Để có được hòa bình như ngày hôm nay thì người lính góp phần vô cùng to lớn. Vũ khí của họ có thể là súng, giáo,...cũng có thể là tình yêu quê hương đất nước. Và không thể thiếu chính là những ca khúc nhạc đỏ hào hùng tiếp phần năng lượng. Bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp 10 bài hát hay nhất về người chiến sĩ cách mạng. Bạn đang xem: Những bài hát hay về người lính hay nhất từ trước đến nay |
1. Âm nhạc về người chiến sĩ cách mạng là nhạc gì?
Gọi chung những bài hát về người chiến sĩ, về chiến tranh, về cách mạng sẽ được gọi là “nhạc đỏ”. Khái niệm này dựa theo biểu tượng cách mạng trong quang phổ là màu đỏ nên nhạc đỏ cũng như nhạc cách mạng vậy.

Tổng hợp 10 bài hát hay nhất về người chiến sĩ cách mạng
2. Tổng hợp 10 bài hát hay nhất về người chiến sĩ cách mạng
Tổng hợp các bài hát sáng tác về người chiến sĩ từ khách hàng do Thu Âm Việt sản xuất
Hát mãi khúc hành ca - bài hát hay về chiến sĩ
Với giai điệu hào hùng cùng giọng hát mạnh mẽ như đã nói lên sức mạnh vô biên của người lính khi xưa. Mở đầu bằng câu hát “Đời mình là một khúc quân hành/ Đời mình là bài ca chiến sĩ” như đã xác định từ đầu sứ mệnh của mình sẽ là một người chiến sĩ hy sinh cho tổ quốc, cho nhân dân.
Dòng điệp khúc chỉ có 2 câu nhưng có lẽ chỉ cần đọc thì chúng ta cũng tự tưởng tượng được giai điệu bài hát.
“Mãi mãi lòng chúng ta ca bài ca người lính
Mãi mãi lòng chúng ta vẫn hát khúc quân hành ca.”
Dù hiện tại, quá khứ hay là tương lai thì người lính mãi mãi vẫn hát khúc quân hành ca.
Tiến bước dưới quân kỳ
Có lẽ sau khi nghe xong bài hát, để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong chúng ta là đoạn hát
“Quên thân mình một niềm tin trong phong ba
Tô thắm tươi thêm màu cờ
Giữ vững hòa bình dựng xây tương lai
Chân trời mới sáng ngời quân ta đi.”
Chỉ qua 4 câu hát đã thấy rõ sự hy sinh mãnh liệt từ các anh hùng chiến sĩ. Họ quên đi cả thân mình để giữ gìn tổ quốc thân yêu.
Tiểu đoàn 307
“Lẻ bảy, tiểu đoàn lẻ bảy
Đoàn quân lẻ bảy kể từ buổi ấy đánh đâu được đấy
Oai hùng biết mấy tiểu đoàn lẻ bảy
Với dạ sắt gan vàng tiến lên lòng son chẳng nao
Tiếng tiểu đoàn bao nhiêu quân pháp run rẩy sợ hãi
Vang lừng danh tiếng 307”
Đây là tiểu đoàn 307 đã một thời oai hùng đánh đâu thắng đấy. Với lòng dạ sắt gan vàng đã làm cho quân địch run rẩy sợ hãi.
Lá XanhTrong thời gian chiến tranh, được gọi đi đầu quân là một niềm vinh hạnh của mỗi thanh niên. Sự vui mừng thể hiện rõ qua đoạn điệp khúc của bài hát về người lính này.
“Đi đầu quân, đi trong mùa động viên
Đi đầu quân, đi trong mùa xuân mới
Gió lá reo, gió lá reo
Kìa bảng treo cùng trong làng.
Đi đầu quân, đi đầu quân
Tất cả cho tiền tuyến
Mau lên đi hỡi các anh trai làng”
Trường sơn Đông trường sơn Tây
Đây lại là bài hát khai thác một mặt khác về người chiến sĩ. Đó chính là tình cảm đôi lứa của mỗi anh lính cụ Hồ.
“Trường Sơn Tây anh đi, thương em, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường mà gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài mà tay áo
Hết rau rồi em có lấy măng không?
Còn em thương bên Tây anh mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Là chắc em lo đường chắn bom thù.”
Lời bài hát vô cùng đơn giản và dễ hiểu nhưng thể hiện rõ tình cảm hai bên dành cho nhau trong thời chiến.
Nơi đảo xa - bài hát kể về những người lính không ngại gian nan
Dù có bão tố phong ba, dù có xa hay gần thì người chiến sĩ cũng không ngại bước chân đến đó để bảo vệ từng lãnh thổ của tổ quốc.
“Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua.”
Bác đang cùng chúng cháu hành quân
Mở đầu bằng đoạn hát:
“Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận
Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác
Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên người
Dâng lên tới Đảng cả niềm tin chiếu sáng ngời.”
Cùng giai điệu hào hùng bài hát về chiến sĩ như đã tiếp thêm hàng ngàn động lực tiếp sức cho mỗi chuyến hành quân xa.
Hát về người chiến sĩ Việt Nam
Đúng như tên bài hát, đây chính là ca khúc miêu tả sâu sắc nhất về người chiến sĩ Việt Nam.
“Người chiến sĩ sẽ hi sinh khi Tổ Quốc cần máu mình
Cờ đỏ thắm sẽ tung bay trong ngày chiến thắng huy hoàng
Người chiến sĩ sẽ ra đi vào trận đánh với quân thù
Vì Tổ Quốc của chúng ta, vì hạnh phúc của nhân dân.
Người chiến sĩ sẽ hi sinh, người chiến sĩ chiến đấu vì tự do”
Người lính già vui vẻ“Như cây bách như cây tùng
Mặc dầu cho gió mưa bão bùng
Khi đói khát khi lạnh lùng
Già này thi lá gan anh hùng”
Dù có già hay trẻ, không phân biệt tuổi tác, ai cũng mang trên mình trách nhiệm bảo vệ tổ quốc vì hạnh phúc của mỗi người được chứng minh qua bài hát cách mạng này.
Bước chân trên dãy Trường Sơn - bài hát về người chiến sĩ cách mạng
Dãy núi Trường Sơn nổi tiếng là dãy núi thẳng đứng chứa đầy sự hiểm nguy. Nhưng không vì thế mà làm chùn bước chân của những người lính “Ta vượt trên miền núi cao Trường Sơn.
Đá mòn mà đôi gót không mòn.
Ta đi nhằm phương Nam,gió ngàn đưa chân ta về quê hương.
Quân về trong gió đang dâng triều lên.
Máu thấm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết .
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình.”
Bài viết đã tổng hợp 10 ca khúc hào hùng nhất đã cùng kề vai sát cánh cùng các người lính trên con đường hành quân. Bài hát nào nói về người lính cũng đậm chất hào hùng, anh dũng! Liên hệ ngay Thu Âm Việt để sở hữu các bài hát hay nhất của chính mình về những người chiến sĩ Việt Nam với dịch vụ thu âm ca khúc chuyên nghiệp Tp HCM
Có mất mát, có đau thương nhưng hơn cả, những bài hát đó chất chứa niềm tin về chiến thắng, về sự lạc quan, tình yêu của những người đã đi qua những năm tháng ác liệt nhất của chiến tranh.

Ảnh: Zing.vn.
Màu hoa đỏ
Ca khúc thoáng có chút bùi ngùi, song phần hồn của Màu hoa đỏ là niềm tin tất thắng vào ngày mai. Ca khúc được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ Thời hoa đỏ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
NS Thuận Yến đã từng tâm sự về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Màu hoa đỏ: Thật là hữu duyên. Những ý tưởng đầu tiên của ca khúc này được nảy lên từ chính ngôi nhà số 4 – Lý Nam Đế. Thỉnh thoảng tôi vẫn thường sang bên Tạp chí VNQĐ để “ôn cố tri tân” với anh bạn – nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Hôm đó hai anh em ngồi ôn lại những kỷ niệm khi còn ở chiến trường, nhớ về những anh em đồng đội kẻ nay còn, người đã mất. Chỉ tiếc rằng nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt những đồng đội chính tay mình chôn cất. Tôi bàn với anh Mậu là tìm tứ thơ, tôi đảm nhiệm phần phổ nhạc như để trả nợ về tinh thần.
Vết chân tròn trên cát
Đây là một bài hát thuộc thể loại nhạc trữ tình, cách mạng của nhạc sĩ Trần Tiến. Đây là một trong những bài hát viết về đề tài những người thương binh – liệt sĩ khá nổi tiếng và được nhiều người nghe yêu thích. Nội dung bài hát là câu chuyện về một người thương binh vừa trở về từ chiến trường. Tuy cơ thể không còn được lành lặn nhưng anh vẫn cùng đôi nạng gỗ hàng ngày đến trường làng để dạy cho các em thơ về những bài hát của quê hương…
ề hoàn cảnh sác tác ca khúc này, nhạc sĩ Trần Tiến cho hay: Vào năm 1981, trong một lần đi dạo quanh bãi biển Tiền Hải (Thái Bình), ông bắt gặp những dấu nạng in hằn trên cát biển. Ông đã dò hỏi người dân xung quanh và biết được dấu nạng đó chính là của một anh thương binh bị thương tật ở chân, đang trên đường đi đến trường dạy học cho các em nhỏ trong làng. Xúc động vì hình ảnh những dấu tròn trên cát đó, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát khi trên đường đi bộ từ bãi biển về nhà trọ, đặt tên làVết chân tròn trên cát. Tuy nhiên, cho đến tận ngày trả lời phỏng vấn báo Sài gòn Giải phóng vào tháng 7 năm 2009, nhạc sĩ Trần Tiến vẫn chưa một lần được gặp người thương binh là nguyên mẫu cho bài hát này.
Kể từ khi ra đời, bài hát Vết chân tròn trên cát từng được khá nhiều ca sĩ trình bày. Tuy nhiên có lẽ nhiều khán giả sẽ thích hình ảnh đích thân nhạc sĩ Trần Tiến ôm đàn guitar hát Vết chân tròn trên cát.
Chút thơ tình của người lính biển
Bài hát được nhạc sỹ Hoàng Hiệp phổ nhạc từ thơ Trần Đăng Khoa sáng tác vào năm 1981 và được trở thành một trong những bài hát được yêu thích nhất về biển đảo.
“Thơ tình người lính biển” là một bài ca hay về gặp gỡ và chia ly, chiến tranh và hòa bình, ngày và đêm, đất liền và biển. Tất cả đều được hòa điệu trong cái âm hưởng “ Biển một bên và em một bên…” để nâng lên thành tình yêu và Tổ quốc. Mỗi khi cất lên lời ca được nhạc sĩ chắp cánh “Thơ tình người lính biển” đã thành một điệp khúc như những đợt sóng da diết mà hào hùng và kiêu hãnh của tuổi trẻ.
Hát về anh, người chiến sĩ biên cương
Đây là một trong những ca khúc thành công của nhạc sỹ Thế Hiển. Với hình ảnh “một ba lô-một cây súng trên vai” người lính trẻ canh giữ vùng biên cương của tổ quốc trong ca từ của ông đã khiến người nghe phải lay động.
Người chiến sĩ nơi đầu tổ quốc ấy mặc gió, mặc sương vẫn vững vàng đứng gác bảo vệ giấc ngủ cho đàn em thơ, bảo vệ mùa xuân hòa bình cho đất nước. Những lời hát ca ngợi về người chiến sĩ vùng biên giới xa xôi đã đi sâu vào lòng người và còn vang vọng mãi.
Hành khúc chiến sĩ Trường Sa
Vào năm 1994, trong dịp đưa đoàn làm phim đi ra với Trường Sa nhạc sỹ Trần Xuân Tiến đã viết ca khúc “ Hành khúc chiến sĩ Trường Sa”.
Lời bài hát tuy ngắn gọn song âm điệu lại mạnh mẽ, dồn dập đi sâu vào lòng người. Hình ảnh những người lính trên đảo Trường Sa ngày đêm làm nhiệm vụ dù bão tố hay phong ba họ vẫn coi đảo là nhà. Những người lính nơi đầu sóng ngọn gió ấy ra đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc nhưng trong tim vẫn luôn ôm ấp bóng hình quê hương. “Hành khúc chiến sĩ Trường Sa” sau khi đến với công chúng đã nhận được rất nhiều lời ca ngợi và trở thành một trong những ca khúc hay viết về người lính nơi biển đảo.
Chúng tôi là người lính Bác Hồ
Ca khúc bất hủ này do nhạc sỹ Hoàng Mạnh Toàn sáng tác, ca ngợi về những người lính đang ngày đêm sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
Bài hát thấm màu xanh áo lính, với những hình ảnh từng đoàn hùng binh ra đi hiên ngang băng rừng băng núi thể hiện nhuệ khí anh dũng, bất khuát của người lính Việt Nam.
Gửi em ở cuối sông Hồng
“Gửi em ở cuối sông Hồng” là bài hát được viết trong cảnh chiến tranh khốc liệt nơi biên giới những năm 1979. Lời bài hát cất lên da diết cũng chính là những dòng thương nhớ của anh lính giữ chốt biên cương gửi tới người yêu nơi hậu phương xa xôi.
Xem thêm: Dương Giác Động Lưu Rương Ở Đâu, Đi Đường Nào Qua Trong Jx1 Efun
Bài hát được nhạc sỹ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Dương Khoái. Ngay sau khi được Đài tiếng nói Việt Nam phát bài hát đã chiếm được cảm tình của thính giả trên cả nước và liên tục được yêu cầu phát lại.