Đọc truyện cổ tích online hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới với hàng ngàn câu chuyện cổ tích chọn lọc hay và ý nghĩa phù hợp cho mọi lứa tuổi. Truyện cổ tích hay nhất cho bé, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cổ Grimm, Andersen

Truyện cổ tíchlà một loại văn học theo hình thức tự sự dân gian được sáng tác mang theo nhiều yếu tố có tính hư cấu. Một số thể loại quen thuộc gồm cổ tích thế sự, cổ tích thần kỳ, cổ tích loài vật và cổ tích phiêu lưu. Các chủ đề của truyện cổ tích thường xoay quanh các nhân vật như thần tiên, yêu tinh, người cá, người khổng lồ, ông bụt,…với các sức mạnh thần kỳ hoặc kể về những câu chuyện làm nhiều điều tốt. Và đặc biệt là một dạng truyện ngắn. Do đó, có thể đọc truyện cổ tích cho trẻ nhỏ trong những hoạt động vui chơi, giải trí hằng ngày giúp trẻ học thêm được nhiều bài học hay trong cuộc sống.

Bạn đang xem: Kể chuyện cổ tích cho bé

Đặc điểm của truyện cổ tích

Xét về đặc điểm của truyện cổ tích thiếu nhi sẽ dễ dàng phân biệt được đặc điểm giữa thể loại này so với truyền thuyết hay truyện ngụ ngôn. Điểm tạo nên sự khác biệt mà người đọc dễ dàng nhận biết là khi so sánh về góc độ của người kể lại câu chuyện. Và người nghe sẽ hiểu câu chuyện này theo chiều hướng của sự hư cấu kèm theo những yếu tố tưởng tượng là chính.Ngoài những yếu tố liên quan đến tưởng tượng, hư cấu thì những tình tiết trong câu truyện và có những sự liên hệ mật thiết với đời sống hằng ngày được thể hiện thông qua ngôn ngữ, nội dung, mô típ, các hình tượng,… Chính vì vậy khi kể chuyện cổ tích cho các bé vẫn có thể giúp bé hình dung và hiểu rõ được diễn biến của câu chuyện.Về mặt nội dung, truyện cổ tích thường liên hệ đến những câu chuyện về người tốt, việc tốt cùng với những cái kết có hậu nhằm khẳng định cái thiện, cái tốt luôn chiến thắng cái ác, cái xấu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng vì tính chất được truyền miệng qua nhiều thế hệ, nhiều dân tộc khác nhau mà sẽ có sự biến tấu cho câu truyện tùy thuộc vào đặc điểm về lối sống, văn hóa, đặc điểm sinh hoạt,… của từng nơi hay thậm chí là được biến tấu theo cách riêng của người kể.

Lịch sử hình thành nên các câu truyện cổ tích

Khởi nguồn về các câu truyện cổ tích là khi các nhà nghiên cứu và sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian ở Đức vào thế kỷ 19 bắt đầu đưa ra sự so sánh về sự giống nhau của các cốt truyện cũng như mô típ trong truyện cổ tích giữa các quốc gia với nhau. Đó là những nhà nghiên cứu theo trường phái thần thoại học phải kể đến như: anh em Grimm (lý do có những câu truyện cổ Grimm), an hem Schlegel,…Tiếp theo đó, đến nửa sau thế kỷ 19 các nhà nghiên cứu ở Anh như E. Tylor, A. Lang, J. Frazer lại tiếp tục phát triển nên một cơ sở lý thuyết về cốt truyện của truyện cổ tích để cho thấy rằng có sự tương đồng giữa những câu truyện này với đời sống hoang dã.Các đại biểu đến từ trường phái thần tượng học là Gaston Paris, Mar Müller, Angelo de Gubarnatic còn thể hiện quan điểm về sự lan truyền của cổ đại thần bí, thần thoại của mặt trời và bình minh trong các câu truyện cổ tích thế giới. Và cho đến ngày nay, những câu truyện này còn được lưu truyền như là một nghi thức cổ truyền theo quan điểm của các nhà bác học tại Anh.

Phân loại truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ được phân chia chủ yếu dựa vào nhân vật cũng như tính chất câu chuyện sẽ được tường thuật lại. Và thông thường được biết đến với 2 thể loại chính là:Truyện cổ tích liên quan đến các loài vật: Đây là những câu truyện cổ tích cho bé được ưa chuộng nhất. Nguyên nhân là bởi vì câu chuyện sẽ kể về các nhân vật chính là các con vật quen thuộc như các loài vật nuôi trong nhà hay các loài vật thông minh. Một số câu chuyện tiêu biểu bao gồm: sự tích con sam, truyện Công và Quạ, Chó ba cẳng, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, truyện Bác Ba Phi, cọp xay lúa,…Truyện cổ tích thần kỳ: Nội dung của những câu chuyện này sẽ liên quan mật thiết đến những việc thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày tại các gia đình hoặc ngoài xã hội. Và thường được xếp thành ba nhóm chính. Cụ thể là nhóm truyện kể về những mâu thuẫn xảy ra trong gia đình, trong hôn nhân, trong quan hệ xã hội (Cây khế, sự tích Trầu Cau, Tấm Cám, sự tích con khỉ,…); nhóm truyện về các nhân vật phi thường, tài giỏi hơn người đã lập được những thành quả tốt, tiêu diệt kẻ ác hay bảo vệ những người tốt, làm những việc thiện,…(Người thợ săn và mụ chằng, Thạch Sanh,…); nhóm truyện nói về các nhân vật chính là những con người bất hạnh trong xã hội nhưng họ là những người có đức, có tài (cây tre trăm đốt, lấy vợ cóc, Sọ Dừa,…)Truyện cổ tích thế tục: đây là một dạng câu truyện đặc biệt khi kể lại những nội dung có tính ly kỳ nhưng nguồn gốc vẫn xuất phát từ những thế giới trần tục. Trong hình thức này được chia làm các nhóm truyện như sau: nhóm truyện xoay quanh nhân vật có tình cảnh bất hạnh (Sự tích chim quốc, Trương Chi,…); nhóm truyện nhằm mục tiêu phê phán những thói hư tật xấu (gái ngoan dạy chồng, đứa con trời đánh,…); nhóm truyện nói về những người có tài trí hơn người (em bé thông minh, nói dối như Cuội,…); nhóm truyện tập trung về những người có tính ngốc nghếch (nàng bò tót, làm theo vợ dặn,…), truyện cổ tích thiếu nhi, truyện cổ tích cho bé, kể chuyện cổ tích.

Kể chuyện cho bé ngủ là một thói quen tốt cho bé an giấc. Qua đó còn giúp phát huy trí tưởng tượng và óc phán đoán của bé. Vậy mẹ đã chọn lựa được những câu chuyện đáp ứng được những tiêu chí như hấp dẫn, thú vị, mang lại bài học ý nghĩa cho bé chưa?

Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon cần phù hợp lứa tuổi; nội dung nhẹ nhàng và ý nghĩa. Như vậy trẻ mới có một giấc ngủ sâu với những giấc mơ đẹp. Khi kể chuyện cho bé nghe; mẹ cũng cần lồng vào cảm xúc của bản thân và tình yêu dành cho con để trẻ dễ dàng cảm nhận ý nghĩa của câu chuyện.


1. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon theo từng độ tuổi

Sau đây là những lựa chọn hay trong những truyện cổ tích cho bé ngủ ngon. Khi đọc truyện cổ tích cho bé ngủ; mẹ có thể biến tấu câu chuyện này theo rất nhiều hướng khác nhau; làm sao để bé cảm thấy mỗi lần được nghe là mỗi chuyến phiêu lưu mới.

1.1 Chú thỏ thông minh – Truyện cổ tích cho bé dưới 1 tuổi ngủ ngon

Mẹ hãy dùng giọng kể và cách diễn đạt của mình để đọc truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này:

“Trong khu rừng nọ có một chú thỏ con sống cùng mẹ. Ngày nào thỏ cũng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, chú được nghe mẹ nhắc:

– Con phải cẩn thận nhé vì cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy!

Một ngày nọ, vừa mới cúi xuống mặt sông chuẩn bị uống nước; thỏ con bất ngờ thấy cáo. Cáo ta ra vẻ thân thiện nói:

– Chào thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!

Thỏ con hơi lo lắng, nhưng chú nhanh trí nghĩ ra một mẹo. Chú trả lời cáo:

– Ôi thế thì thích quá anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy mũ đội che nắng đã nhé!

Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ù về nhà. Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo cho mẹ nghe. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí.”


Ý nghĩa: Cần bình tĩnh khi gặp tình huống căng thẳng; truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này khuyến khích bé rèn luyện sự nhanh trí để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Kể chuyện cổ tích cho bé nghe trước khi ngủ về các loài vật bé thích

1.2 Chó sói và đàn dê – Truyện cổ tích dành cho bé 1-2 tuổi ngủ ngon

Nếu mẹ muốn kể chuyện cho bé nghe trước khi ngủ có cả thơ nữa thì truyện “Chó sói và đàn dê” là một câu chuyện hay. Khi đọc truyện cổ tích cho bé ngủ ngon; mẹ diễn đạt bằng cử chỉ và giọng đọc truyền cảm để bé lắng nghe dễ hơn.

Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon có nội dung như sau:

“Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con dê mẹ và 7 chú dê con. Họ sống với nhau hạnh phúc trong một ngôi nhà nho nhỏ, xinh xắn và ấm cúng.

Dê mẹ thường phải vào rừng để tìm cỏ non, vì ăn cỏ no thì dê mẹ mới có sữa cho đàn dê con bú. Một hôm, khi chuẩn bị đi vào rừng, dê mẹ bèn gọi đàn con lại dặn dò: ”Các con ở nhà nhớ khóa chặt cửa. Khi nào mẹ về, nghe thấy mẹ đọc bài thơ này thì hẵng mở cửa ra:

Dê con ngoan ngoãn. Mau mở cửa ra. Mẹ đã về nhà. Cho các con bú.”

7 chú dê con vâng lời mẹ đóng chặt cửa. Thế nhưng, có một con chó sói độc ác sống ở gần đó đã nghe thấy lời dặn của dê mẹ. Sau một hồi tính toán, nó nảy ra ý định lừa dê con mở cửa để ăn thịt các chú.

Sau khi dê mẹ đi khỏi, chó sói liền đến gõ cửa rồi giả giọng dê mẹ:

“Dê con ngoan ngoãn. Mau mở cửa ra. Mẹ đã về nhà. Cho các con bú.”

Bảy chú dê con nhận ra giọng ồm ồm của chó sói nên đã nhất quyết không mở cửa.

Một lúc sau, chó sói lại đến và gõ cửa. Lần này nó giả giọng nhẹ nhàng hơn cho giống với giọng dê mẹ. Nhưng lần này, nó cũng không vào đươc ngôi nhà vì những chú dê con thông minh đã đòi sói phải cho xem móng. Khi thấy móng chân đen xì của con sói, các chú đã không cho nó vào.

Chó sói nham hiểm liền đến tiệm bánh mua bột mỳ trắng và xoa vào móng vuốt của mình.

Khi nó đến gõ cửa lần thứ ba, những chú dê con nhìn thấy bộ móng màu trắng và cứ tưởng rằng đó là mẹ của mình. Dê con mở cửa cho sói vào nhà và nó lao đến và nuốt chửng cả bầy dê vào bụng; may thay chú dê bé nhất trốn thoát đươc. No nê, con sói độc ác tìm một gốc cây rồi lăn ra ngủ. Khi ấy, dê mẹ trở về và chú dê bé nhất nhào vào lòng mẹ nức nở.

Dê mẹ liền mổ bụng sói ra. Lần lượt từng chú dê con nhảy ra. Dê mẹ bảo dê con lấy đá nhét vào bụng sói và khâu lại. Khi chó sói tỉnh dậy nó cảm thấy vô cùng khát nước, nó lần mò ra giếng uống nước.

Vì trong bụng nặng trĩu toàn đá là đá nên nó bị rơi tòm xuống giếng. Thế là hết đời con sói gian ác.”

Ý nghĩa: Sẽ có những kẻ gian, người xấu tìm mọi cách để dụ dỗ, gây hại cho bé. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này động viên các bé nghe lời cha mẹ để có thể đảm bảo an toàn cho chính mình.

Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon lồng ghép các bài học bổ ích sẽ rất có lợi cho bé

1.3 Chú chồn lười học – Truyện cổ tích dành cho bé tuổi mẫu giáo ngủ ngon


Đây là một trong những truyện cổ tích cho bé ngủ ngon vừa hay vừa ngắn gọn. Khi đọc truyện cổ tích cho bé ngủ ngon; mẹ có thể thêm thắt các chi tiết để truyện thêm hấp dẫn và mang tính giáo dục.

“Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng chồn mướp vẫn không chịu đến trường; chỉ rong chơi mà thôi. Vì được nuông chiều quá, chồn mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.

Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên chồn không đọc được.

Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận; nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác sư tử xuất hiện; chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.

Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường; chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”.

Ý nghĩa: Các bé cần học hành chăm chỉ; trang bị kiến thức để có thể hòa nhập với cuộc sống.

*

1.4 Cáo cụt đuôi – Truyện cổ tích kể cho bé 2-3 tuổi ngủ ngon

“Một con Cáo bị mắc bẫy, sau nhiều lần giật mạnh đau đớn vùng vẫy thoát ra được, bèn chạy đi. Nhưng nó phải bỏ lại cái đuôi đẹp đẽ của nó lại trong bẫy.

Trong một thời gian dài, nó không dám gặp mặt những con Cáo khác; vì nó biết rất rõ rằng, tất cả lũ Cáo kia sẽ lấy nó làm trò cười, chế giễu và đùa cợt sau lưng nó. Nhưng nó sống một mình cũng khó; nó cuối cùng cũng nghĩ ra được một kế để giải quyết cái vấn đề hóc búa này.

Cáo cụt đuôi kêu gọi triệu tập một cuộc họp mặt tất cả lũ Cáo, nói rằng nó có một vài điều quan trọng cần phải nói cho cả làng biết.

Khi chúng đã đến tham dự đông đủ, con Cáo cụt đuôi đứng dậy và diễn thuyết một hồi rất lâu về việc những con Cáo đã mắc nạn; chỉ vì cái đuôi của mình.

Con này thì đã bị chó săn vồ vì khi chạy đuôi bị vướng vào bụi gai. Con kia thì không thể chạy đủ nhanh để thoát vì cái đuôi quá nặng nề. Ngoài ra, như ai cũng đã biết; nó nói, rằng con người bây giờ đi săn Cáo cũng chỉ là muốn có được cái đuôi Cáo; họ cắt đuôi để treo làm chiến tích đi săn thú. Với những chứng cứ về tính nguy hiểm và vô dụng của cái đuôi, Cáo Già nói, nó khuyên tất cả các con Cáo nên về cắt đuôi đi; nếu muốn được sống cho an toàn.

Khi nó vừa nói xong, một cụ Cáo đứng dậy, nói và cười mỉm: “Lão Cáo, xin lão vui lòng quay mặt đi chỗ khác một chút, rồi chúng tôi sẽ trả lời lão.”

Khi con Cáo Cụt Đuôi tội nghiệp quay mặt đi, cả làng Cáo ồ lên cười và la ó; lúc đó Cáo Cụt Đuôi biết là có thuyết phục lũ Cáo kia bỏ cái đuôi của chúng thì cũng chẳng có ích gì nữa.”

Ý nghĩa: Bé đừng nên nghe lời những người không muốn bé trở nên tốt hơn họ. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon hàm ý nói rằng những người luôn tự ti về khiếm khuyết của mình sẽ nghĩ cách để người khác phải giống mình.

*
Truyện cổ tích kể cho bé 2-3 tuổi ngủ ngon

1.5 Bài học đầu tiên của Gấu con

“Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu mẹ dặn: “Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.”

Gấu con tung tăng chạy nhảy và mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng tung toé ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói: “Cảm ơn bạn Sóc!” Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.

Sóc ngạc nhiên nói: “Sao Gấu con lại cảm ơn, phải nói xin lỗi chứ!”


Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông cho Khỉ con nên Gấu con bị trượt chân, rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu thất thanh: “Cứu tôi với! Ai cứu tôi !!!”

Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố và nhấc bổng Gấu con lên mặt đất. Gấu con luôn miệng: “Cháu xin lỗi bác Voi, Cháu xin lỗi bác Voi!”


Bác Voi cũng rất ngạc nhiên liền nói: “Sao Gấu con lại xin lỗi, phải nói cảm ơn chứ!”

Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải: “Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con ra khỏi hố sâu, con phải cảm ơn.” “Con nhớ rồi ạ!” – Gấu con vui vẻ nói.”

Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé tập đi ngủ ngon này sẽ giúp bé biết khi làm sai phải xin lỗi; khi được giúp đỡ phải cảm ơn.

*
Truyện cổ tích cho bé tập đi ngủ ngon

1.6 Đeo chuông cho mèo


“Trong một cửa hàng bách hóa nọ có rất nhiều chuột. Hằng ngày, chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa. Vì vậy, chủ tiệm đã quyết định mua một con mèo để dẹp yên lũ chuột này. Đàn chuột rất lo lắng về điều đó và tìm cách tự cứu lấy mình.


Một con chuột đứng dậy và nói: “Tôi có kế hoạch này, nếu chúng ta đeo một cái chuông vào cổ của con mèo; mọi cử động của nó, chúng ta đều biết được”. Đây cũng là một ý kiến hay, thế nhưng vấn đề được đặt ra là ai sẽ làm điều đó. Và khi câu hỏi này được nêu lên, không một ai đáp lại.”

Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này cho thấy giải pháp không hiệu quả sẽ là một sự lãng phí thời gian.

*
Đeo chuông cho mèo – Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon

1.7 Sự tích cây vú sữa

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận mẹ bỏ đi. Cậu la cà, dạo chơi khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không lo lắng biết cậu ở đâu nên rất buồn. Bà ngày ngày mẹ ngồi ở bậc cửa ngóng con trở về.

Thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu mất. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

– Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bảo vệ mình, về với mẹ thôi.

Cậu vội tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu gục xuống, ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa be bé trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to mọng rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to, câu thốt lên: “Chát quá!”

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cậu thốt lên: “Cứng quá!”

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẻ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.”

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ.

Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về đứa con thân yêu. Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình.

Ý nghĩa: Lòng hiếu thảo là phẩm chất cao đẹp của con người, là thước đo nhân phẩm và giá trị. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này cho thấy tình mẹ luôn thiêng liêng và cao cả; do đó, bé phải học cách biết ơn.

*
Kể chuyện “sự tích vú sữa” cho bé – Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon

1.8 Ba cây cổ thụ và điều ước

“Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai.

Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”.

Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn . Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới”.

Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.

Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.

Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.

Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.

Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.”

Ý nghĩa: Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ trong truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này đều thực hiện được những ước mơ của mình. Dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng.

*
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Ba cây cổ thụ và điều ước

1.9 Bát canh hẹ

“Xưa có một người rất có hiếu, không may mắc tội vu oan, phải giam tù đã lâu, không ai được thăm hỏi.

Một hôm, bà mẹ làm cơm canh, nhờ người chủ ngục đưa vào.

Người tù trông thấy cơm canh nhưng không ăn, anh ta ngồi nức nở khóc. Chủ ngục hỏi sao không ăn lại khóc. Anh ta trả lời:

– Tôi ở nhà còn mẹ già, thường khi nấu canh hẹ, thường lấy thước đo từng tấc. Nay tôi thấy canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi đã lặn lội từ nhà đến đây, thăm tôi mà tôi không được ra thăm mẹ, trong lòng tôi xót xa ăn sao được.

Chủ ngục nghe rõ truyện lấy làm thương tình, liền trình với quan. Quan nghĩ rằng một người có hiếu như thế không lẽ làm điều phạm pháp. Ông cho xét án lại, thì đúng là người kia mắc tội oan, nên được tha ngay.

Hai mẹ con lại được sum họp hạnh phúc.”

Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này như một lời nhắc nhở rằng: Đôi khi cần phải xem xét lại những quyết định của mình; để đánh giá và nhìn nhận đúng bản chất con người, sự vật, sự việc xung quanh.

*
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon

1.10 Câu chuyện Vịt con cẩu thả

“Hôm đó trời đẹp, Vịt con ra sông chơi. Theo thói quen, nó cởi quần áo ra bỏ lung tung trên bờ mà không để cho gọn gàng, rồi nhảy ùm xuống nước bơi thỏa thích. Vì vứt khắp nơi nên lát sau quần áo bị nước cuốn trôi đi hết cả mà vịt con chẳng hề hay biết.

Bơi thật vui xong vịt con lên bờ thì không thấy quần áo đâu nữa. Làm sao về nhà được bây giờ, vịt con òa lên khóc. Nhìn xung quanh, vịt con thấy có mấy chiếc lá sen to, nó bèn nghĩ ra cách ngắt lá sen che đỡ lên người để về nhà.

Vịt con vừa ôm lá sen trước ngực vừa chạy về nhà. Chạy ngang bãi cỏ thì Thỏ nhìn thấy, nó phá lên cười.

– Lêu lêu xấu hổ. Để hở cả mông. Mà chạy lông nhông.

Vịt con nghe thế, biết là Thỏ hát trêu mình, xấu hổ đến đỏ cả mặt. Khi Vịt con đi qua rừng, lại nghe thấy tiếng hát của Khỉ trên cây:

– Gió thổi, lá sen bay. Để cả mông ra ngoài.

Xem thêm: Mê Phim Kinh Dị, Profile Picture, Tổng Hợp Phim Viy Journey To China Hay Nhất

Vịt con lại càng xấu hổ khóc to hơn. Về đến nhà, Vịt con kể đầu đuôi cho mẹ nghe, mẹ nó không nhị được cười nói:

– Từ nay con nhớ phải bỏ thói quen để quần áo lung tung nhé!

Vịt con “Vâng ạ” rõ to rồi đi mặc quần áo.”

Ý nghĩa: Bé cần tập cho mình tính ngăn nắp, gọn gàng, không vứt đồ đạc bừa bãi.