Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc, từ đời Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam. Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II sau công nguyên) đã được coi là An Nam học tổ, người mở đầu cho Nho học ở nước ta. Trong thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần nước ta. Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo giành được ưu thế so với Phật giáo, chi phối đời sống tinh thần nước ta.Đến thế kỷ XV, sau khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh (1428) nhà nước Lê sơ dành cho Nho giáo địa vị độc tôn- học thuyết chính thống của nhà nước- cuối thế kỷ đó, vào thời Lê Thánh Tông (làm vua từ 1460 đến 1497), nó đạt đến mức toàn thịnh. Từ thế kỷ XV, cho đến giữa thế kỷ XIX, thậm chí đến đầu thế kỷ XX, trong đời sống tinh thần của nước ta, Nho giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo, chi phối. Ảnh hưởng của Nho giáo, do thực tế lịch sử đó rất lớn. Nhưng nhìn nhận, đánh giá ảnh hưởng đó tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển của nhà nước ta thì tuỳ theo thời cuộc, tuỳ theo quan điểm mà đã thay đổi qua các giai đoạn lịch sử.

Bạn đang xem: Ảnh hưởng của nho giáo đến trung quốc


Trong thời Hán học đang thịnh, các nhà Nho cõi chữ Hán là chữ ta, Khổng Tử, Mạnh Tử, Trình Di, Chu Hy là thánh hiền, Nho giáo là đạo học ở nước ta và ai cũng nghĩ như Phan Đình Phùng: “Nước mình mấy ngàn năm nay, đất nước chẳng rộng, quân lính không mạnh, tiền của chẳng giàu; cái chỗ dựa để dựng nước là nhờ cái gốc của vua tôi, cha con theo năm đạo cương thường mà thôi… cái ơn giáo hoá của Thi Thư vốn là chỗ dựa cho mình đấy”<1>.
Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, nước ta đã mất vào tay thực dân Pháp, đến đầu thế kỷ này, các nhà nho yêu nước như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…, chịu ảnh hưởng của phong trào duy tân, Âu hoá của Nhật Bản, Trung Quốc mới nhìn nhận cách khác. Họ lên án chế độ chuyên chế, lên án cách học khoa cử, coi Hán học chỉ đào tạo ra một lớp hủ nho. Tuy các nhà nho duy tân chưa lên án Nho giáo nhưng họ cũng thấy Nho giáo để lại hậu quả tiêu cực: làm cho nước yếu dân hèn.
Xu hướng phủ định Nho giáo còn tiếp tục và tăng cường trong lớp người chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây, dù về tư tưởng họ theo quan điểm tư sản hay vô sản. Trong các tôn chỉ của Tự Lực Văn đoàn có một điểm là:
“Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa”. Những người mác- xít cũng coi Nho giáo là cốt lõi của tư tưởng phong kiến, coi nó là phản động vì đề cao quân quyền, phụ quyền, nam quyền, chủ trương tam tòng tứ đức áp bức phụ nữ, khinh lao động, đứng về phía giai cấp bóc lột…
Cho mãi đến những năm gần đây xu hướng đánh giá đó đã thành định luận, trong sách báo, trong nhà trường và trong dư luận xã hội. Nói quét sạch tư tưởng phong kiến cũng tức là quét sạch Nho giáo.
Quãng mươi năm gần đây, nhiều người đã bắt đầu nghĩ một cách khác. Vấn đề được đặt ra một phần do những thực tế trong nước, nhưng phần quan trọng là do ảnh hưởng của các nhà khoa học nước ngoài.
Vào thập kỷ 60, Đảng Cộng sản Trung Quốc làm một chiến dịch tuyên truyền đưa chủ nghĩa Mao như một pháp bảo cho cả thế giới ngày nay, và ở trong nước tiến hành cuộc Đại cách mạng văn hoá khốc liệt. Việc làm của một nước có hàng tỉ người đó làm rung động cả thế giới. Hàng trăm nhà nghiên cứu ở trên thế giới ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng như tư bản chủ nghĩa, bỏ công sức nghiên cứu chủ nghĩa Mao và đều đi đến kết luận: chủ nghĩa Mao có nguồn gốc từ trong các hệ tư tưởng truyền thống của Trung Quốc; cũng có thể nói là nếu trong truyền thống không có Nho giáo thì cũng không có chủ nghĩa Mao, không có một thứ chủ nghĩa xã hội mao-ít. Ở nước ta lúc bấy giờ cũng có người đặt vấn đề liệu một nước cũng có truyền thống Nho giáo lâu đời như Việt Nam có ảnh hưởng chủ nghĩa Mao không? Nhưng vấn đề nêu ra không được triển khai thảo luận.
Vào cuối thập kỷ đó, năm 1968, Nhật Bản tổ chức Thế vận hội ở Tô-ki-ô, nhân đó giới thiệu cho thế giới biết về thực trạng phát triển của Nhật Bản. Thế giới nhất là các nước phát triển Âu- Mĩ kinh ngạc trước tốc độ phát triển của Nhật Bản mà coi họ là “thần kỳ”. Nhật Bản thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm và họ không thể không tìm hiểu. Sau Nhật Bản là bốn nước mà ngày nay báo chí quen gọi là “bốn con hổ châu Á”: Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông và Xanh-ga-po cũng nhảy vào thị trường thế giới với sự phát triển trong nước tăng tốc. Sự phát triển tăng tốc ở các nước đó mở ra khả năng là trong cuộc cạnh tranh tương lai khối Đông Á có thể chiếm ưu thế so với khối Bắc Mỹ và Tây Âu, không tính khối Đông Âu, Ấn Độ và các khối có tốc độ phát triểm chậm khác, chưa đủ thế lực chen chân vào cuộc cạnh tranh đó. Các nhà khoa học đi tìm bí quyết nhịp độ tăng tốc của Nhật Bản, tiến hành đối chứng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, nước phát triển nhất ở Âu- Mỹ thì thấy sự khác nhau rõ rệt giữa hai cách quản lý, hai con người; và đằng sau cách quản lý và con người là truyền thống văn hoá: văn hoá Trung Hoa. Nhật Bản, Nam Triều Tiên đều là những nước chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Trung Hoa; Đài Loan, Hồng Kông là đất Trung Hoa, còn Xanh-ga-po thì có đến 80 phần trăm cư dân là Hoa Kiều. Trong truyền thống văn hoá đó, trước hết, phải nói đến Nho giáo. Vấn đề từ đó được mở rộng hơn: văn hoá truyền thống Trung Hoa và triển vọng phát triển của vùng Đông Á, vùng Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam từ nhiều thế kỷ chịu ảnh hưởng Nho giáo (cùng với Phật giáo và Đạo giáo đều từ Trung Quốc truyền sang).
Trung Quốc là một trung tâm văn minh cổ của nhân loại. Từ thế kỷ VI- V trước Công nguyên, Nho giáo và tư tưởng Lão Trang (về sau phát triển thành Đạo giáo) đã ra đời từ đấy. Từ đời Hán (thế kỷ II trước Công nguyên đến thế kỷ II sau Công nguyên) những học thuyết đó được truyền bá sang Triều Tiên và Việt Nam. Vào thế kỷ IV từ Triều Tiên mà truyền bá sang Nhật Bản. Từ đời Đường (618- 906) về sau bốn nước đó có quan hệ chặt chẽ hầu như thành một vùng văn hoá, cùng dùng chữ Hán, cùng học những kinh truyện Tam giáo (Nho, Phật, Đạo), cùng viết những thể loại văn học… Tuy thực tế cụ thể của từng nước, từng dân tộc có không ít những đặc điểm khác nhau nhưng do ảnh hưởng văn hoá chung, con người và lịch sử, nhất là lịch sử chính trị, tư tưởng có nhiều nét giống nhau, tạo ra một vận mệnh tương đồng cho các nước trong vùng. Từ giữa thế kỷ XIX, trước thực tế các nước đế quốc phương Tây xâm lược, các nước đó gặp những tình thế khác nhau, có thái độ khác nhau và kết quả là giành được những vị thế khác nhau trong thế giới ngày nay. Nhật Bản năng động và thức tỉnh trước nhất. Sau một trận giao chiến thất bại, Nhật Bản chọn ngay con đường duy tân Âu hoá và ba mươi năm sau trở thành một nước cường thịnh, tham gia vào hàng ngũ các nước đế quốc tranh giành thị trường trên thế giới và thảm bại năm 1945. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, nó chọn con đường phát triển kinh tế và cũng sẽ nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế như ngày nay. Trung Quốc cũng bị xâm lược còn sớm hơn và dai dẳng hơn. Nhưng vì là nước quá lớn, các đế quốc cũng không chịu để cho ai một mình chiếm được, nên Trung Quốc không bị mất nước thành thuộc địa, mà thành nửa thuộc địa, các nước đế quốc chia nhau ảnh hưởng. Việt Nam như mọi người đều biết bị thực dân Pháp xâm chiếm. Triều Tiên không bị mất nước về tay các nước đế quốc phương Tây mà cuối cùng lại mất vào tay Nhật Bản (1910). Phong trào đấu tranh giành độc lập, chống đế quốc liên tục và anh dũng cả ở Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam dẫn các nước đó đến với chủ nghĩa cộng sản. Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai thì ở cả ba nước ấy đều thành lập chính quyền cách mạng, đều xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cả ba nước đều có tình trạng chia đôi: Trung Quốc và Đài Loan, Bắc và Nam Triều Tiên, Bắc và Nam Việt Nam. Một phía là XHCN, một phía là TBCN. Trước thực tế có tính toàn cầu của thế giới hiện đại, mỗi nước theo hệ thống này hay hệ thống kia, gặp những vấn đề gần giống nhau và cách giải quyết cũng gần giống nhau. Do truyền thống giống nhau nên những vấn đề bộc lộ ra ở nước này thì ở ba nước kia cũng có cái tương tự. Giải quyết theo cách XHCN hay TBCN cũng là cùng những vấn đề đó nên có những bài học có ý nghĩa chung. Đó là lý do để ngày nay nhiều người nghĩ Việt Nam nên học kinh nghiệm Nhật Bản, Nam Triều Tiên để khắc phục những khó khăn trước mắt. Nhưng trong thực trạng ngày nay nếu Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan phát triển với nhịp độ tăng tốc nhanh nhất thế giới và là do ảnh hưởng của truyền thống Nho giáo thì Việt Nam, ngược lại phát triển chậm nhất, tốc độ thấp nhất so với mọi nước. Đó không chỉ là vấn đề người Việt Nam quan tâm mà nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng chú ý, muốn tìm hiểu, giải thích sự khác nhau đó. Ở ta không ít người nói những khó khăn hiện nay là do quá khứ, do truyền thống để lại. Quá khứ, truyền thống đó chắc chắn là gắn với Nho giáo. Vậy, thứ Nho giáo nào làm thuận lợi cho sự phát triển của Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan và thứ Nho giáo nào làm phát sinh chủ nghĩa Mao ở Trung Quốc, gây khó khăn cho chúng ta ngày nay? Nho giáo ở Việt Nam có khác Nho giáo Nhật Bản? Hay là cũng không phải không có người nghĩ như thế, truyền thống là truyền thống dân tộc, hoàn toàn Việt Nam, không có Đông Á mà cũng không có Nho giáo gì cả. Đó là cách nhìn lại vấn đề Nho giáo do tác động từ bên ngoài.
Trong nước, cách đây hơn mười năm, vấn đề Nho giáo được khơi lên từ hiện tượng trong nhà trường học sinh vô lễ với thầy, cô giáo, nhà trường, lớp học hỗn loạn, học hành kém kết quả. Một số người nghĩ cần trở lại nền nếp “tôn sư trọng đạo”, cung cách sư phạm “tiên học lễ, hậu học văn” như ngày xưa thì mới cứu được sự nghiệp giáo dục. Tiếp đó là trong xã hội có cảnh mất trật tự, cảnh ngược đời “người lớn sợ trẻ con”, thanh niên nghênh ngang bừa bãi không nể nang người tuổi tác, nói năng lấc cấc… Nhiều người lại nghĩ đến cảnh “trên ra trên, dưới ra dưới” như ngày xưa. Và bên cạnh đó là cảnh xung khắc giữa hai thế hệ trong gia đình. Giữa cha mẹ và con cái, nhất là những cha mẹ là cán bộ cách mạng và con cái có văn hoá khá, lại đi học ở nước ngoài về thì thường xảy ra mâu thuẫn ý kiến về mọi vấn đề. Điều đó làm chán nản, mệt mỏi cả hai phía. Nhiều người nghĩ ngay đến tình cảm hiếu đễ ngày xưa, mong muốn khôi phục những cảnh gia đình êm ấm, cha con, anh em, vợ chồng hoà thuận, không mỗi người một phách, cãi vã, ly dị…Tất cả đặt thành vấn đề đánh giá lại nền nếp sống theo Nho giáo trong nhà, trong họ và với xóm giềng làng nước. Ngày nay, những suy nghĩ như vậy đang biến thành hành động. Ở nhiều địa phương, nhiều người rất quan tâm đến việc khôi phục họ hàng, tìm gia phả, xây nhà thờ, mồ mả tổ tiên, họp họ, tế lễ và làm tộc ước. Và ở trong nhà cũng vận động giữ gìn những tập tục ngày xưa trong các quan hệ cha con, anh em, dâu rể… Làm như thế là tốt hay xấu? Có phải việc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã làm hỏng hết và ngày nay phải trở lại, phải khôi phục nền nếp văn hoá Nho giáo không?
Đúng là Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống nước ta. Không chỉ là trong văn hoá, tư tưởng mà cả trong chính trị, xã hội, trong học thuật, và vì vậy cũng ảnh hưởng đến xây dựng kinh tế, xây dựng con người và nhiều mặt khác. Không phải vấn đề chỉ liên quan đến quá khứ mà vấn đề còn kéo dài thành ra liên quan đến những chuyện của ngày nay. Và liên quan đến những mặt cực cơ bản, cực quan trọng như khuynh hưởng mao-ít trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hay khuynh hướng lợi dụng truyền thống để quản lý kinh tế tạo ra tốc độ phát triển cao như ở Nhật Bản… Đó là những mặt mà vào hoàn cảnh của Việt Nam, chúng ta không thể không chú ý.
Phải hiểu Nho giáo và vai trò của nó trong lịch sử. Phải hiểu ảnh hưởng của nó trong xã hội, trong văn hoá, trong con người phương Đông. Nhưng hiểu biết của chúng ta về những chuyện đó còn rất mỏng. Và việc nghiên cứu về những vấn đề đó, chúng ta làm chưa được bao nhiêu. Chưa nói là có một thời gian dài ta đã hiểu về nó quá đơn giản, thậm chí là sai lạc.
Chúng tôi cũng không dám tin là mình sẽ nói được đúng. Nho giáo đã tồn tại đến hơn hai chục thế kỷ trên một địa bàn rộng. Trong sự phát triển của nó phải mang theo nhiều đặc điểm dân tộc, thời đại và thực tế kinh tế- xã hội của các nước. Nói cho chính xác, đạt đến chỗ tinh vi- có như thế mới có thể giúp ích cho hoạt động thực tiễn- là một việc chúng tôi không dám hy vọng là có thể làm nổi. Trong giới hạn của bài giảng này, chúng tôi chỉ giới thiệu khái quát về vấn đề “Nho giáo và ảnh hưởng của nó. Vấn đề của ngày xưa và ngày nay” để các đồng chí theo dõi và tìm đọc thêm khi gặp các vấn đề đụng đến nó trong công tác thực tế.
Theo chúng tôi nghĩ bất cứ hiện tượng nào, nếu chúng ta biết nó là thế nào, mô tả được bộ mặt của nó, biết nó sinh ra, tồn tại và tiêu vong trong những điều kiện nào, tức là cơ sở vật chất của nó, biết trong thời gian nó tồn tại, nó đã sinh ra cái gì? thì chúng ta có thể hiểu nó là cái gì tương đối ít lầm lạc. Với Nho giáo, chúng tôi chỉ nói một thứ Nho giáo nói chung, chưa phải phân biệt Trung Quốc, Việt Nam hay Nhật Bản, thời cổ đại hay thời cận đại.Chúng tôi cũng cố gắng trình bày theo cách như vậy thành ba phần:

Lịch sử văn minh Trung quốc đã trải qua mấy nghìn năm phát triển và có dấu ấn đậm nét trong lòng dân tộc Trung Hoa nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Nó giống như một cuốn sách lịch sử văn minh trải dài vô tận trong dòng chảy Hoa Hạ cho đến tận ngày hôm nay. Xếp trong kho tàng văn minh của Trung Quốc, chúng ta thấy nổi bật lên là tư tưởng chính trị và triết học.

Song song với những công trình kiến trúc và những phát minh khoa học kĩ thuật đã đưa tên tuổi Trung Quốc ra tòan thế giới, nhưng ẩn sâu trong lớp đất lịch sử người ta bới qua lớp “tro tàn” và tìm thấy một thành tựu rực rỡ có sức ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử Phong kiến Trung Hoa và một số nước trong khu vực, đó là Nho giáo. Để tìm hiểu về sự ảnh hưởng của Nho giáo đến văn minh Trung Quốc như thế nào em xin chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại ”.

Do trình độ am hiểu cũng như lượng kiến thức có hạn của bản thân cho nên trong bài làm sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em kính mong sẽ nhận được những ý kiến phê bình và nhận xét của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã ân cần giảng dạy trong các tiết học, cũng như giờ tư vấn để giúp em hoàn thành bài tập này.

Danh mục tài liệu tham khảo:


Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam-2015.Khổng Tử, Lý Tường Hải, NXB Văn Hóa Thông Tin năm 2009.Kho tàng văn minh Trung Hoa: Nho gia và Nho học, NXB Văn Hóa Thông Tin năm 2003.Lịch sử Trung Quốc, Nguyễn Gia Phu, NXB ĐH Quốc Gia.

Ảnh hưởng của Nho giáo đến chính trị ở Trung Quốc thời cổ trung đại


Về phương diện chính trị, lí tưởng lớn nhất của Khổng Tử là phục hưng lễ nhà Chu, hy vọng quay trở về với thời đại sinh hoạt Tây Chu: lễ nhạc chinh phạt đều do mệnh lệnh thiên tử ban bố ra. Tuy nhiên, ông không tán thánh với một số cải cách trái với lễ nhà Chu. Như vậy, rõ ràng ông có tính bảo thủ ở một mức độ nhất định.

Song, ông thực không ngoan cố thủ cựu mà đối với lễ ông chủ trương nên có những thêm bớt cần thiết. Và điều sáng tạo mới mẻ nhất về tư tưởng chính trị là ông đã nhập Nhân và với Lễ. Ông nói: lễ lấy nhân là cơ sở tư tưởng và nhân lấy lễ làm nguyên tắc chính trị.

Quan niệm về nhân là khái quát tập trung các tư trào xã hội thời xuân thu, Khổng tử xem nhân là phạm trù cao nhất của luân lý đạo đức, đem hàm nghĩa cơ bản của nó mà lí giải thành Nhân là yêu người, thể hiện một sự tôn trọng nhất định đối với nhân cách, trong khi đương thời hạng quý tộc chủ nô không coi nô lệ là người.

*
Ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại

Ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại


Như vậy, tư tưởng chính trị của Không Tử có một sự tiến bộ rõ rệt, sự tiến bộ đó thể hiện xuyên suốt trong học thuyết là sợi chỉ đỏ về nhân lễ. Ông là người đã đề ra đường lối chính trị “đức trị” cho người quân tử.

Điều đặc biệt trong tư tưởng của phái nho gia là hướng đến gia tầng thống trị, hay nói một cách khác, tư tưởng của Khổng Tử nhắm đến giai cấp vua chúa, bởi ông tin rằng: Người quân tử cai trị đất nước thì phải lấy nhân lễ thì mới thu phục được lòng dân hướng về thiên tử, đất nước mới thái bình. Hơn nữa khẳng định thêm cho tư tưởng chính trị của ông, Khổng tử nói: “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” Nghĩa là vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con.

Nhấn mạnh về ba mối quan hệ quân thần, cha con và vợ chồng để làm nổi bật tư tưởng của ông. Một là mối quan hệ Quân thần, Khổng Tử nói: Quân sử thần dĩ lễ, thận sự quân dĩ trung Nghĩa là, vua bảo thần chết mà thần không chết là tội bất trung. Hai là, mối quan hệ cha con, Khổng tử nói: Phụ tại, quan kì chí: phụ một, quan kì hành, tam niên vô cải vu phụ chi đạo, khả vị hiếu hĩ. Ông nhấn mạnh địa vị chủ gia đình của người cha.

Ba là, mối quan hệ vợ chồng, Khổng Tử nói: Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi, nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tôn, viễn chi tắc oán. Không tử coi đàn bà và tiểu nhân là một loại, là đối tượng cần gião dưỡng. Có thể xem đây là nội dung hạn chế trong học thuyết của Khổng Tử, xem trên khía cạnh xã hội thì chính ông đã tạo ra một sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.


Tiếp theo sau Khổng Tử là Mạnh Tử, về tư tưởng chính trị chủ yếu và nổi bật của Mạnh Tử là tư tưởng dân bản, được xem là tinh hoa trong quan điểm chính trị của ông. Theo ông, đối với một quốc gia phải lấy dân là quý, xã tắc là hàng thứ sau dân, vua là nhẹ, vua có lỗi lớn phải khuyên can, vua cứ làm trái không nghe lời can ngăn thì thay ngôi vua khác.

Chư hầu làm nguy xã tắc, thì phải loại bỏ, thay đổi vị trí. Điều gọi là thay ngôi, đổi vị trí đều có nghĩa là tiêu diệt và thay thế. Mạnh Tử còn nói: Vua xem bề tôi như tay chân, thì bề tôi xem vua như tâm phúc, vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem vua như thương dân, vua xem bề tôi như bùn đất rau cỏ, thì bề tôi xem vua như thù địch. Như vậy, Mạnh Tử đã định ra mối quan hệ vua tôi phải có sự đỗi đãi qua lại ở một chừng mực nhất định, không có sự phục tùng và nghĩa vụ lệ thuộc trời sinh.

Qua đây, chúng ta nhận thấy giữa Mạnh Tử và Khổng Tử có sự khác nhau. Khổng Tử thì kiên trì đạo vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, thì Mạnh Tử trái ngược lại. Bởi Mạnh Tử không nhấn mạnh vào vị trí của vua và bề tôi trong mối quan hệ quân thần mà ông lại nhấn sâu vào mối tương giao giữa vua và bề tôi trong mối quan hệ quân thần.

*
Ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại

Ảnh hưởng của Nho giáo đến nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại


Hội hoạ Trung Quốc không chỉ lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên xung quanh mà còn phản ánh thế giới nội tâm của người nghệ sỹ. Trong hội hoạ truyền thống sử dụng các kỹ thuật dùng bút tương tự như nghệ thuật viết chữ của Trung Quốc và vẽ bằng bút lông đã được nhúng vào mực đen hoặc màu. Giống với thư pháp, bút lông, giấy và mực là những nguyên liệu cơ bản để tạo nên bức vẽ.


Một đặc điểm của hội hoạ Trung Quốc là sự nhân cách hoá bối cảnh hay vật thể để thông qua đó thể hiện đạo đức và giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống. Chẳng hạn, sơn và thuỷ không chỉ là những yếu tố chính trong bức tranh phong cảnh mà còn là biểu tượng tự nhiên của nguyên tắc cơ bản về Âm và Dương.

Những sự liên tưởng như vậy thường xuất hiện một cách nổi bật trong những bài thơ mà các hoạ sĩ sáng tác và đề lên bức tranh. Theo cách này, các hoạ sĩ có thể thể hiện rõ nét hơn sự sâu sắc, đạo đức và các nguyên tắc cơ bản vốn có trong tác phẩm của mình, và tác động đến khán giả từ bên trong tâm hồn và lâu bền.

Nghệ thuật kiến trúc, do chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên kiến trúc Trung Quốc thời cổ trung đại rất phong phú và đặc sắc bao gồm các thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu…. Những kiến trúc này tạo thành mộ hệ thống khép kín độc lập, có giá trị thẩm mỹ và hàm chứa ý nhân văn sâu sắc. Nghệ thuật kiến trúc thời cổ trung đại là một hệ thống độc đáo có lịch sử lâu dài nhất, phân bố địa vực rộng nhất.

Về mặt kiến trúc thì nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc đặt nền tảng bởi triết lý về vũ trụ, phong thủy và nhân sinh, trong mỗi công trình phải hài hòa với thiên nhiên. Người xây dựng luôn phải nắm lấy cái hình thể toàn cảnh của vùng đất, Sự hiện diện của ao hồ, khe suối,…. Rồi sau đố mới bố trí việc xây dựng cho thật hòa hợp với thiên nhiên. Một số công trình kiến trúc của Trung Quốc nổi bật như: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Thiên đàn,….


Nghệ thuật điêu khắc, Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc xuất hiện đầu tiên vào thời kỳ đồ đá mới. những tác phẩm điêu khắc chứa đựng sự chất phác và giản dị, phần nhiều có liên quan mật thiết với thuật đồng cốt thời nguyên thủy. chẳng hạn như nghệ thuật trưng bày và xếp đá thành đống trong huyệt mộ của người nguyên thủy, cũng như một số tượng hình cơ thể phụ nữ bằng đất nặn hoặc gốm nung.

Sự xuất hiện của chúng đều có những mối liên quan nào đó với tín ngưỡng tâm linh của con người thời nguyên thủy, và xét trên phương diện ý nghĩa cũng có giá trị sử dụng nhất định. Những tác phẩm xuất sắc của nghệ thuật điêu khắc thời nguyên thủy chủ yếu tập trung trên những tác phẩm đồ gốm nung và điêu khắc cẩm thạch, thường là sự kết hợp giữa hình người và vật dụng.

Nếu nhìn những tác phẩm này từ góc độ là một vật dụng từ một số tác phẩm có kích thước khá lớn; nhìn từ góc độ là vật điêu khắc, lại thuộc những sản phẩm có kích thước nhỏ bé. Mặc dù vậy, những tác phẩm điêu khắc mang tính nghệ thuật này, đã thể hiện được nét đặc trưng trừu tượng trong thời kỳ ban đầu của nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc.

Sau khi bước vào thời kỳ chế độ xã hội nô lệ, nghệ thuật chế tác gốm dần dần được thay thế bằng công nghệ đúc đồng thau, các tác phẩm điêu khắc chủ yếu là các chế phẩm đồng thau. Nét tương đồng với thời kỳ nguyên thủy là nghệ thuật điêu khắc đời nhà Thương và nhà Chu cũng không xuất hiện đơn độc, chúng vẫn chỉ là một bộ phận trong khâu tạo hình của vật dụng, rất hiếm thấy những tác phẩm điêu khắc thật sự.


*
Ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại

Ý nghĩa văn hóa của nghệ thuật điêu khắc đồng thau trong thời kỳ này chính là sự nhấn mạnh về tín ngưỡng tâm linh. Việc tuân thủ tín ngưỡng và lễ chế đối với quỷ thần, khiến cho các tác phẩm điêu khắc đồng thau của đời nhà Thương, nhà Chu tràn đầy những “Bộ mặt dữ tợn”, nhìn vào là có cảm giác tạo áp lực và sợ hãi.

Tại thời điểm này, xét về mặt nghệ thuật, thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất chính là những hoa văn trang trí tính xảo, chúng phản ánh sự điêu luyện và tinh xảo trong công nghệ đúc đồng thau của Trung Quốc và ngôn ngữ tạo hình độc đáo, đặc sắc của người Trung Quốc….

Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc từ thời cổ đại, tư tưởng triết học Nho giáo của Khổng Mạnh chiếm địa vị đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng, nó ảnh hưởng sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc suốt hơn hai ngàn năm lịch sử.

Đặc biệt là ảnh hưởng trên hai lĩnh vực là chính trị và nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại. Từ đó Nho giáo ảnh hưởng đến các tư tưởng trị quốc, các công trình kiến trúc đặc sắc, ảnh hưởng đến các nước lân cận và đưa tên tuổi Trung Quốc ra ngoài thế giới.

Xem thêm: Làm thế nào để biết con trai thích mình hơn mức bạn bè, xem 21 äiểm


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.