Bạn muốn trồng những loại cây ăn quả ngắn ngày nhưng vẫn đảm bảo đạt năng suất, hiệu quả cao? Tuy nhiên bạn chưa biết lựa chọn loại cây nào hợp lý.

Bạn đang xem: Tổng hợp 10 loại cây ăn quả ngắn ngày dễ trồng, năng suất cao

Cây ăn quả ngắn ngày là loại cây rất được ưa chuộng trong giới trồng cây bởi vì chúng không chỉ cho thu hoạch nhanh chóng, mà còn dễ trồng và dễ chăm sóc. Để trồng cây ăn quả ngắn ngày hiệu quả, bạn cần chọn loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của khu vực. Bạn cũng cần chuẩn bị đất trồng và phân bón phù hợp để giúp cây phát triển tốt. Thông qua bài viết này, mobi
Agri
sẽ giới thiệu tới bạn những loại cây ăn quả ngắn ngày dễ trồng, năng suất và thu hoạch nhanh.


Nội dung bài viết


Những loại cây trồng ngắn ngày dễ trồng, sai quả

Những loại cây trồng ngắn ngày dễ trồng, sai quả

1. Cây quýt đường

Quýt đường là loại cây ăn quả ngắn ngày quen thuộc, được nhiều người trồng ở vườn hay cả trong chậu lớn. Quýt đường thuộc cây thân gỗ nhỏ, thân cành có gai. Quả quýt đường có đặc điểm vỏ mỏng, quả tròn, vỏ rất mỏng, múi căng mọng. Khi chín loại quýt này có vị ngọt sắc, bạn có thể để ngoài môi trường tự nhiên khoảng 15 ngày kể từ cắt từ cành mà không cần thuốc bảo quản.

*

Thời điểm nên trồng quýt đường vào khoảng tháng 4, tháng 5 âm lịch cuối mùa mưa đầu mùa khô. Cây quýt đường có thể sinh trưởng tốt ở nhiều loại môi trường đất, tuy nhiên cần đảm bảo cây không bị ngập úng. Vào mùa khô nên dùng vòi phun nước, mùa mưa nên làm rãnh thoát nước để cây không bị úng đọng, thối bộ rễ. Khoảng thời gian mới trồng nên tưới nước theo định kỳ từ 3 – 5 ngày mỗi lần.

2. Cây ổi Đài Loan

Ổi Đài Loan là một trong những loại cây ăn quả được chọn làm cây kinh tế chủ lực của vùng. Loại ổi này mất ít thời gian ra trái và thu hoạch hơn so với những loại khác. Giống ổi Đài Loan không kén đất, khả năng chịu sâu bệnh tốt.

*

Khu vực trồng ổi trũng thì phải vun đất tạo mô đất cao, tránh cây bị ngập úng. Đất thích hợp để trồng ổi là vùng đất có độ tơi xốp, thoáng, độ ẩm vừa phải. Trước khi trồng ổi Đài Loan, cần phải đào hố, đất trộn lẫn phân chuồng hoai mục, vôi bột, phân lân mục đích khử trùng và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Để trái ổi không bị rám, vỏ đẹp, không bị côn trùng châm chích thì khi quả được 2 ngày bạn nên bọc bằng túi xốp bên trong, bên ngoài bọc nilon.

3. Cây mãng cầu Thái

Mãng cầu Thái là một trong những loại cây ăn quả ngắn ngày, được người dân vùng phía Nam nước ta lựa chọn trồng. Mãng cầu Thái có hương thơm ngon đặc trưng, thịt màu trắng sữa, vị nhạt hơi chua nhẹ phải kết hợp cùng sữa, đường để dầm.

*

Loài cây thân gỗ, ít sâu bệnh, chiều cao có thể đạt từ 5 – 8m. Tán lá tỏa rộng, xanh tốt quanh năm. Mỗi trái có thể nặng từ 2-3kg, giá bán của mãng cầu Thái cũng khá cao, đạt hiệu quả kinh tế.

4. Cây mít Thái

Cây mít Thái hiện nay đã được trồng khá phổ biến ở nước ta. Thời gian trồng và ra quả khoảng 12-15 tháng, cây sai quả. Mít Thái có mùi thơm đặc trưng, múi thịt to, giòn, màu cam rất giàu vitamin. Thời gian trồng mít Thái phù hợp vào khoảng tháng 5, 7 dương lịch đầu mùa mưa. Nên đào hố sâu để trồng giúp bộ rễ bám chắc, sâu hơn. Đất trồng nên bón thêm phân hữu cơ, mùn rơm rạ và đắp mô đất cao tránh tình trạng ngập úng.

*

Cây mít Thái trưởng thành có thể cho năng suất khoảng 100 quả mỗi vụ. Ưu điểm của cây mít Thái là cho quả quanh năm, vì vậy đây là loại cây ăn quả kinh tế, năng suất.

5. Cây vú sữa Bắc Thảo

Vú sữa Bắc Thảo là loại cây ăn quả kinh tế nổi tiếng của Tiền Giang. Thời gian trồng và thu hoạch quả chỉ từ 10 tháng, tuổi thọ năng suất của cây được khoảng 5 năm. Trái vú sữa Bắc Thảo thịt dày, hạt nhỏ, vỏ màu tím rất đẹp mắt, không dễ bị dập. Điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta rất thích hợp để trồng loại vú sữa này, hơn nữa thị trường cũng rất ưa chuộng loại trái này. Vì vậy đây là loại cây ăn quả ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao.

6. Cây chanh không hạt

Chanh không hạt là loại trái có giá thành khá cao so với các loại chanh khác trên thị trường. Thân cây chanh không hạt có thể cao tới 6 mét, thân có gai nhỏ nhưng không nhiều. Tán cây chanh không hạt tròn, loại cây này cho trái quanh năm. Trung bình mỗi năm có thể thu hoạch tầm 150-200kg/cây đối với mỗi cây trưởng thành.

*

Thời điểm trồng cây tốt nhất trong năm là vào vụ đông xuân tháng 2, tháng 3 và vụ thu đông tháng 8, tháng 10. Loại cây này phải đào hố để trồng, đắp mô đất cao tránh nước không thoát nước bị trũng, thối rễ.

7. Cây nho Pháp lùn

Cây nho Pháp lùn thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta, cây vươn không quá cao. Trái nho Pháp lùn thịt dày, vỏ mỏng, ít hạt. Nhiều người trồng giống nho này để làm cảnh, vừa có trái cây sạch để sử dụng. Để trồng được loại nho này hãy bắt đầu bằng phương pháp gieo hạt.

*

Hãy tiến hành bón phân cho cây khi được 7 – 8 tháng tuổi. Tiếp tục bón lần 2 sau hai tháng sau. Cây nho Pháp lùn chịu khô tốt vì vậy không nên tưới nước nhiều hoặc trồng vùng trũng. Nên thông khơi rạch khi có mưa nhiều, ngập.

8. Cây sung Mỹ

Cây sung Mỹ có thể trồng trong chậu hoặc tại vườn. Thời gian trồng chỉ khoảng 6 tháng sẽ quả, 1 tháng sau trái sẽ chín. Quả sung Mỹ thịt dày, mật ngọt có giá trị dinh dưỡng cao. Thời gian trồng loại cây này hợp lý nhất vào khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm. Bạn có thể trồng bằng cách giâm hạt hoặc mua sẵn cây giống tại các nhà vườn uy tín. Cây sung Mỹ là loài cây ưa sáng, tuy nhiên không quá gắt. Luôn giữ ẩm cho cây bằng việc tưới nước, đất trồng là đất tơi xốp, độ dinh dưỡng cao.

*

Khi cây trồng được khoảng 2 tháng sẽ tiến hành bón phân và bón định kỳ mỗi lần 2 tháng. Loại phân để bón có thể là phân bón hữu cơ hoặc phân chuyên dụng cho cây.

9. Đu đủ Hồng Phi Đài Loan

Giống đu đủ Hồng Phi Đài Loan dễ sinh trưởng, ít sâu bệnh và cho năng suất khá cao. Mỗi mùa 1 cây đu đủ giống này sẽ ra 30-35 trái. Trọng lượng mỗi quả rơi vào khoảng 1,5-2kg, quả nặng nhất có thể đạt hơn 3kg. Đặc điểm của trái đu đủ loại này là vỏ mỏng, thịt dày màu đỏ hoặc cam tươi, ngọt đậm. Chỉ sau 7-8 tháng trồng là ra quả để thu hoạch. Giống đu đủ có nhiều ưu điểm vượt trội, đạt năng suất, hiệu quả cao. Người dân có thể trồng cây đu đủ Hồng Phi Đài Loan bằng cách giâm hạt hoặc mua cây non trực tiếp tại các nhà vườn.

*

10. Cây cam sành

Thời gian trồng cây cam sành thích hợp nhất vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa để giúp sinh trưởng tốt. Bạn có thể trồng cam sành theo 2 phương pháp chiết cành hoặc ghép cành. Các phương pháp khác nhau sẽ đem lại những ưu nhược điểm riêng. Kỹ thuật trồng loại cam sành không quá phức tạp, tuy nhiên đào hố sâu để giúp rễ đâm sâu. Sử dụng phân hữu cơ để bón lót cho đất trước khi trồng cây. Dùng cọc để cố định cây và giúp cho cây chắc chắn, chịu được sức gió. Nên duy trì tưới nước cho cây cam sành từ 3-5 ngày 1 lần.

*

Bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn 10 loại cây ăn quả ngắn ngày, kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản, dễ đạt hiệu quả cao. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được loại cây trồng phù hợp với điều kiện, nhu cầu.

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030.
*
Ảnh minh họa.

Theo đó, mục tiêu Đề án phấn đấu đến năm 2025 diện tích cây ăn quả cả nước 1,2 triệu ha, sản lượng trên 14 triệu tấn,trong đó diện tích cây ăn quả chủ lực 960 ngàn ha, sản lượng 11-12 triệu tấn. Tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30-35%; tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 70-80%; tỷ lệ diện tích cây ăn quả áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet
GAP và tương đương…) 30%; diện tích được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 20-30%. Kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt trên 5 tỷ USD.

Đến năm 2030, diện tích cây ăn quả cả nước 1,3 triệu ha, sản lượng trên 16 triệu tấn; trong đó, diện tích cây ăn quả chủ lực 01 triệu ha, sản lượng 13-14 triệu tấn. Tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 60-70%; tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 80-90%; tỷ lệ diện tích cây ăn quả áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet
GAP và tương đương…) 40-50%; diện tích được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 30-40%. Kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt khoảng 6,5 tỷ USD.

Các cây ăn quả chủ lực được Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 bao gồm: Thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh leo, bơ, na.

Để triển khai hiệu quả Đề án, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố căn cứ nội dung Đề án được phê duyệt xác định quy mô vùng sản xuất cây ăn quả tập trung trong phương án quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan khác; gắn phát triển vùng trồng cây ăn quả với các cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm.

Các địa phương tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trồng các loại cây ăn quả chủ lực; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cây ăn quả từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực cho các thành viên Hợp tác xã.

Đối với hộ gia đình, cần chủ động liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã để hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, gắn với xây dựng mã số vùng trồng truy suất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả. Đồng thời, tích cực tham gia các khóa đào tạo nghề làm vườn, tăng cường kỹ năng sản xuất, kiến thức thị trường về cây ăn quả....

Xem thêm: Busuu - Cộng Đồng Học Ngoại Ngữ Miễn Phí Trên Ios, Busuu: Học Từ Vựng Và Ngữ Pháp 4+

Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai, thực hiện các nội dung của Đề án như: Định hướng phát triển cây ăn quả trong quy hoạch tỉnh; đề xuất cơ chế, chính sách; thu hút doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến liên kết với nông dân, Hợp tác xã, Tổ hợp tác xây dựng vùng trồng cây ăn quả tập trung; xây dựng mã số vùng trồng; áp dụng quy trình công nghệ canh tác tiên tiến, an toàn; đầu 11 tư hạ tầng (giao thông, thủy lợi...) phục vụ phát triển cây ăn quả... Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án khi có yêu cầu.