đội của mình.

Trong thế chiến thứ 2, sau khi trải qua những tổn thất nặng nề của chiến tranh, hoa anh đào càng được coi là biểu tượng của một Nhật Bản đau thương nhưng vững vàng với tinh thần đoàn kết, phấn đấu, không ngại gian khổ. Kết quả là từ một nước thảm bại trong chiến tranh, không có tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc đứng hàng đầu trên thế giới.

Nhiều người Nhật nói rằng, giữa cảnh hoang tàn, đói khát sau chiến tranh, họ tưởng chừng gục ngã. Nhưng vẻ đẹp rực rỡ của hoa anh đào lại tiếp cho họ thêm sức mạnh, và họ đồng lòng cùng nhau vực dậy một nước Nhật như ngày hôm nay. Người Nhật đã chứng minh cho thế giới rằng, nếu biết phát huy sức mạnh của từng cá nhân, biết liên kết vạn người như một thì sức sống mãnh liệt ấy sẽ trở thành tài sản vô cùng quý báu của bất kỳ quốc gia nào.

Biểu tượng của vẻ đẹp đặc trưng Nhật Bản

Xuất hiện tại nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và thậm chí là tại những vùng đất châu Mỹ xa xôi, nhưng nhắc đến hoa anh đào là mọi người nghĩ ngay đến Nhật Bản. Tại đây, hơn 200 loài hoa anh đào đã được phát hiện, từ loài cây dại mọc trên núi cho đến những giống cây được chăm chút cầu kì, tỉ mỉ. Có loại màu trắng, có loại phơn phớt vàng nhưng nhiều nhất và đẹp nhất vẫn là anh đào màu hồng phấn.

Những ngày đầu tháng 4, nhiều thành phố lớn ở Nhật Bản lại hồng rực một màu hoa anh đào. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương nhưng Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến và cũng báo hiệu một mùa lễ hội lớn trong năm của Nhật Bản: Lễ hội hoa anh đào – một dịp để mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa.

*

Tại Tokyo, người ta còn dành cả một ngày hoa anh đào nở đẹp nhất để đưa gia đình đi dã ngoại, ngắm hoa. Ngồi dưới những tán anh đào nở bung, vừa uống rượu Sake, nhấm nháp đồ ăn,vừa vui vẻ trò chuyện. Đó là khoảnh khắc quây quần hạnh phúc hiếm hoi trong quỹ thời gian làm việc kín mít của người Nhật.

Hoa anh đào đẹp đẽ như thế nhưng lại nở rồi tàn trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 1 tuần khiến nhiều người tiếc nuối. Chỉ cần 1 cơn gió thoảng qua là cánh hoa đã nhẹ nhàng lìa cành, vì vậy đối với người Nhật, hoa anh đào đồng nghĩa với bản chất mong manh, ngắn ngủi của vẻ đẹp thanh xuân và cuộc sống. Lúc hoa anh đào cũng là lúc sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Vì lẽ đó nó đã trở thành biểu tượng của cái đẹp đối với bất cứ người Nhật nào.

Tượng trưng cho sự nhẫn nhịn, khiêm nhường

Đối với người Nhật Bản, ý nghĩa hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp mà còn là biểu tượng của tính khiêm nhường, nhẫn nhịn – một đức tính đặc trưng của dân tộc này.

Nước Nhật tặng hoa anh đào cho các nước khác trên thế giới như một cách để thể hiện mong muốn được chung sống hòa bình. Trong cuộc sống dân gian, người dân sử dụng hoa anh đào như một món ăn thường nhật. Hoa anh đào làm mứt, lá cây muối ăn kèm với cơm nắm, cuộc sống của người dân nơi đây luôn có sự hiện diện của hoa.

Hoa anh đào cũng thể hiện tính khiêm nhường trong giao tiếp của người Nhật. Truyền thống nước Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên..

Hoa anh đào tượng trưng cho tuổi thanh xuân

Hoa anh đào cũng được xem là biểu trưng cho cuộc sống của con người: đối với người Nhật Bản, hoa Anh Đào đồng nghĩa với bản chất ngắn ngủi của cuộc sống.

Hoa không héo như hoa hồng, có gắng bấu víu vào bầu hoa khi rụng xuống. Mà Anh Đào chỉ cần một cơn gió thoảng qua, cánh hoa sẽ nhẹ nhàng lìa cành. Loài hoa này nở rồi tàn ngay khi cánh hoa còn đương sắc nhất chẳng khác nào tuổi thanh xuân ngắn ngủi đã qua đi.

Tìm hiểu một số loại hoa anh đào nổi tiếng của Nhật Bản

Hiện nay có rất nhiều loại hoa anh đào, từ những rừng anh đào mọc dại đã được lai tạo và nhân giống thành nhiều loại khác nhau, phù hợp với từng môi trường sống thay đổi. Dưới đây là một số loài phổ biến nhất:

Oshimasakura 

Loại hoa anh đào này thường nở vào khi lá đâm chồi nảy lộc, chúng có hương thơm quyến rũ. Oshimasakura còn được gọi là Sakura mochi vì lá của chúng sau khi hết mùa hoa thường được hái về ướp với muối để làm vỏ cuốn bên ngoài bánh dày hoặc ăn cùng cơm nắm onigiri.

Edohigan

Khác với Oshimasakura, loại hoa anh đào Edohigan còn nở hoa trước khi lá đâm chồi nảy lộc. Màu sắc của những cánh hoa sẽ chuyển dần từ trắng sang hồng nhạt.

Yamasakura

Có tên gọi khác là Bạch Sơn Sakura và nở khi lá đâm chồi nảy lộc. Hoa có hương thơm đậm hơn những loại hoa anh đào khác. Chúng có hai màu chủ đạo thường là màu hồng nhạt hoặc màu trắng.

Kanhizakura

Loại hoa này ưa khí hậu mát mẻ và thường được gọi là anh đào chuông bởi đặc điểm hoa của chúng thường rủ xuống tựa như cái chuông. Hoa thuộc loại cánh đơn, thường có màu hồng nhạt hoặc hồng đậm. Loại hoa này còn có tác dụng ngâm muối để ăn hoặc ướp trà.

Kasumisakura

Loại hoa này còn được gọi là Keyama zakura (Mao Sơn) bởi hoa và lá của chúng có đặc điểm được bao phủ bởi một lớp lông non. Hoa cũng có màu sắc chuyển dần từ gam trắng sang hồng.

Oyamasakura

So với Yamasakura, loại hoa anh đào này có lá và hoa to hơn và màu sắc của hoa là hồng đậm hơn. Vì thế mà chúng còn có tên gọi khác là Beniyama zakura (Hồng Sơn Sakura).

Xem thêm: Những câu nói hay khiến người khác phải suy nghĩ về cuộc sống

Someiyoshino: Đây là loại hoa anh đào rất đặc biệt và được trồng phổ biến nhất, chúng có đặc tính pha trộn giữa Edohigan và Oshimasakura. Loại này hoa sẽ nở trước khi lá mọc tức là lúc hoa tàn thì lá mới đâm chồi nảy lộc. Trên cánh hoa và lá non được bao phủ một lớp lông non. Cánh hoa to hơn những loại khác và có màu hồng nhạt. Someiyoshino có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thêm về biểu tượng văn hóa của người Nhật – hoa anh đào. Nếu có cơ hội đến với nước Nhật, đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm mùa hoa anh đào Nhật Bản nhé!