"12 Angry Men" từng là bộ phim được giới phê bình đánh giá rất cao nhưng chẳng mấy ai mua vé vào rạp xem bởi không cạnh tranh nổi với phim màu. Tuy nhiên, giờ đây tác phẩm này lại được coi là một trong những tuyệt tác của nền điện ảnh Mỹ.

Bạn đang xem: 12 người đàn ông giận dữ

"12 Angry Men" (Tựa Việt: 12 người đàn ông giận dữ) xếp vị trí thứ 87 trong danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ - phiên bản năm 2007. Nó cũng xếp thứ 88 trong danh sách 100 phim rùng rợn, ly kỳ nhất; xếp thứ 42 trong top 100 phim truyền cảm hứng; xếp thứ 2 trong danh sách 10 phim thể loại chính kịch, tòa án hay nhất. Tất cả những con số kể trên đủ để nói lên sức hấp dẫn của bộ phim chỉ được quay trong 3 tuần với tổng kinh phí 340.000 USD vào năm 1957. Đầu năm 2007, "12 Angry Men" được Thư viện Quốc hội Mỹ chọn lưu trữ vào viện lưu trữ phim quốc gia vì sự quan trọng trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử hay thẩm mỹ của nó.

Điểm đặc biệt của tác phẩm điện ảnh nói trên là gần như chỉ sử dụng một bối cảnh là căn phòng nhỏ bên trong tòa án. Diễn biến tâm lý đa chiều, sự tranh luận kịch liệt của các nhân vật được làm tới mức đỉnh điểm nhưng vẫn chỉ diễn ra trong một không gian rất nhỏ hẹp từ đầu đến cuối phim. Tài năng của người viết kịch bản và đạo diễn của "12 Angry Men" là biết sắp xếp lời thoại, bối cảnh, góc quay... một cách hợp lý để toàn bộ 96 phút bộ phim, chỉ có 3 phút diễn ra ngoài căn phòng nhỏ nhưng vẫn hấp dẫn được người xem.

A.H.Weiler của tờ The New York Times viết rằng: ""12 Angry Men" tạo nên một kịch bản căng thẳng, hấp vẫn và thúc giục mà có phạm vi xa hơn bối cảnh căn phòng nhỏ của bồi thẩm đoàn". Về diễn xuất của các nhân vật, ông nhận xét rằng: "Diễn xuất của họ có đủ sức mạnh và kích động để khiến khán giả say mê". Chỉ tiếc rằng tác phẩm kể trên không được quá nhiều khán giả biết đến ở thời kỳ nó ra mắt. Mãi đến sau này, khi "12 Angry Men" được chiếu trên truyền hình thì nó mới khiến khán giả đón nhận nồng nhiệt. Trong năm 2011, bộ phim đứng thứ 2 trong các phim được chiếu nhiều nhất tại các trường trung học ở Anh.

Kịch bản, cốt truyện là đỉnh cao của điện ảnh

Là một bộ phim đen trắng, các diễn viên chỉ ngồi trong 1 căn phòng nói chuyện với nhau nhưng "12 Angry Men" lại được coi là đỉnh cao của nền điện ảnh Mỹ. Điều này phần lớn đến từ kịch bản, cốt truyện của tác phẩm quá hấp dẫn, xuất sắc và lôi cuốn người xem.

Với hình thức là một bộ phim xử án, "12 Angry Men" xoay quanh câu chuyện về 12 người đàn ông là các bồi thẩm viên - được gọi vui là những "người phán xử" trong hệ thống hành pháp ở Mỹ, không hề quen biết nhau, ngồi xoay quanh 1 chiếc bàn với vụ án về cậu bé bị nghi giết cha với các bằng chứng được cho là rõ ràng. Ban đầu, họ dành thời gian để chào hỏi nhau trước khi bắt đầu công việc. Có thể thấy rõ đa phần các bồi thẩm viên đều cho rằng bị cáo có tội bởi các bằng chứng đã quá rõ ràng, chỉ trừ một người là bồi thẩm viên số 8 (Henry Fonda) - người duy nhất biểu quyết "vô tội" trong cuộc biểu quyết đầu tiên. Lá phiếu của ông làm những người còn lại giận giữ, đặc biệt là bồi thẩm viên số 7 (Jack Warden) - người đang để tâm trí vào trận bóng chày tối cùng ngày và bồi thẩm viên số 10 (Ed Begley) - người tin rằng hầu hết mọi người xuất thân từ khu ổ chuột đều có khả năng phạm tội cao hơn bình thường.

Từ đó, các mâu thuẫn dần nảy sinh. Các lập luận được nhân vật chính diện Henry Fonda đưa ra và dần dần được các bồi thẩm viên khác đồng ý là bị cáo "vô tội". Tuy nhiên, có một người luôn rất gay gắt và cho rằng bị cáo "có tội" là bồi thẩm viên số 3 (Lee J. Cobb). Ông có quan hệ xấu với con trai của mình và việc này là lý do chính khiến ông muốn bị cáo phải chịu tội.

Kể cả đến cuối phim, khi các bồi thẩm viên bước ra khỏi căn phòng ngột ngạt ở tòa án thì người xem vẫn không thể biết cậu bé trong vụ án là "có tội" hay "vô tội" thực sự. Khán giả cũng không được xem bất kỳ một cảnh phim nào diễn tả quy trình, những gì diễn ra của vụ án và chỉ biết rằng quyết định của 12 bồi thẩm viên là bị cáo "vô tội". Tuy nhiên, "12 Angry Men" dường như không có ý định kể lại quy trình vụ án, cũng không muốn lý giải xem ai có tội hay vô tội. Tác phẩm muốn nói về chân dung của hệ thống hành pháp với những con người xuất thân khác nhau nhưng đều góp sức để cố gắng tìm ra chân tướng sự việc cuối cùng, chỉ bằng phân tích, lập luận của mình.

"12 Angry Men" được Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ coi là một mô hình điển hình thể hiện cách vận hành của hệ thống tư pháp. Các thành viên cấp cao của tòa án xem bộ phim là nguồn cảm hứng đưa họ đến việc học luật và cũng là ví dụ cho các sinh viên ngành luật phân tích, thảo luận. Điều đó chứng tỏ tính chuyên môn rất cao của tác phẩm này. Tuy bối cảnh chỉ diễn ra trong căn phòng nhỏ hẹp nhưng những lập luận của các bồi thẩm viên là rất hợp lý, xác đáng. Họ đi sâu vào từng chi tiết của vấn đề để tìm ra nguyên nhân, đưa ra các ví dụ, suy đoán cụ thể không khác gì những nhà phá án chuyên nghiệp. Ở đó, người xem bị cuốn hút vào từng câu thoại của các diễn viên mà quên đi rằng bộ phim chẳng có một cảnh quay nào diễn tả lại khung cảnh vụ án.

Như đã nói, đến cuối phim vẫn chẳng ai biết cậu bé bị cáo có thực sự vô tội hay không. Tuy nhiên, cái tài tình của tác giả kịch bản Reginald Rose và đạo diễn Sidney Lumet là khiến tất cả mọi người tin rằng bị cáo là người vô tội, chỉ thông qua lời thoại và diễn xuất của diễn viên. Tác phẩm khác xa khỏi khuôn mẫu các bộ phim xử án khác và tập trung vào tâm lý của các bồi thẩm viên. Ở đó, tất cả chỉ là suy luận của những người không có chuyên môn. Họ cố gắng suy nghĩ nhằm tìm ra chân tướng sự việc dù chỉ là những người bình thường. Từ đó, bộ phim cho thấy tính nhân văn giữa con người và con người với nhau.

"12 Angry Men" không có những màn phản pháo nảy lửa của các luật sư, công tố viên trên tòa án, không có nhân chứng và vật chứng chủ yếu xoay quanh 1 con dao. Tuy nhiên, tất cả đều không cần thiết bởi đạo diễn và tác giả kịch bản đã để các bồi thẩm viên tranh luận quá xuất sắc và buộc khán giả phải tự xâu chuỗi những tình tiết trong phim lại với nhau để có đáp án cho riêng mình.

Một điểm hấp dẫn không thể không kể tới trong kịch bản của "12 Angry Men" chính là việc lồng ghép các vấn đề xã hội vào trong tình tiết vụ án. Ở đó, các nhân vật bồi thẩm viên với xuất thân, công việc khác nhau khi tranh luận đã đụng chạm đến các vấn đề gai góc nhất. Họ bộc lộ những cái nhìn mang tính bảo thủ về vấn đề phân biệt giàu nghèo, xuất thân, nghề nghiệp... trong xã hội. Ở đó, mỗi khi có mâu thuẫn là nó lại được giải quyết bằng sự phản biện vô cùng sắc bén của các nhân vật. Có thể nói, "12 Angry Men" ngoài là bộ phim về chính kịch, tòa án hay còn là tác phẩm xuất sắc về nghệ thuật phản biện trong cuộc sống.

Tóm lại, phần kịch bản của bộ phim được làm một cách rất chỉn chu, xuất sắc đủ để cho người xem thấy được khát vọng tìm ra được chân lý, sự thật của con người thông qua một vụ án. Sự cứng rắn, bảo vệ lập luận đến phút cuối cùng của bồi thẩm viên số 8 cũng cho người xem thấy được cách để một người dũng cảm dám bảo vệ những gì mình suy nghĩ là như thế nào.

Diễn xuất xuất sắc, cảnh quay ấn tượng

Như đã nói, hầu như toàn bộ bối cảnh của "12 Angry Men" diễn ra trong một căn phòng nhỏ hẹp. Vì vậy, để có được một bộ phim xuất sắc thì ngoài kịch bản tốt cũng cần sự diễn xuất tài tình của các diễn viên và cảnh quay phải ấn tượng.

Trong "12 Angry Men" tất cả các bồi thẩm viên trong căn phòng nhỏ hẹp đều có "đất diễn". Và thật tuyệt vời khi họ đều diễn rất xuất sắc, biểu cảm gương mặt, lời thoại có hồn và thể hiện đúng nhân vật mà bản thân được vào vai. Đặc biệt hơn, mỗi tình tiết bộ phim được đẩy lên cao trào với sự giận giữ của các diễn viên khi tranh luận đều được mô tả rất thật, như ngoài đời thực. Đó là nhờ quá trình tập luyện vất vả của các diễn viên. Họ phải dành nhiều giờ vào cuối tuần để tập luyện các phân cảnh trong kịch bản nhằm trải nghiệm không khí căng thẳng thể hiện trong phim. Chính diễn xuất thượng thừa này của các diễn viên đã khiến căn phòng đã nhỏ hẹp lại càng trở nên ngột ngạt, khó thở và đầy kịch tính.

Cùng với đó, dù bối cảnh chính là một căn phòng nhỏ nhưng đạo diễn và những người quay "12 Angry Men" đã rất xuất sắc trong từng cảnh quay. Họ đưa người xem từ các góc quay rộng ở đầu phim cho đến gần cuối thì chỉ còn là những cảnh cận mặt. Càng về cuối, mạch phim càng kịch tính thì các khung hình cũng theo sát từng chuyển động trên gương mặt các diễn viên. Cuối cùng, máy quay kéo đến cận cảnh các diễn viên khiến khán giả có cảm giác chính mình đang tham gia vào cuộc tranh luận. Sự giận dữ của 12 người đàn ông được mô tả một cách khéo léo trong từng phân cảnh.

Theo nhà phê bình Roger Ebert, "12 Angry Men" là hình mẫu và bậc thầy về việc sử dụng máy quay trong một tác phẩm điện ảnh. Đạo diễn Sidney Lumet đã tạo nên bầu không khí căng thẳng trong một căn phòng tưởng như rất bình thường. Bằng cách thay đổi góc máy quay sao cho phù hợp với tình tiết trong phim, các cảnh quay còn làm luôn nhiệm vụ xây dựng tâm lý nhân vật.

Kết phim là cảnh 2 bồi thẩm viên bước ra ngoài tòa án. Khi đó, trời đã tạnh sau một cơn mưa nặng hạt. Họ giới thiệu bản thân và rồi nói lời tạm biệt ngay sau đó tuy nhiên cũng đã có nở nụ cười với nhau. Ở đó, người xem cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm khi đã thoát khỏi kịch tính, sự ngột ngạt của căn phòng nhỏ hẹp. Một cái kết mở với bước đi khoan thai của nhân vật chính diện đủ để khán giả có những suy ngẫm tiếp theo cho bộ phim này.

Kết

"12 Angry Men" được coi là đỉnh cao của dòng phim về xử án. Tác phẩm không phức tạp, không có các tình tiết đấu đá như nhiều bộ phim khác nhưng vẫn hấp dẫn bởi là đỉnh cao lời nghệ thuật diễn xuất, kịch bản kịch tính và những cảnh quay xuất sắc.

PNO - Một tác phẩm trắng đen có bối cảnh gói gọn trong một căn phòng. Suốt phim chỉ có những đoạn hội thoại, tên các nhân vật cũng không được đề cập, họ chỉ được gọi bằng những con số và cụm từ chung chung như ông lão, người phụ nữ, thằng bé, vậy mà cuốn hút người xem từ đầu đến cuối.


Tác phẩm 12 người đàn ông giận dữ (12 angry men, đạo diễn Sidney Lumet) ra đời cách đây 63 năm, nhưng những bài học ứng xử, thông điệp nhân văn mà phim để lại đến nay vẫn còn giá trị, nhất là trong thời điểm hiện tại, dư luận đang quan tâm đến một vụ án giết người mà mọi chứng cứ pháp lý còn chưa vững chắc, tương tự như tình huống đặt ra trong phim.

Có tội hay vô tội?

Chuyện phim bắt đầu tại một phòng xử án ở New York (Mỹ) với bị cáo là một cậu nhóc 18 tuổi bị buộc tội giết cha. Một bồi thẩm đoàn gồm 12 người đàn ông thuộc nhiều ngành nghề, lứa tuổi được mời đến để biểu quyết cậu nhóc có tội hay vô tội, sau khi đã nghe các lời khai tại tòa.

*
Vị thẩm phán số 8 (thứ hai từ trái sang) luôn giữ bình tĩnh dù bị người khác chỉ trích, nhạo báng

*

Nếu tất cả đều nhất trí “có tội”, thủ phạm sẽ lên ghế điện, nhưng chỉ cần 1 trong 12 vị cho rằng “vô tội”, vụ án sẽ được xem xét lại. Bất ngờ xảy ra ở lần biểu quyết đầu tiên khi vị thẩm phán số 8 tin đứa bé vô tội, bởi theo ông: “Đây là mạng sống của một con người, chúng ta không thể quyết định trong 5 phút”.

Lập tức ông bị các thành viên còn lại chỉ trích, chế giễu, bởi trong vụ án này nhân chứng, vật chứng đều có. Một ông lão sống ở căn hộ tầng dưới khai đã nghe hai cha con cãi nhau, thằng bé hét lớn: “Tôi sẽ giết ông”, một lúc sau ông nghe có tiếng động mạnh ở tầng trên, tiếng mở cửa, tiếng chân người… nên từ trong nhà lao ra xem, và thấy một bóng người chạy xuống cầu thang. Một người phụ nữ sống ở ngôi nhà đối diện bên kia đường khai đã thấy cảnh giết người khi đứng bên cửa sổ. Hung khí là con dao có lưỡi với cán khá đặc biệt, và dù trên dao không có dấu vân tay, nhưng tòa vẫn xác định là của thủ phạm 18 tuổi dựa theo lời khai của người bán dao và đám bạn đã từng thấy con dao dắt trong người cậu bé.

Không nao núng trước sự công kích của đám đông, vị thẩm phán số 8 bình tĩnh phân tích những điểm bất hợp lý trong các chứng cứ buộc tội. Ông trưng ra một con dao giống hệt hung khí mà mình đã mua vài ngày trước ở một cửa tiệm gần khu nhà cậu bé sinh sống, để thấy rằng không đủ cơ sở kết luận cậu bé là người duy nhất sở hữu con dao đặc biệt như tang vật. Ông phân tích những điểm mâu thuẫn trong lời khai của hai nhân chứng, như việc ông lão bị liệt một bên chân không thể di chuyển gần 16m chỉ trong vòng 15 giây để kịp thấy bóng hung thủ, và người phụ nữ bị cận thị không thể nhìn rõ ở một khoảng cách từ bên kia đường, trong đêm tối.

Vậy là từ tỷ lệ 1/11, số người tin cậu bé vô tội tăng lên sau vài lần biểu quyết, để đến cuối cùng, tất cả đều nhất trí cậu bé vô tội. Phim để ngỏ cái kết về việc hung thủ thật sự là ai, bởi có thể cậu bé chính là hung thủ, nhưng câu chuyện về 12 người đàn ông xa lạ cùng ngồi lại để bảo vệ mạng sống của một người mà họ không quen biết, khiến người xem xúc động, bởi đó chính là tình người, là công lý, là lẽ phải - những điều tốt đẹp cần có ở đời.

Tâm tĩnh, trí thông

12 người đàn ông giận dữ cho thấy một tác phẩm điện ảnh không cần kinh phí cao cho những màn hành động nghẹt thở, phục trang công phu, bối cảnh hoành tráng, mà chỉ cần chăm chút cho nghệ thuật kể chuyện, xây dựng tình huống, khắc họa tính cách nhân vật cũng đủ hấp dẫn người xem. Ai tinh ý cũng có thể nhận ra cách đặt góc máy, một số chi tiết nhỏ như việc cây quạt không hoạt động, trời đổ mưa… đã giúp lột tả tâm lý nhân vật, không khí diễn tiến câu chuyện.

Kịch tính phim nằm trọn ở việc sắp đặt 12 người đàn ông xa lạ có tuổi tác, nghề nghiệp, kinh nghiệm sống, tính cách khác nhau vào một căn phòng để mỗi người bộc lộ cá tính, và những cá tính này đối chọi nhau: do dự (vị số 12), nhút nhát (vị số 5), cứng rắn (vị số 6), huênh hoang (vị số 10), hời hợt (vị số 7), điềm tĩnh (vị số 8), thông minh (vị số 9), lý trí (vị số 4)… Không có tính cách nào xấu, nhưng phim để lại bài học về sự bình tĩnh. Bình tĩnh để có cái nhìn khách quan, không bị người khác áp đặt, không bị định kiến dẫn dắt.

Trong mắt 11 vị thẩm phán kia, cậu bé 18 tuổi nhanh chóng được họ tin là thủ phạm giết cha, bởi quá khứ phức tạp của bản thân và gia đình: mẹ mất, cha vào tù, sinh ra và lớn lên trong khu ổ chuột, từng bị cải tạo vì tội ăn cắp. Vì vậy, khi án mạng xảy ra không ai tin vào lời khai của một đứa bé hư hỏng, rằng thời điểm đó em đang đi xem phim, túi quần bị thủng nên rớt mất con dao.

Tất cả người lớn, kể cả luật sư bào chữa cũng không hề thắc mắc, truy vấn nhân chứng, mà lập tức tin vào lời khai của nhân chứng để kết tội cậu bé. Số đông chưa hẳn đã đúng, và ai trong đời chưa từng rơi vào trường hợp bị do dự giữa việc lựa chọn theo đám đông, hay nên đấu tranh cho những gì mình tin là đúng. Vị thẩm phán số 8 chọn cách nêu chính kiến riêng, và bằng thái độ ôn hòa, bình tĩnh, ông đã từng bước thuyết phục những người khác. Giả sử ông giận dữ phản ứng lại khi bị chỉ trích, kết phim hẳn đã khác, và thần công lý có thể bị che mắt.

Xem thêm: Cách Đổi Mật Khẩu Cf Bằng Email Khi Quên Hoặc Mất Nick, Hướng Dẫn Thay Đổi Mật Khẩu Vtc Game

12 người đàn ông giận dữ đã mang đến bài học về việc rèn được sự bình tĩnh, bởi một tâm trí bình tĩnh có khả năng nhìn thấu mọi thứ một cách logic và rõ ràng.