Khoảng 18h ngày 17/4, khi cả gia đình ông Phạm Văn Linh (55 tuổi) ở thôn Xà Râu, xã Ba Nam, đang ở nhà thì bất ngờ thấy một con rắn hổ chúa to từ bên ngoài bò thẳng vào nhà. Các anh Phạm Văn Lương và Phạm Văn Mập (con trai ông Linh) liền dùng cây bắt con rắn đem cân thấy nó nặng 2,5kg. Họ bán cho một thương lái lấy 3 triệu đồng. Tưởng chừng gặp vận may, vì tự dưng lại kiếm được tiền triệu nhờ con rắn “ngu ngơ” lạc đường. Song, chừng 3 ngày sau, một con rắn hổ chúa khác cũng to bằng con rắn đầu tiên lại bò vào nhà. Các con ông Linh tiếp tục dùng cây bắt rắn đem bán cho thương lái. Nghe tin nhà ông Linh bắt được rắn, nhiều thương lái đến giành nhau mua và đặt hàng, nếu có chỉ cần gọi điện là họ đến ngay...Cách 2 ngày, sau khi các con ông Linh bắt con rắn hổ chúa thứ 2, tự dưng một con rắn hổ chúa thứ 3 tiếp tục bò vào nhà ông Linh. Lần này, các con nhà ông Linh hoảng sợ thật sự, vì con rắn quá to, dài gần 3m. Nó có biểu hiện rất hung dữ, cổ ngước lên cao, phồng mang rộng hơn 2 gang tay, vừa tiến vào nhà, vừa phun phì phì. Ông Linh vội vàng kêu cứu và thanh niên trong làng đổ xô tới, song chẳng ai dám bắt rắn. Họ chỉ dùng đá và cây xua đuổi con rắn bò ra rừng...Lúc này, ông Linh mới kể rằng, sau khi bắt được 2 con rắn hổ chúa, gia đình ông đã phát hiện một ổ trứng rắn hổ gồm 48 trứng ở dưới bụi tre cách nhà ông khoảng 50m. Ông đã lấy hết số trứng rắn đem về luộc cho con cháu ăn. Ông Linh sợ hãi bảo: “Con rắn hổ chúa thứ 3 xông vào nhà tui như đi báo thù vậy. Khủng khiếp lắm. Cả mấy ngày sau đó gia đình tui không dám ra khỏi nhà”. Ông Linh chỉ nơi con rắn hổ chúa thứ 3 bò vào. Những tưởng con rắn hổ chúa bỏ đi, song gần một tuần sau đó, nó lại bò vào nhà của người láng giềng, bên cạnh nhà ông Linh. Người láng giềng thấy con rắn cứ chực lao vào cắn hoảng hốt kêu cứu, dân làng lại kéo tới đuổi rắn bò ra rừng, nhưng, bà con càng thêm lo lắng. Cách đây khoảng 1 tuần lễ, khi đang nấu ăn, chị Nguyễn Thị Liên, chủ tiệm tạp hóa ở thôn Xà Râu thấy vách tường ván nhà mình tự nhiên rung lên. Chị liền gọi chồng là anh Quỳnh ra xem thì thấy con rắn hổ chúa nọ đang ngước cổ, phồng mang rất đáng sợ. Họ liền kéo nhau bỏ chạy. Đến khi gọi được mọi người tới tiếp ứng thì con rắn đã bò đi mất. Thấy có chuyện chẳng lành và sợ hãi, gia đình ông Linh đã lập giàn cúng 3 lần để trừ giải điều xấu. Chuyện rắn hổ chúa “báo thù” làng Rêu, thôn Xà Râu (Ba Nam, Ba Tơ) đang xôn xao dư luận. Mỗi người lý giải một cách. Thậm chí có nhiều người còn thêu dệt những chuyện hết sức hoang đường. Tuy nhiên, theo lý giải của một số người hiểu biết thì loài vật nào đó cũng có “tình đồng loại” riêng của nó. Có thể 3 con rắn hổ chúa ở chung một ổ, giờ thiếu mất 2 con; lại mất cả ổ trứng nên con rắn thứ 3 mới đi tìm. Vì thế khuyên người dân đừng tìm cách sát hại con rắn, cũng như những loài động vật đặc biệt quý hiếm. Chuyện “rắn báo thù” chỉ là ý nghĩ hoang đường...
(ĐCSVN) - Không loài rắn nào có hai đầu, không có rắn thần, không nên tin chuyện rắn trả thù... Đó là những ý kiến của PGS.TS. Lê Nguyên Ngật (Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ với bạn đọc nhân dịp đón năm mới Quý Tỵ 2013, với mong muốncung cấp thông tin khoa học vềmột số điều màhiện nay nhiều người vẫn hiểu lầm về rắn.Bạn đang xem: Rắn hổ mang trả thù
Rắn hổ chúa - một trong các loài rắn quý hiếmở Việt Nam (Ảnh do PGS.TS. Lê Nguyên Ngật cung cấp) |
Về loài rắn hai đầu: Thực tế không có loài rắn nào có hai đầu theo nghĩa đen, nhưng có tên loài rắn hai đầu (còn gọi là rắn trùn, rắn hai đầu đỏ); tên này các tác giả ghi theo tên thường dùng của người dân địa phương. Loài rắn hai đầu này cũng chỉ một đầu có đủ 2 lỗ mũi, 2 mắt, miệng; đầu đối diện (là đuôi) tù, hình dạng và mầu sắc giống với đầu, nhưng thiếu miệng, mắt, mũi. Rắn hai đầu phân bố từ Quảng Bình đến Cà Mau. Ngoài ra hãn hữu có rắn hai đầu với một đuôi là trường hợp phôi phát triển không bình thường (dị dạng) vẫn gặp ở nhiều loài động vật kể cả người.
Rắn thần: Chưa có thông tin cụ thể loài rắn nào có thể phù hộ, cứu giúp cho con người. Tuy vậy từng có nhiều câu chuyện nói về rắn thần, rắn thiêng được dân địa phương lập đền, chùa, miếu thờ cúng với nhiều huyền thoại ly kỳ. Có một thực tế là tại những nơi đóthường có một số rắn lui tới, cư trú, sinh sản; vì tín ngưỡng nên không ai săn bắt chúng. Một số người còn cho rằng trên đầu rắn thần có hoa văn hình chữ vương, chữ phúc (chữ Trung Quốc), điều này chưa thấy trong các sách chuyên môn. Mặt khác, trên biểu tượng của ngành Y dược có hình con rắn quấn quanh chiếc cốc thủy tinh, đầu hướng vào trong cốc (nhả nọc) như một sự tri ân của người đối với rắn.
Bạn đang xem: Rắn hổ mang chúa trả thù
Rắn vào nhà trả thù: Rắn có hệ thần kinh giác quan chưa phát triển, không thể nhận biết hoặc phân biệt được người để tìm vào nhà trả thù. Tuy vậy nhiều loài rắn có tuyến tiết ở lưng hoặc huyệt; chất tiết từ rắn cái trong mùa sinh sản đã dẫn lối cho rắn đực cùng loài tìm đến kết đôi giao phối mà ngẫu nhiên vào nhà. Gần đây có nơi đưa tin rắn hổ chúa vào nhà trả thù, đến mức người dân hoang mang, định đi sơ tán, đó là sự hiểu nhầm đáng tiếc.
Rắn giun cực độc: Nước ta có 3 loài giun (rắn giun thường, rắn giun lớn, rắn giun Thái Lan) đều sống chui luồn trong khe kẽ nơi đất ẩm, xốp; đêm mới lên kiếm ăn, vì vậy tuy chúng phân bố ở nhiều tỉnh từ Bắc vào Nam, nhưng ít khi gặp. Một loài nhỏ như chiếc đũa, dài khoảng 10 - 18 cm, hai loài khác dài tới 20 - 30cm; cả ba loài đều có mầu xanh đen hay xám chì hơi óng ánh, đuôi rất ngắn. Rắn giun không có tuyến độc, nên giả sử có cắn người cũng không gây nguy hiểm.
“Người già người chết, rắn già rắn lột” (tục ngữ): Thực tế không phải chỉ rắn già mới lột xác. Rắn con mới nở ra, ngay tháng đầu tiên đã lột xác lần đầu. Trung bình mỗi tháng rắn lột xác một lần, rắn non lột nhiều hơn rắn trưởng thành, mùa hoạt động lột nhiều hơn mùa ngủ đông. Rắn khỏe xác lột ra nguyên vẹn, rắn yếu xác lột ra từng mảng, còn đính nham nhở trên thân. Mặt khác không phải rắn lột xác để sống thêm, mà đến một độ tuổi nào đó (tùy từng loài) rắn cũng chết.
Rắn hổ mây rất độc, thân to bằng cái phích và dài hơn chục mét: Gần đây trên mạng đưa tin có người nói đã nhìn thấy ở U Minh Hạ, An Giang, Tây Ninh, Phú Quốc có rắn hổ mây độc, rất to lớn và hung dữ. Giống rắn hổ mây (Pareas) ở Việt Nam có 5 loài: Hổ mây gờ, hổ mây ham tôn, hổ mây đốm, hổ mây ngọc và hổ mây núi. Cả 5 loài đều không độc và dài dưới 1 mét. Trong Phân bộ Rắn (Serpentes) chỉ có họ Trăn (Pythonidae) lớn hơn cả. Trăn có thể dài hơn chục mét, nặng hơn 1 tạ và không độc; ngoài ra không có loài rắn độc nào có thân to bằng cái phích đựng nước và dài hơn chục mét, nặng 300-500kg. Có người nói đã nhìn thấy rắn như vậy có thể là nhầm với trăn, hoặc chỉ do hoang tưởng mà thôi. Rắn độc to nhất ở Việt Nam là rắn hổ chúa (còn gọi là hổ đước, hổ rừng), trong tự nhiên dài tới 4 - 5 mét, nặng 7 - 10 kg; còn trong điều kiện nuôi có thể đạt 13 - 15 kg hoặc hơn. Không loại trừ khả năng người được phỏng vấn gọi hổ chúa là hổ mây hoặc đã kết hợp cả hai loài trăn (còn gọi là con nưa) với hổ chúa và có thêm một phần hư cấu (?).
Lưỡi rắn truyền nọc độc: Nhiều người thấy rắn thè chiếc lưỡi có 2 nhánh ra thì sợ hãi, cho rằng lưỡi là bộ phần truyền nọc độc. Thực ra lưỡi rắn là cơ quan vị giác dùng để cảm nhận những chất bay hơi, thăng hoa trong không khí. Lưỡi rắn còn là cơ quan xúc giác để nhận biết thức ăn quen thuộc. Khi miệng rắn ngậm vẫn còn một khe hở để rắn thè chiếc lưỡi màu đen ra ngoài, vì vậy ta luôn thấy lưỡi rắn thò ra thụt vào, kể cả khi chúng nằm yên hay đang di chuyển.
Lưỡi rắn vừa vị giác vừa xúc giác(Ảnh do PGS.TS. Lê Nguyên Ngật cung cấp) |
Rắn có chân: Không có loài rắn nào có chân thực thụ. Tuy nhiên nguồn gốc sâu xa của rắn lại có chân, sau đó do đời sống chui luồn mà chân tiêu giảm dần cho đến mất hẳn ở hầu hết các loài rắn hiện nay. Bằng chứng là một số loài rắn như Trăn vẫn còn di tích của chân nằm ở hai bên huyệt. Có người ở Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh thấy những con vật giống như rắn nhưng lại có 4 chân nhỏ vừa chạy vừa bơi được, đó là giống Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma), không phải rắn.
Trong phân bộ Thằn lằn (Lacertilia) có 2 họ: Thằn lằn rắn và thằn lằn giun đều không có chân, nhiều người nhầm là rắn. Chúng không được xếp vào phân bộ Rắn (Serpentes) vì có mắt cử động, nhắm mở được (mắt của rắn có hai mí dính liền, trong suốt nên không bao giờ nhắm), miệng không thể mở rộng như rắn và một số đặc điểm khác nữa.
Rắn có màu xanh đều là rắn độc: Có thể do đồng nghĩa giữa xanh và lục, và nhiều loài rắn ở trên cây có màu xanh nên nhiều người hiểu nhầm rắn có màu xanh thuộc họ Rắn lục (độc) chăng? Ví dụ: Rắn roi, rắn vòi, rắn đai lớn, rắn sọc má, rắn sọc xanh, rắn rào xanh cơ thể đều có màu xanh nhưng không độc.
Cứ rắn hổ là độc: Chữ “hổ” dễ gây ấn tượng hung dữ, nguy hiểm; hơn nữa rắn hổ mang, hổ chúa đều là rắn độc đáng sợ, nên nhiều người khái quát cứ rắn hổ là độc. Thực ra các loài rắn sau đây không độc: Hổ chuột, hổ đất, hổ hành, hổ lai, hổ mây, hổ mực, hổ núi, hổ thiếc, hổ trâu, hổ xiên.
Rắn giao phối với mèo: Từ lâu có người nói nhìn thấy rắn giao phối với mèo. Rắn thuộc lớp Bò sát, còn mèo thuộc lớp Thú (hay động vật có vú), hai lớp động vật này khác nhau xa về phân loại học. Có thể ai đó nhìn thấy rắn quấn quanh thân mèo, sau đó thấy rắn bỏ đi tưởng là chúng giao phối. Cũng không loại trừ trường hợp rắn tưởng mèo là con mồi, nên chủ động tấn công theo thói quen, nhưng bị mèo phản ứng nên rắn đành bỏ đi.
Rắn quăng mình đuổi theo người: Hiện tượng rắn cuộn lại rồi bật mạnh văng đi xa khoảng 1 mét là có thật. Một số loài rắn, trong đó có rắn bồng chì dài khoảng 50 - 60 cm, sống phổ biến ở nhiều nơi; khi gặp nguy hiểm hoặc bị đuổi gấp có phản ứng như vậy, nhưng không phải để tấn công mà để thoát thân. Gặp trường hợp như thế không nên hoảng hốt, vì nếu người vội vàng chạy tránh rắn, chẳng may đạp phải rắn có thể bị rắn cắn theo phản xạ tự nhiên.
Rắn có hậu môn: Thực ra rắn chưa có hậu môn. Trong sách Động vật học, hậu môn là lỗ của ống tiêu hóa để thải phân, chỉ ở một số loài cá và đa số thú; còn các lớp Lưỡng cư (Ếch nhái), Bò sát, Chim chỉ có huyệt là nơi đổ sản phẩm của cả 3 cơ quan: ống tiêu hóa (phân), ống sinh dục (trứng hoặc tinh trùng) và ống bài tiết (nước tiểu). Như vậy rắn chỉ có lỗ huyệt nằm ở ranh giới giữa thân và đuôi.
Mấy ngày qua, người dân xã xã Ba Nam, huyện Ba Tơ rất hoang mang, có nhiều người còn hoảng sợ vì chuyện rắn hổ chúa kéo về báo thù cho đồng loại.
Từ câu chuyện bắt rắn bán lấy tiền...
Mọi chuyện bắt đầu vào khoảng 18h ngày 17/4, khi cả gia đình ông Phạm Văn Linh (55 tuổi) ở thôn Xà Râu, xã Ba Nam, đang ở nhà thì bất ngờ thấy một con rắn hổ chúa to từ bên ngoài bò thẳng vào nhà. Các anh Phạm Văn Lương và Phạm Văn Mập (con trai ông Linh) liền bắt con rắn, đem cân thấy nó nặng 2,5kg. Họ bán cho một thương lái lấy 3 triệu đồng.
Tưởng chừng gặp vận may, vì tự dưng lại kiếm được tiền triệu nhờ con rắn hổ lạc đường, vì khoảng chừng 3 ngày sau, lại thêm một con rắn hổ chúa khác cũng to bằng con rắn đầu tiên lại bò vào nhà. Các con ông Linh tiếp tục dùng cây bắt rắn đem bán cho thương lái. Nghe tin nhà ông Linh bắt được rắn, nhiều thương lái đến giành nhau mua và đặt hàng, nếu có chỉ cần gọi điện là họ đến ngay.Cách tiếp sau đó 2 ngày, sau khi các con ông Linh bắt con rắn hổ chúa thứ 2, tự dưng một con rắn hổ chúa thứ 3 tiếp tục bò vào nhà ông Linh. Người nhà ông Linh nghe tiếng loạt xoạt trên mái nhà lấy làm lạ nên xem thử, phát hiện một con rắn hổ, chưa kịp đánh thì con rắn trốn mất. Sau đó nhiều người thấy con rắn tiếp tục xuất hiện, nhưng có người là nó bò nhanh vào núi.
Ông Linh vội vàng kêu cứu và thanh niên trong làng đổ xô tới, song chẳng ai dám bắt rắn. Họ chỉ dùng đá và cây xua đuổi con rắn bò ra rừng. Lúc này, ông Linh mới kể rằng, sau khi bắt được 2 con rắn hổ chúa, gia đình ông đã phát hiện một ổ trứng rắn hổ gồm 48 trứng ở dưới bụi tre cách nhà ông khoảng 50m. Ông đã lấy hết số trứng rắn đem về luộc cho con cháu ăn.
Ông Linh sợ hãi bảo: “Con rắn hổ chúa thứ 3 xông vào nhà tui như đi báo thù vậy. Khủng khiếp lắm. Cả mấy ngày sau đó gia đình tui không dám ra khỏi nhà”.Những tưởng con rắn hổ chúa bỏ đi, song gần một tuần sau đó, nó lại bò vào nhà của người láng giềng, bên cạnh nhà ông Linh. Người láng giềng thấy con rắn cứ chực lao vào cắn hoảng hốt kêu cứu, dân làng lại kéo tới đuổi rắn bò ra rừng, nhưng bà con càng thêm lo lắng.
Đến ngày 29/4, khi đang nấu ăn, chị Nguyễn Thị Liên, chủ tiệm tạp hóa ở thôn Xà Râu thấy con rắn bò vào. Chị liền gọi chồng là anh Quỳnh ra xem thì thấy con rắn hổ chúa nọ đang ngước cổ, phồng mang rất đáng sợ. Họ liền kéo nhau bỏ chạy. Đến khi gọi được mọi người tới tiếp ứng thì con rắn đã bò đi mất. Thấy có chuyện chẳng lành và sợ hãi, gia đình ông Linh đã lập giàn cúng 3 lần để trừ giải điều xấu...
Có hay không chuyện rắn thần báo thù?
Chuyện rắn hổ chúa “báo thù” làng Rêu, thôn Xà Râu (Ba Nam, Ba Tơ) đang xôn xao dư luận, cũng như trước đây từ có rát nhiều câu chuyện rắn báo thù khác ở An Giang, ở Hải Dương. Để rồi mỗi người lý giải một cách. Thậm chí có nhiều người còn thêu dệt những chuyện hết sức hoang đường đầy màu sắc mê tín dị đoan, hòng trục lợi.
Nhiều người dân nơi đây cho biết, từ ngày con rắn to lớn, dài gần 3m xuất hiện quanh quẩn khu vực đất nhà ông Linh, cư dân làng Rêu bắt đầu đồn đại con rắn này đang đi tầm thù những ai hạ sát đồng loại. Người ta còn rỉ tai rằng ông Linh đã giết nhầm cặp rắn tu lâu năm, chia rẽ chúng nên con rắn còn lại không tha. Theo lý giải của một số người hiểu biết thì loài vật nào đó cũng có “tình đồng loại” riêng của nó. Có thể 3 con rắn hổ chúa ở chung một ổ, giờ thiếu mất 2 con, lại mất cả ổ trứng nên con rắn thứ 3 mới đi tìm.Theo ông Hồ Văn Vân, làng Xà Râu, xã Ba Nam, trên vùng núi Ba Tơ này chuyện các loài rắn xuất hiện trong sân nhà, trên mái bếp là bình thường. Tuy nhiên đã có không ít người bị rắn cắn nên khi phát hiện chúng lẩn trốn trong nhà, người dân đều đập chết rồi mang đi chôn xác hoặc ăn thịt. "Có lẽ do những con rắn này xuất hiện liên tục trong nhà ông Linh nên người ta đồn đại chúng là rắn thần, khi bị đánh chết oan nên quay lại báo thù", ông Vân nói.
Nhiều người cũng dự đoán, những con rắn này làm hang tại bụi tre gần nhà ông Linh nhưng lâu nay không ai thấy. Sau đó hai con rắn kia bị chết, con còn lại vẫn ra vào hang nhưng bị gia đình ông Linh tìm cách bắt nên người dân đồn đại lên phải phùng mang lên để tự vệ (?).
Trong khi đó, vì thấy có điều chẳng lành và sợ hãi, cả gia đình ông Linh đã lập “đàn” cúng 3 lần để trừ giải điều xấu. Ngày đầu gia đình ông Linh cúng 2 con gà trắng, ngày thứ 2 ông cúng 1 con chó, ngày thứ 3 ông cúng 2 con heo, 1 con gà đen. Theo ông Linh, mổ gia súc để cúng là đền lại xác 2 con rắn mà gia đình ông đã bắt. Còn vợ chồng chị Liên cũng đã mời thầy về cầu cúng, mong rắn hổ chúa không quay trở lại nhà.
Trước những thông tin gây hoang mang dư luận về việc rắn trả thù người và những lời đồn xung quanh câu chuyện từ rắn, chúng tôi đã đi tìm rất nhiều tư liệu, cả những ý kiến nhận định một số nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng, nhà khoa học để có thêm những chứng cứ xác thực khẳng định những câu chuyện về rắn gây xôn xao dư luận thời gian qua chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đó là chuyện rắn thần hay chỉ là lời đồn nhảm?.
TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội và Truyền thông đại chúng, Viện Xã hội học Việt Nam cho rằng, trong tín ngưỡng dân gian nhiều nơi có miếu thờ tử xà, mãng xà vì rắn là một loài động vật được cho là thiêng. Tục thờ rắn với tư cách là thủy thần không chỉ phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ mà còn có ở miền Trung, Tây Nguyên và cả miền Tây Nam Bộ.
Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh thì việc rắn báo thù cho đồng loại hiện không có một cơ sở khoa học nào để khẳng định. Nó cũng như linh hồn, người ta không biết nó có thật hay không, hiện hữu hay không không ai có thể trả lời được. Chính vì không chứng minh được nên người ta cho là có thật. Những sự việc được cho rằng rắn trả thù xôn xao thời gian qua chỉ là tin đồn nhảm nhí, nhưng vì không chứng minh được nên người dân vẫn cho rằng nó có thật và tin tưởng vào điều đó.
Xem thêm: Chơi game ben 10 giải cứu thế giới 2, game ben 10 giải cứu thế giới 2
Thiết nghĩ, điều cần nhất hiện nay là các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, vận động để người dân không tin vào những chuyện nhảm nhí, đồn đoán làm ảnh hưởng đến đời sống, đến an ninh trật tựu tại địa phương.
Theo Bùi Hữu Cường
VOV online
Chuyện xảy ra tại thôn Xà Râu, Ba Nam, Ba Tơ, Quảng Ngãi. Sau khi gia đình ông Linh bắt được một con rắn hổ chúa bò vào nhà bán với giá 3 triệu, liên tục 3 ngày sau, nhiều con rắn hổ chúa khác lớn hơn tấn công vào nhà ông Linh.